10 sự kiện nổi bật của kinh tế thế giới năm 2018
1/ CPTPP có hiệu lực:
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được ký kết ngày 9/3/2018 và sẽ được thực thi từ tháng 1/2019. Với 11 nước tham gia, trong đó có Việt Nam, CPTPP là một trong những hiệp định thương mại lớn nhất thế giới và khi được thực thi đầy đủ sẽ bao gồm một thị trường khoảng 500 triệu người tiêu dùng, chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu.
Việc CPTPP được ký kết có ý nghĩa quan trọng trong duy trì kết nối đầu tư và tự do thương mại ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có xu hướng gia tăng.
2/ Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tác động đến kinh tế toàn cầuNgày 22/3/2018, Mỹ thông báo tăng thuế đối với 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc với lý do ngăn chặn hành vi thương mại không công bằng và vi phạm bản quyền trí tuệ.
Ngày 6/7, Mỹ chính thức mở đầu cuộc chiến với việc áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá 34 tỷ USD của Trung Quốc; đáp lại, Trung Quốc áp mức thuế tương tự đối với các sản phẩm của Mỹ.
Liên tiếp sau đó là những động thái áp thuế và trả đũa lẫn nhau của hai bên. Đến tháng 11, hai nước đã bước đầu thỏa hiệp, hạ nhiệt để tiếp tục đàm phán. Do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ mức dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2018 và 2019 xuống 3,7%, thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó.
3/ Qatar tuyên bố rút khỏi OPEC:Ngày 3/12, Qatar tuyên bố nước này sẽ rút khỏi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vào tháng 1/2019 để tập trung cho hoạt động khai thác khí đốt.
Qatar hiện đứng thứ 11 trong số 15 thành viên OPEC về sản lượng, chỉ chiếm khoảng 2% tổng sản lượng của tổ chức này, nhưng nhờ nguồn lực tài chính dồi dào, tiếng nói của Qatar luôn có trọng lượng và được coi là cầu nối giữa các thành viên OPEC.
Quyết định rời OPEC của Qatar phản ánh sự chia rẽ trong nội bộ OPEC, có thể làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông và tác động tiêu cực đến thị trường dầu mỏ toàn cầu.
4. Đàm phán Brexit đầy chông gai:Trải qua tiến trình đàm phán vô cùng căng thẳng, ngày 25/11, chính phủ Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất được dự thảo thỏa thuận Brexit, định hình tương lai quan hệ hai bên. Tuy nhiên, tiến trình Brexit vẫn chưa thể về đích và tiềm ẩn những yếu tố khó lường do chính rào cản từ Quốc hội Anh với những chia rẽ nội bộ sâu sắc liên quan những điều khoản nhiều tranh cãi về hải quan. Tương lai Brexit vẫn khó đoán định và kịch bản Anh rời EU không thỏa thuận vẫn còn bỏ ngỏ.
5/Nâng cấp và hiện đại hóa NAFTA:Mỹ, Mexico và Canada ngày 30/11 đã chính thức ký Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada (USMCA), phiên bản mới của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), sau 13 tháng đàm phán.
USMCA được kỳ vọng tạo ra một hệ thống thương mại tự do hiện đại giữa ba quốc gia Bắc Mỹ và giải quyết các vấn đề như sự hài hòa giữa các hệ thống quy chuẩn, thương mại điện tử và bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Hiệp định này cũng thay đổi một số luật lệ và quy trình xử lý thương mại hàng hóa cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại giữa Mỹ, Mexico và Canada. USMCA chỉ có hiệu lực sau khi được Quốc hội ba nước thông qua.
6/ Phó Chủ tịch tập đoàn Huawei đột ngột bị bắt giữ:Ngày 1/12, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính (CFO) Mạnh Vãn Chu của Tập đoàn viễn thông Huawei (Trung Quốc) đã bị bắt giữ tại Canada theo yêu cầu của Mỹ với cáo buộc cố tình né tránh lệnh cấm vận của Washington áp đặt lên Iran. Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ vụ bắt giữ, còn Washington cho biết sẽ mạnh tay - một động thái cho thấy chiến tranh lạnh" kinh tế Mỹ - Trung vẫn ngấm ngầm gia tăng.
7/ Bitcoin lao dốc mạnh, thị trường tiền ảo thoái trào:Giá trị đồng bitcoin giảm ba quý liên tiếp trong năm 2018, chạm mức đáy trong 15 tháng, ở mức một bitcoin đổi được 3.400 USD trong phiên 7/12/2018 từ mức gần 20.000 USD chỉ một năm trước đó. Không chỉ bitcoin, các đồng tiền ảo khác như đồng ripple, đồng tiền ảo lớn thứ hai, hay đồng ethereum cũng đang giảm giá mạnh.
8/ Tổng thống Pháp tuyên bố tình trạng khẩn cấp về kinh tế:Ngày 11/12/2018, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phải đưa ra tuyên bố “tình trạng khẩn cấp về kinh tế của đất nước” cùng một loạt biện pháp, bao gồm hủy kế hoạch tăng thuế nhiên liệu, tăng lương tối thiểu, không đánh thuế tiền làm thêm giờ và các khoản tiền thưởng cuối năm cho người lao động,… để ngăn chặn bạo lực và hỗn loạn.
Tuyên bố được đưa ra sau khi nước Pháp rúng động bởi các cuộc biểu tình bạo động diễn ra tại Paris và một số thành phố khác của nước này trong gần 3 tuần từ hôm 17/11 nhằm phản đối các chính sách kinh tế của chính phủ.
9/ Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran:Bất chấp các quy tắc và thông lệ quốc tế, ngày 8/5, Tổng thống Mỹ D. Trump đơn phương tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, vốn được chính quyền tiền nhiệm ký năm 2015, đồng thời áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt Iran.
Động thái này đã đe dọa lợi ích kinh tế của nhiều nước và gây rạn nứt trong quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh châu Âu. Nhiều nước chỉ trích hành động của Mỹ là sự “phá vỡ lòng tin vào trật tự quốc tế”, đồng thời gây thêm nguy cơ bất ổn cho khu vực Trung Đông.
10/ Kinh tế Nga tăng trưởng bất chấp trừng phạt của phương Tây:Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của "Xứ Bạch dương" trong năm 2018 đã tăng 1,7%.
Dự trữ vàng và dự trữ ngoại tệ đều tăng và lần đầu tiên kể từ năm 2011 Nga đã đạt được thặng dư ngân sách. Mức lương cũng như thu nhập thực tế của người dân Nga trong năm 2018 đã tăng 0,5% so với năm ngoái.
Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm, sau khi đã đạt mức thấp kỷ lục vào năm 2017./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nổi bật năm 2018
18:50' - 25/12/2018
Chiều 25/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố kết quả cuộc bình chọn 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2018.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2018 do TTXVN bình chọn
08:24' - 25/12/2018
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc với các đòn thuế quan trả đũa lẫn nhau tác động mạnh tới kinh tế toàn cầu là một trong mười sự kiện thế giới tiêu biểu năm 2018 do TTXVN bình chọn.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2018 do TTXVN bình chọn
07:40' - 25/12/2018
Sự kiện Việt Nam hoàn thành và hoàn thành vượt mức 12/12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội là một trong mười sự kiện nổi bật của đất nước năm 2018 do TTXVN bình chọn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33'
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15'
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13'
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16'
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.