10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2015 do TTXVN bình chọn
1. Chính thức hình thành Cộng đồng ASEAN: 13 năm sau khi Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đề xuất ý tưởng về cộng đồng chung, ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời với 3 trụ cột chính là Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong tiến trình liên kết sâu rộng của ASEAN, hướng tới mục tiêu “Một tầm nhìn – Một bản sắc – Một cộng đồng”.
2. Hành động của Trung Quốc làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông: Trung Quốc gia tăng các hành động đơn phương ở Biển Đông, trong đó có việc xây dựng và tôn tạo trái phép các đảo và bãi đá ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Dư luận khu vực và thế giới bày tỏ quan ngại sâu sắc và cảnh báo những hành động như vậy vi phạm luật pháp quốc tế, làm leo thang căng thẳng, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải và hàng không, hủy hoại môi trường sinh thái ở Biển Đông.
3. Thế giới đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố: Hàng loạt vụ đánh bom, bắt cóc con tin, xả súng, đặc biệt là các vụ tấn công đẫm máu tại tòa soạn báo Charlie Hebdo (ngày 7/1) và nhà hát Bataclan (ngày 13/11) ở Paris (Pháp), vụ đánh bom máy bay Nga ở Ai Cập (ngày 31/10)..., đã gây chấn động thế giới. Sự bành trướng và mức độ tàn bạo ngày càng tăng của tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng, cùng với việc Nga can dự quân sự vào Syria, đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu với sự tham gia mạnh mẽ và rộng rãi của nhiều quốc gia trên thế giới.
4. Cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu: Làn sóng người di cư ồ ạt từ các nước Trung Đông và Bắc Phi đổ vào châu Âu đã biến thành cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, gây ra hậu quả về an ninh, kinh tế - xã hội cho châu Âu và thế giới, đồng thời gây bất đồng về chính sách ứng phó trong nội bộ Liên minh châu Âu.
5. Thỏa thuận lịch sử về ứng phó với biến đổi khí hậu: Ngày 12/12, 195 nước dự Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đối khí hậu (COP21) tại Pháp đã thông qua thỏa thuận nhằm kiềm chế sự nóng lên toàn cầu, được đánh giá là mạnh mẽ và thể hiện sự hợp tác quốc tế rộng rãi nhất từ trước tới nay. Thỏa thuận đặt mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất không quá 2oC vào năm 2100 so với thời kỳ tiền Cách mạng công nghiệp. Các nước phát triển cam kết chi tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm giúp các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
6. Giá dầu xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ: Giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm gần 60% trong năm qua, xuống dưới 35 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ 2004. Nguyên nhân chính là do tình trạng dư cung dai dẳng, mức cầu dầu mỏ giảm, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không cắt giảm sản lượng; trong bối cảnh đó, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ đã áp dụng suốt 40 năm qua. Giá dầu giảm mạnh tác động lớn tới kinh tế và địa chính trị của nhiều nước, đặc biệt là các nước lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu hoặc nhập khẩu dầu mỏ.
7. Iran và nhóm P5+1 đạt thỏa thuận hạt nhân then chốt: Sau 11 năm đàm phán căng thẳng, ngày 14/7, Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) đã đạt được thỏa thuận lịch sử, theo đó Iran hạn chế chương trình hạt nhân, đổi lại các nước sẽ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Tehran.
8. Động đất mạnh nhất ở Nepal trong tám thập kỷ: Hai trận động đất mạnh 7,8 độ richter (ngày 25/4) và 7,3 độ richter (ngày 12/5/2015), làm chấn động gần như toàn bộ đất nước Nepal, khiến 8.964 người chết và 21.952 người bị thương. Hai trận động đất này đã làm thay đổi nhiều cấu trúc địa chất tại Nepal và các nước láng giềng như Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh và Pakistan. Liên hợp quốc ước tính có khoảng 8 triệu người bị ảnh hưởng, trong đó 1,4 triệu người cần được hỗ trợ về lương thực.
9. Vụ bê bối thế kỷ của FIFA: Hàng loạt quan chức cấp cao của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) bị cáo buộc tham nhũng, rửa tiền và nhận hối lộ lên tới hàng trăm triệu USD, trong đó có những tên tuổi hàng đầu như Chủ tịch FIFA Sepp Blatter và Chủ tịch LĐBĐ châu Âu (UEFA) Michel Platini. Những vụ bê bối này đã làm hoen ố hình ảnh FIFA, đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng cải tổ mạnh mẽ tổ chức này.
10. Tìm thấy hành tinh mới giống Trái Đất: Ngày 23/7, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo phát hiện một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời với nhiều đặc điểm giống Trái Đất nhất từ trước tới nay. Hành tinh được đặt tên là Kepler-452b, có đường kính gấp 1,6 lần đường kính của Trái Đất và nằm cách Trái Đất khoảng 1.400 năm ánh sáng, quay quanh một ngôi sao lớn có kích cỡ và độ sáng tương tự Mặt Trời, có dấu hiệu của nước trên bề mặt và một năm trên Kepler-452b có 385 ngày. Đây là phát hiện mang tính cách mạng, tăng thêm hy vọng cho công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2015 do TTXVN bình chọn
18:24' - 27/12/2015
Năm 2015 ghi dấu ấn nhiều sự kiện kinh tế chính trị xã hội quan trọng của đất nước. Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu 10 sự kiện nổi bật nhất của Việt Nam trong năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị COP21 thông qua thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu
08:39' - 13/12/2015
Ngày 12/12, Hội nghị COP21 đã thông qua thỏa thuận lịch sử nhằm ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu, vốn đang đe dọa nhân loại.
-
Kinh tế Thế giới
FBI điều tra ông Sepp Blatter xung quanh vụ hối lộ 100 triệu USD
13:53' - 07/12/2015
Giới chức Mỹ đang điều tra về khả năng Chủ tịch FIFA Sepp Blatter biết rõ việc các cựu thành viên của tổ chức bóng đá lớn nhất hành tinh này nhận hối lộ khoản 100 triệu USD.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng bố tại Paris khiến cả thế giới choáng váng
09:03' - 14/11/2015
Cả thế giới đã bàng hoàng trước thông tin về hàng loạt vụ tấn công khủng bố xảy ra tại thủ Paris (Pháp) và một số điểm lân cận đêm 13/11 làm ít nhất 140 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.
-
Kinh tế Thế giới
Đức cần thêm 3,7 tỷ USD để tiếp nhận người nhập cư
09:22' - 03/09/2015
Chính phủ Đức ước tính sẽ có khoảng 800.000 người nhập cư vào nước này trong năm 2015, gấp bốn lần con số của năm 2014.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo Anh, Mỹ thảo luận thỏa thuận kinh tế mới
21:43' - 24/03/2025
Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm vào đêm 23/3 để trao đổi về một thỏa thuận kinh tế mới giữa các đồng minh thân cận ở hai bên bờ Đại Tây Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia giữ vững cam kết chuyển đổi năng lượng
18:46' - 24/03/2025
Việc Mỹ rút khỏi Đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) sẽ không ảnh hưởng đến cam kết của các đối tác khác, trong đó có Indonesia đối với chương trình này.
-
Kinh tế Thế giới
Khảo sát: Các công ty châu Âu ít tự tin hơn vào kinh doanh tại Hàn Quốc
18:07' - 24/03/2025
Niềm tin kinh doanh của các công ty châu Âu tại Hàn Quốc đã giảm xuống dưới 50% lần đầu tiên kể từ năm 2018, khi đó mức này là 48%.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc hạ thấp ảnh hưởng bị đưa vào danh sách “quốc gia nhạy cảm” của Mỹ
18:01' - 24/03/2025
Ngày 24/3, giới chức Hàn Quốc cho biết Washington cam kết việc đưa Hàn Quốc vào danh sách “quốc gia nhạy cảm” về công nghệ năng lượng sẽ không làm suy yếu sự hợp tác song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cân nhắc khả năng loại trừ một số loại thuế quan theo lĩnh vực
17:06' - 24/03/2025
Chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể miễn một số loại thuế quan theo từng ngành, trong khi vẫn giữ kế hoạch áp thuế “có đi có lại” vào ngày 2/4.
-
Kinh tế Thế giới
Quỹ đầu tư quốc gia Indonesia công bố ban điều hành "khủng"
16:53' - 24/03/2025
Ngày 24/3, Quỹ đầu tư quốc gia mới của Indonesia, Danantara đã công bố danh sách ban điều hành và cố vấn để hoạch định chiến lược, trong đó có sự góp mặt của một số cựu lãnh đạo Indonesia và Thái Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cam kết duy trì sự ổn định kinh tế, thúc đẩy cải cách
09:39' - 24/03/2025
Từ đầu năm đến nay, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phục hồi và có triển vọng tăng trưởng tích cực, với dư địa lớn để điều chỉnh chính sách vĩ mô theo chu kỳ ngược.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên định mục tiêu công nghiệp hóa kiểu mới
09:38' - 24/03/2025
Bí thư Đảng ủy Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) Lý Lạc Thành cho biết cơ quan này sẽ kiên định thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa kiểu mới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến thương mại "níu chân" kinh tế Pháp
08:24' - 24/03/2025
Cơ quan Thống kê và nghiên cứu kinh tế INSEE vừa điều chỉnh giảm nhẹ đối với dự báo tăng trưởng kinh tế Pháp do các tác động bất lợi từ cuộc chiến thương mại do Mỹ châm ngòi.