3/4 năng lượng tiêu thụ của Việt Nam là từ nhập khẩu
Chiều 4/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam và Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Khí hậu Đan Mạch tổ chức công bố Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2019 (EOR 2019).
Tại buổi công bố báo cáo, ông Jakob Stenby Lundsager, cố vấn dài hạn Chương trình hợp tác Đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch cho rằng, Việt Nam nhập khẩu thuần than kể từ 2015 và xu hướng này càng ngày càng tăng.
Từ 2020 - 2030 nhập khẩu nhiên liệu sẽ tăng gấp 3 và 2050 sẽ tăng gấp 8 lần so với hiện nay. Điều này cho thấy, có 3/4 tiêu thụ năng lượng của Việt Nam là từ năng lượng nhập khẩu.
Do đó, ông Jakob Stenby Lundsager đề xuất, Việt Nam sớm nghiên cứu việc giảm nhu cầu sử dụng than trong tương lai và có hành động sớm trong tiêu thụ điện than. Việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, phát triển nhiệt điện khí có thể góp phần đảo ngược xu hướng tiêu thụ than hiện nay.
Ông Morten Baek, Quốc vụ khanh, Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Khí hậu Đan Mạch bày tỏ, theo Báo cáo triển vọng năng lượng, Việt Nam vẫn đang sử dụng điện năng hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu tự nhiên không tái tạo, dễ gây ô nhiễm môi trường, phụ thuộc nguồn cung đó là than và thủy điện.
Vì vậy, việc phát triển năng lượng tái tạo là một cơ hội lớn, phù hợp xu thế giảm phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường.
Đây chính là “cánh cửa lớn” mở ra triển vọng phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam khi nguồn năng lượng mặt trời, điện gió, sinh khối ở Việt Nam vô cùng phong phú và đầy tiềm năng.
Theo báo cáo EOR 2019, có 3 kịch bản với 3 hướng bổ sung cho nhau nhằm đạt được mục tiêu giảm sản lượng tiêu thụ than, giảm phụ thuộc thủy điện, tiết kiệm năng lượng và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.
Để thực hiện được mục tiêu thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, phía Đan Mạch cũng có những khuyến nghị về chính sách đối với Việt Nam. Đó là, đảo ngược xu thế tiêu thụ than ở mức cao; tăng cường các phương tiện sử dụng năng lượng hiệu quả; hỗ trợ các dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng quy mô lớn...
Các chuyên gia Đan Mạch cũng khuyến nghị, tiết kiệm năng lượng cần được ưu tiên hàng đầu trong Quy hoạch điện VIII; khung pháp lý ổn định, đơn giản, minh bạch và tăng cường tính cạnh tranh đối với các dự án năng lượng tái tạo có thể đạt được tỷ lệ 40% năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện vào năm 2030.
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2019 là một trong những kết quả hợp tác nổi bật giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Môi trường Đan Mạch trong khuôn khổ của Chương trình Hợp tác đối tác năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2 từ 2017 - 2020.
Chia sẻ tại buổi công bố báo cáo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Hoàng Quốc Vượng cho biết, Việt Nam là quốc gia đang có tốc độ phát triển khá nhanh và tăng trưởng ở mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Song song với tăng trưởng kinh tế, năng lượng đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế tăng theo tương ứng. Nhu cầu năng lượng tăng khoảng 10% trong giai đoạn 2001-2010, nhu cầu về điện tăng 13%/năm trong giai đoạn 2001-2010 và khoảng 11% trong giai đoạn 2011-2018.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đánh giá, báo cáo trình bày các kết quả nghiên cứu về các kịch bản phát triển điện, năng lượng và các khuyến nghị chính sách đối với các vấn đề trọng tâm liên quan đến sự phát triển của hệ thống điện, hệ thống năng lượng Việt Nam trong dài hạn.
Đồng thời, cung cấp một số thông tin đầu vào phục vụ cho việc xây dựng Quy hoạch điện VIII cũng như Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam.
Báo cáo được xây dựng với nguồn số liệu chất lượng tốt, sử dụng các mô hình cấp cao để tính toán các kịch bản phát triển điện nói riêng và năng lượng nói chung. Bên cạnh đó, cung cấp các thông tin hữu ích về phát triển hệ thống điện và năng lượng trong ngắn hạn và dài hạn; phù hợp với định hướng của Chính phủ Việt Nam về phát triển năng lượng bền vững gắn liền với mục tiêu bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng.
Từ năm 2013, Chính phủ Đan Mạch và Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác dài hạn trong lĩnh vực năng lượng. Các dự án, chương trình hợp tác với Đan Mạch trong thời gian qua đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu của Việt Nam về đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển ngành năng lượng theo hướng bền vững.
Năm 2017, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Cục Năng lượng - Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Khí hậu Đan Mạch và chỉ đạo của Bộ Công Thương, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã xây dựng và công bố Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2017.
Đây là báo cáo đầu tiên được xây dựng và công bố tại Việt Nam. Báo cáo này đã cho thấy hệ thống điện của Việt Nam có thể vận hành với tỷ trọng của các nguồn năng lượng tái tạo ở mức cao. Cùng đó, đề xuất các kịch bản tham khảo khác nhau cho phát triển ngành năng lượng của Việt Nam cũng như xác định các cơ hội phát triển ngành điện.../.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Đẩy nhanh tiến độ các dự án giải phóng công suất nguồn năng lượng tái tạo
09:54' - 04/11/2019
EVNNPT, tuân thủ quy phạm và các quy định hiện hành....Phần đường dây đấu nối chuyển tiếp vào 02 mạch đường dây 220 kV NMĐ Vĩnh Tân - Phan Thiết, chiều dài tuyến khoảng 2,5 km.
-
Bất động sản
Hành lang pháp lý để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
07:45' - 18/10/2019
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành xây dựng có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội lẫn môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Năng lượng tái tạo: Đột phá để thay đổi - Bài 2: Trung tâm năng lượng tái tạo cả nước
07:45' - 16/10/2019
Để tiềm năng, lợi thế về nắng và gió được khai thác, mang lại giá trị kinh tế, tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều quyết sách để thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư phát triển năng lượng tái tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Năng lượng tái tạo: Đột phá để thay đổi - Bài 1: Xu hướng năng lượng "xanh"
07:42' - 16/10/2019
Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch và xu hướng của tương lai, nhưng để tận dụng và thu hút nguồn đầu tư cần có sự tính toán, quy hoạch ngành một cách bài bản hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
EVN phát động Tết trồng cây năm 2023
21:47' - 06/02/2023
Ngay sau lễ phát động, thêm 2.000 cây xanh đã được trồng mới trong khuôn viên công trường.
-
Doanh nghiệp
Khắc phục nhanh sự cố gãy cột điện 22kV do xe tải lăn xuống vực gây ra
16:19' - 06/02/2023
Ông Phạm Văn Thái, Giám đốc Điện lực Mộc Châu, Công ty Điện lực Sơn La cho biết ngay khi sự cố xảy ra, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương để giải phóng hiện trường, khắc phục sự cố.
-
Doanh nghiệp
EVN phát động thi đua xây dựng Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1
16:07' - 06/02/2023
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức phát động thi đua thi công xây dựng công trình Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I.
-
Doanh nghiệp
Nguy cơ gì khi các gã khổng lồ công nghệ "bắt tay" công ty khởi nghiệp AI?
15:52' - 06/02/2023
Các công ty công nghệ lớn trên toàn cầu đang tích cực theo đuổi những khoản đầu tư và liên minh với các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực AI.
-
Doanh nghiệp
Tiêu thụ thép Hòa Phát giảm do nhu cầu thấp trong tháng 1
12:19' - 06/02/2023
Cả hai kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán đều nằm trong tháng 1, nhu cầu thị trường vật liệu xây dựng nói chung và sắt thép nói riêng đều thấp
-
Doanh nghiệp
VinaCapital Ventures đầu tư 1 triệu USD vào nền tảng công nghệ nông nghiệp Koina
11:37' - 06/02/2023
VinaCapital Ventures, quỹ đầu tư công nghệ của Tập đoàn VinaCapital vừa công bố đầu tư 1 triệu USD vào Koina.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập công bố kế hoạch thoái vốn đối với hơn 20 công ty nhà nước
10:50' - 06/02/2023
Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouli thông báo chính phủ nước này đang lên kế hoạch triển khai chương trình phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đối với hơn 20 công ty nhà nước.
-
Doanh nghiệp
Cải thiện tỷ suất lợi nhuận giúp tăng trưởng doanh nghiệp F&B
10:19' - 05/02/2023
Dù xu hướng cắt giảm chi tiêu vẫn tiếp diễn, song doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) được kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2023 nhờ cải thiện tỷ suất lợi nhuận.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhật Bản trước sức ép tăng lương cho người lao động
09:28' - 05/02/2023
Khi giá cả tăng, Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, đang phải đối mặt với vấn đề lớn là sự giảm sút chất lượng cuộc sống và các doanh nghiệp đứng trước sức ép tăng lương cho người lao động.