5 bài học cho ngành công nghiệp dược phẩm từ khủng hoảng COVID-19
Bài học thứ nhất, “cuộc cách mạng trị liệu” là một trong những tiến bộ đạt được của ngành công nghiệp dược phẩm trong đại dịch, đặc biệt với công nghệ nano trong sản xuất vaccine mRNA COVID-19 -chất truyền tin di truyền mã DNA thành protein- đã được hai hãng dược phẩm Moderna và BioNTech phát triển thành công.
Giáo sư Pierre-Yves Geoffard thuộc trường Kinh Tế Paris nhận định: “Chúng ta đang ở ‘bình minh’ của một cuộc cách mạng khoa học”. Trước đây, các cuộc nghiên cứu, thử nghiệm thường được tiến hành trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, dưới sức ép của những làn sóng lây nhiễm mạnh mẽ cùng hàng tỷ USD hay euro đầu tư vào các phòng thí nghiệm, những kết quả khả quan đã nhanh chóng đạt được.
Bài học thứ hai là “sự thừa nhận đối với các công ty công nghệ sinh học”.Những “nhà vô địch” mới hiện giờ là những công ty công nghệ sinh học trẻ, thường xuất phát từ giới hàn lâm.Trường hợp điển hình là Moderna và BioNTech, từng là những cái tên vô danh trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, giờ đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới.
Các tập đoàn dược phẩm lớn thường giao việc nghiên cứu cho các công ty công nghệ sinh học, sau đó mua lại với giá rất cao. Xu hướng này được ông Jean-François Brochard, Chủ tập đoàn Roche của Pháp, khẳng định: “Chúng tôi cần tốc độ phát triển của các công ty công nghệ sinh học, còn họ cần khả năng của chúng tôi”.
Những đại tập đoàn dược phẩm dù sáng tạo ít song lại có khả năng công nghiệp cao nhờ hệ thống nhà máy hoặc mạng lưới các nhà thầu phụ, nên đã trở thành nhân tố không thể thiếu cho việc sản xuất đại trà.
Bài học thứ ba được rút ra từ đại dịch là “sự tăng tốc các thủ tục”.Thông thường phải cần đến 10 năm để một loại vaccine đi từ quá trình nghiên cứu đến bán ra thị trường.Thế nhưng, vaccine ngừa COVID-19 chỉ cần 10 tháng.Đây là kỷ lục chưa từng có, nhờ vào việc “tiến trình cấp phép được tăng tốc”. Thay vì làm từng bước, quá trình nộp hồ sơ đến các cơ quan y tế được tiến hành cùng lúc với quá trình thử nghiệm lâm sàng.
Bài học thứ tư, chủ yếu liên quan đến Pháp, là “sự thất bại của nước Pháp”.Trong khi các công ty của Đức như BioNTech và CureVac được chính phủ hỗ trợ thì công ty Valneva của Pháp đã không tìm được nguồn tài chính để phát triển vaccine ứng viên. Nguồn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực y tế cũng còn rất ít, vì đây là “lĩnh vực bị các nhà đầu tư đánh giá là quá rủi ro”, theo Franck Mouthon, Chủ tịch hội France Biotech.
Bài học thứ năm là “có thêm sự hợp tác giữa các nhà công nghiệp”.Cuộc khủng hoảng COVID-19 cho thấy khả năng huy động của lĩnh vực sản xuất vaccine và cũng chứng minh rằng các tập đoàn đối thủ có thể hợp tác với nhau.Ví dụ Sanofi sẽ sản xuất vaccine của BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson vào mùa Hè này. Novartis cũng sẽ làm tương tự với vaccine của BioNTech./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca và Pfizer hiệu quả với biển thể Delta và Kappa
10:46' - 25/06/2021
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca và liên doanh Pfizer (Mỹ) - BioNTech (Đức) vẫn có hiệu quả chống lại hai biến thể của SARS-CoV-2 phát hiện lần đầu tại Ấn Độ là Delta và Kappa.
-
Thị trường
Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc giảm giá cho khách hàng đã tiêm vaccine
09:06' - 24/06/2021
Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc, từ khách sạn đến các rạp chiếu phim đang tung ra hàng loạt chương trình giảm giá và khuyến mại dành cho những khách hàng đã tiêm vaccine phòng COVID-19.
-
Tài chính
Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt với gói thầu mua vaccine AstraZeneca
12:27' - 22/06/2021
Thủ tướng đồng ý giá mua vaccine theo nguyên tắc phi lợi nhuận như báo cáo của Bộ Y tế về kết quả đã đàm phán với VNVC, trong đó giá mua vaccine là giá tạm tính.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Vaccine ngừa COVID-19 trở thành "cuộc chiến của các thương hiệu"
11:30' - 22/06/2021
Một số chuyên gia Australia nhận định năm 2021 khi nhiều loại vaccine ngừa COVID-19 an toàn đã được phê duyệt, các khu vực trên toàn cầu đang trải qua "nạn phân biệt chủng tộc trong thương hiệu".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33'
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32'
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53'
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.