6 tháng, lạm phát cơ bản có mức tăng thấp nhất kể từ năm 2011
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2021 sáng 29/6, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, bà Nguyễn Thị Hương cho biết, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng theo giá thế giới; giá điện, nước sinh hoạt tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2021 tăng 0,19% so với tháng trước, tăng 1,62% so với tháng 12/2020 và tăng 2,41% so với tháng 6/2020. Bình quân 6 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, lạm phát cơ bản tháng 6/2021 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 1,14% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2021 lạm phát cơ bản tăng 0,87% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung, điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do tăng giá lương thực, giá xăng, dầu và giá gas. Mức lạm phát cơ bản tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước đều là mức thấp nhất kể từ năm 2011. “Nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra thì việc kiểm soát lạm phát trong năm 2021 dưới mức 4% là hoàn toàn khả thi”, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh. Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương cũng chỉ ra một số nguyên nhân làm tăng CPI trong 6 tháng đầu năm 2021 như: giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh 10 đợt làm cho giá xăng A95 tăng 4.440 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 4.250 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 3.740 đồng/lít. So với cùng kỳ năm trước, giá xăng dầu trong nước bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 17,01%, làm CPI chung tăng 0,61 điểm phần trăm. Cùng với đó, giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới. Trong 6 tháng đầu năm 2021, giá bán lẻ gas trong nước được điều chỉnh tăng 4 đợt và giảm 2 đợt, bình quân 6 tháng giá gas tăng 16,51% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,24 điểm phần trăm.Giá dịch vụ giáo dục 6 tháng cũng tăng 4,47% so với cùng kỳ năm trước làm CPI chung tăng 0,24 điểm phần trăm do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.
Bên cạnh đó, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo 6 tháng đầu năm 2021 tăng 6,97% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,18 điểm phần trăm. Mặt khác, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 6 tháng đầu năm nay tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, góp phần làm CPI chung tăng 0,1 điểm phần trăm. Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân làm giảm CPI trong 6 tháng đầu năm 2021 như: Giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,39% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,08 điểm phần trăm; trong đó giá thịt lợn giảm 4,15%, giá thịt gà giảm 2,04%. Mặt khác, Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn do dịch COVID-19; trong đó, gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng trong quý II (bắt đầu giảm từ tháng 5/2020) và quý IV năm 2020 (được thực hiện vào tháng 1/2021). Theo đó, giá điện sinh hoạt bình quân 6 tháng đầu năm 2021 giảm 3,06% so với cùng kỳ năm 2020, tác động làm CPI chung giảm 0,1 điểm phần trăm. Ảnh hưởng của dịch COVID-19 cũng khiến người dân hạn chế đi lại, theo đó giá vé tàu hỏa 6 tháng đầu năm giảm 3,41% so với cùng kỳ năm trước; giá vé máy bay giảm 17,05%; giá du lịch trọn gói giảm 2,85%. Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, trong tháng 6/2021, giá vàng trong nước biến động trái chiều với giá vàng thế giới. Giá vàng thế giới giảm sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đưa ra thông tin có khả năng điều chỉnh lãi suất sớm hơn trong năm 2023 thay vì tăng từ năm 2024.Tính đến ngày 25/6/2021, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.845,63 USD/ounce, giảm 0,67% so với tháng 5/2021. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 6/2021 tăng 1,12% so với tháng trước; tăng 0,23% so với tháng 12/2020 và tăng 12,37% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 18,06%.
Trong khi đó, chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,3%. Đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới tiếp tục đà phục hồi sau khi Fed phát tín hiệu sẽ sớm điều chỉnh chính sách tiền tệ nới lỏng. Tính đến ngày 25/6/2021, chỉ số đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 90,81 điểm, tăng 0,58 điểm so với tháng trước. Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo đảm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nhập khẩu, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.129 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2021 giảm 0,3% so với tháng trước; giảm 0,32% so với tháng 12/2020 và giảm 0,87% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 6 tháng đầu năm 2021 giảm 0,85%./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Trung ương Mexico tăng lãi suất cơ bản
09:11' - 25/06/2021
Ngân hàng Trung ương Mexico (Banxico) ngày 24/6 (giờ địa phương) đã tăng lãi suất cơ bản từ 4,0% lên 4,25% nhằm ứng phó tỷ lệ lạm phát đang ở mức cao.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ chấp nhận lạm phát vượt ngưỡng để phục hồi kinh tế
20:27' - 14/06/2021
Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của Ấn Độ dường như đang chấp nhận mức lạm phát cao hơn mục tiêu trung hạn 4% trong lúc tập trung mọi nguồn lực vào nhiệm vụ phục hồi kinh tế.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Các thị trường có thể thiếu chuẩn bị cho cú sốc lạm phát mang tính chu kỳ
15:19' - 01/06/2021
Những lo ngại về lạm phát đã làm nổ ra tranh cãi lớn trên các thị trường, nhất là với những số liệu gần đây cho thấy chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng lõi vượt so với dự báo.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Đức tăng lên mức cao nhất trong 10 năm
08:17' - 01/06/2021
Do giá nhiên liệu tăng và những tác động liên quan đến đại dịch COVID-19, tỷ lệ lạm phát của Đức trong tháng 5 đã tăng lên mức cao nhất trong một thập kỷ.
-
Giá vàng
Khi vàng hấp dẫn như một kênh phòng ngừa lạm phát
14:21' - 29/05/2021
Trong tuần, giá vàng trong nước trải qua nhiều phiên điều chỉnh, tuy nhiên lượng điều chỉnh không nhiều như phiên cuối tuần 29/5, chủ yếu giữ giao dịch quanh mốc 56,5 triệu đồng/lượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.