6 xu hướng then chốt định hình chuỗi cung ứng toàn cầu trong năm 2023
Tác giả bài viết trên tờ The Business Times cho rằng mặc dù tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng tồi tệ nhất do đại dịch COVID-19 dường như đã giảm bớt và các chuỗi cung ứng toàn cầu đang phần nào ổn định, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là tình trạng bất trắc vẫn đang là mối đe dọa tiềm tàng.
Trên thực tế, suy thoái kinh tế sắp xảy ra báo hiệu một làn sóng mới nhiều nguy hiểm và biến động chính trị sắp xảy ra. Giới chức và doanh nghiệp nên tiếp tục duy trì khả năng thích ứng cũng như sự nhanh nhạy khi họ tìm cách vượt qua những thách thức phía trước.Bước sang năm 2023, có 6 xu hướng then chốt sẽ tiếp tục định hình bức tranh chuỗi cung ứng và phân phối trên toàn cầu:Suy thoái kinh tế sẽ diễn ra ở nhiều nơiSuy thoái có thể xảy ra ở Mỹ và nhiều nơi khác, với những cú sốc tác động đến chuỗi cung ứng. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác đang tăng lãi suất và hạ nhiệt nhu cầu kinh tế, làm gia tăng khả năng dẫn đến suy thoái. Mặc dù điều này có thể được coi như một bước đệm ban đầu để giảm giá hàng hóa và chống lạm phát, nhưng cũng đi kèm với rủi ro đáng kể như nhu cầu sụt giảm có thể làm cho suy thoái kinh tế trầm trọng hơn.Kết quả là các doanh nghiệp sẽ cần nỗ lực hơn nữa để tạo ra sự khác biệt của bản thân trong cạnh tranh, với việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, đồng thời bảo vệ lợi ích cơ bản của doanh nghiệp. Vì vậy, công nghệ sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho sự linh hoạt và đổi mới sáng tạo để cung cấp các dịch vụ theo một cách thức hiệu quả và tiết kiệm chi phí.Doanh nghiệp cần sẵn sàng "thích nghi" với hoàn cảnhNhững kịch bản tốt nhất về chuỗi cung ứng có thể không diễn ra như mong đợi, và các doanh nghiệp nên ưu tiên khả năng "xoay trục" một cách linh hoạt. Sự không chắc chắn và biến động sẽ tiếp tục "hiệp lực" với các nhân tố trong nước và toàn cầu gây khó khăn cho các chuỗi cung ứng và phơi bày những điểm yếu mới trên khắp các mạng lưới toàn cầu.Cả cung và cầu sẽ không đạt được mức ổn định và bền vững trong năm 2023, ngay cả khi không có những áp lực về địa chính trị, môi trường và kinh tế vĩ mô. Và mặc dù việc lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng vẫn có ý nghĩa then chốt đối với các tổ chức, nhưng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải bỏ qua việc cố gắng dự báo tương lai với độ chính xác 100%.Thay vào đó, họ nên ưu tiên và đầu tư vào việc xây dựng năng lực cần thiết sẽ tạo điều kiện cho họ lập kế hoạch và dự báo một loạt tình huống giả định, nhằm đảm bảo doanh nghiệp của họ sẵn sàng thích nghi và "xoay trục" một cách nhanh chóng, với bất cứ nguy cơ nào đang ở phía trước.Nhiều công ty có thể mở rộng quy mô áp dụng trí tuệ nhân tạo, học máy và các công nghệ lập kế hoạch để dự báo tốt hơn sự chậm trễ và gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các công ty áp dụng cách tiếp cận chủ động hơn, thay vì bị động trước những sự thay đổi trên thị trường, và xây dựng các tình huống dự phòng cần thiết để giảm nhẹ một số thách thức này.Mùa Đông tới sẽ rất khó khănCuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động đến các nguồn cung năng lượng và lương thực trên toàn thế giới, với châu Âu, Trung Đông và châu Phi dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Mặc dù các chuỗi cung ứng toàn cầu đã phát triển để giúp cân bằng tình trạng dư thừa và thiếu hụt trong khu vực, nhưng mức độ ảnh hưởng dây chuyền từ những sự gián đoạn ngày càng thường xuyên và không lường trước.Biến động trong nhu cầu, các luồng cung ứng và vận chuyển hàng hóa sẽ tiếp tục thúc đẩy lạm phát, tình trạng khan hiếm và ngân sách sẽ bị kéo căng. Những tác động của chúng cuối cùng cũng sẽ lan sang khu vực châu Á.
Lao động là yếu tố chính gây rối loạn chuỗi cung ứngCác cuộc đình công và biểu tình đang diễn ra của công nhân vận tải và kho bãi trên toàn cầu sẽ tiếp tục đe dọa hoạt động thương mại, logistics và sản xuất thiết yếu.Ví dụ, ở các "thành phố công xưởng" của Trung Quốc, các đợt phong tỏa đột ngột, kéo dài đã cản trở sản lượng của nhà máy. Các cuộc đình công kéo dài hai tuần của các lái xe tải Hàn Quốc đủ để làm gián đoạn đáng kể các chuỗi cung ứng và hoạt động kinh tế. Mặc dù tiền lương trong lĩnh vực này đã tăng trong vài năm qua do tình trạng cực kỳ khan hiếm lao động, nhưng mức tăng không cải thiện được đời sống người lao động do chi phí sinh hoạt tăng mạnh.Do đó, sự chênh lệch kinh tế ngày càng tăng sẽ tiếp tục gây ra tình trạng bất ổn và những thay đổi chính trị trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, sự thay đổi cơ chế lao động có thể tái cài đặt động lực của người lao động trong các chuỗi cung ứng then chốt.Nỗ lực "tách rời" Trung Quốc bộc lộ bất cập của chuỗi cung ứngTrong vài năm qua, hoạt động mua sắm trong nhiều ngành đã và đang được đa dạng hóa một cách có hệ thống, với mạng lưới nhà cung cấp cho các nước ngoài Trung Quốc mở rộng để giảm thiểu tác động của việc tăng thuế, các cuộc chiến thương mại và chiến lược phòng dịch "Zero COVID" (Không COVID-19) của Chính phủ Trung Quốc. Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục, bên cạnh những rủi ro về chuỗi cung ứng từ những tranh chấp địa chính trị tiềm tàng.Tuy nhiên, các cảng biển, tuyến vận tải và đường thủy nội địa ở các quốc gia châu Á khác được lợi từ những thay đổi chuỗi cung ứng vẫn chưa có cơ sở hạ tầng vận tải và logistics, hay các nhà cung cấp dịch vụ tương đương với những lợi thế và nguồn lực của Trung Quốc. Do đó, các tuyến đường thương mại đi qua các khu vực do Trung Quốc kiểm soát hoặc có ảnh hưởng vẫn có thể gây ra gián đoạn không lường trước đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.Tính rõ ràng của chuỗi cung ứng sẽ được xác định lạiNăm nay dự báo sẽ chứng kiến các thông báo cắt giảm việc làm ở những nhà cung cấp vận tải hàng đầu, và hoạt động đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ chuỗi cung ứng giảm đáng kể.Các nhà phân tích trong ngành ngày càng đề cập đến sự không hài lòng mà họ nghe được từ những doanh nghiệp bên mua về tính rõ ràng của hoạt động vận tải, thất vọng bởi thiếu lợi nhuận dài hạn từ các khoản đầu tư của họ và dữ liệu vận tải không thể hiện thời gian thực.Do đó, các doanh nghiệp sẽ chú trọng hơn vào các mạng lưới vận chuyển cũng như nền tảng ứng dụng để đưa ra một cách tiếp cận rộng hơn, toàn diện hơn và hội tụ hơn đối với khả năng hiển thị thời gian thực của chuỗi cung ứng đang hoạt động./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Liên kết vùng nâng cao giá trị hàng Việt Nam trong chuỗi cung ứng
20:17' - 08/12/2022
Chuỗi dịch vụ logistics liên kết tiêu thụ và phân phối sản phẩm đang là một nút thắt, cản trở sự tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
-
Doanh nghiệp
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn xuyên suốt chuỗi cung ứng
14:52' - 12/11/2022
Kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững không giới hạn bởi một sản phẩm, mà có thể nhìn rộng ra mô hình kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Ảnh hưởng của Hiệp định RCEP tới định hình chuỗi cung ứng ở Việt Nam
18:06' - 10/11/2022
Chiều 10/11, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố báo cáo ảnh hưởng của Hiệp định RCEP tới định hình chuỗi cung ứng ở Việt Nam.
-
Hàng hoá
Điểm sáng trong chuỗi cung ứng nội địa
15:01' - 31/10/2022
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn ra trên toàn cầu, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chuỗi cung ứng sản xuất và phân phối hàng hóa trong nước gặp muôn vàn khó khăn.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Khi dầu mỏ trở thành rủi ro chiến lược
06:30'
Nếu cuộc khủng hoảng tại Trung Đông kéo dài hoặc một cuộc khủng hoảng khác bùng lên, đây có thể là một bước ngoặt mới định hình thị trường dầu mỏ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Chảy máu chất xám, Mỹ trả giá đắt?
05:30'
Theo một số chuyên gia phân tích, bằng cách tấn công vào những biểu tượng giáo dục hàng đầu, chính quyền Tổng thống Trump đang làm suy yếu một trong những “viên ngọc quý” của nước Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,9%
14:42' - 08/07/2025
Với diễn biến tích cực trong quý II/2025, Ngân hàng UOB (Singapore) điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2025 lên 6,9%, thay vì mức 6% trước đó.
-
Phân tích - Dự báo
Chính sách tiền tệ trong sương mù
06:30' - 08/07/2025
Các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu đã gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng chính sách lãi suất do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump khiến viễn cảnh thuế quan luôn mịt mờ.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ và EU chạy nước rút trước thời hạn áp thuế ngày 9/7
05:30' - 08/07/2025
Khi lệnh tạm hoãn áp thuế đối ứng của Mỹ sắp kết thúc, các nhà đàm phán Mỹ và EU vẫn đang tranh luận về thỏa thuận thương mại sơ bộ, nhằm trì hoãn giải quyết những tranh chấp thương mại song phương.
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu cho một trật tự tài chính toàn cầu mới?
06:30' - 07/07/2025
Nhận thức lâu đời về đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ là nơi trú ẩn an toàn có nguy cơ bị thay đổi vĩnh viễn.
-
Phân tích - Dự báo
Nông nghiệp Hàn Quốc: Từ ‘sự cố táo vàng’ đến chiến lược sống còn
05:30' - 07/07/2025
Tờ “Korea JoongAng Daily” mới đây có bài viết về biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức chưa từng thấy đối với nông nghiệp Hàn Quốc, từ thời tiết khắc nghiệt đến giá lương thực bất ổn.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30' - 06/07/2025
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30' - 06/07/2025
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.