8 giải pháp giảm tai nạn giao thông
Bộ giao thông Vận tải cho biết, kế hoạch này nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn; khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông khi kiểm soát dịch bệnh.
Đồng thời, hạn chế tối đa việc lây nhiễm, bùng phát dịch bệnh COVID-19 từ các hoạt động giao thông vận tải; tiếp tục kéo giảm từ 5-10% số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2021. Để thực hiện được mục tiêu trên, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tập trung thực hiện tốt 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm; trong đó có hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông;Bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và hiệu lực thi hành pháp luật; gắn mục tiêu bảo đảm an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông; phát triển giao thông thông minh vào trong các đề án, chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố và các dự án đầu tư.
Đối với giải pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tập trung nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác này ở các cấp, ngành liên quan; tránh hình thức, lãng phí; kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân.
Đặc biệt, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tiếp tục hiện đại hóa công tác giám sát để nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng trong đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ, đăng kiểm phương tiện; đẩy mạnh triển khai toàn diện từ trung ương đến địa phương việc kiểm tra tải trọng xe.Liên quan đến giải pháp xử lý vi phạm, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu triển khai hiệu quả thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất để chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông; chú trọng thực hiện thanh tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông được phát hiện năm 2021.
Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu bảo đảm tiến độ, chất lượng trong hoạt động đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời thực hiện hiệu quả duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông trong giai đoạn khai thác;Tiếp tục rà soát và xử lý kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông và quản lý hiệu quả, xử lý nghiêm các vi phạm, hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
Về giải pháp cơ cấu lại thị phần vận tải, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu hệ thống dịch vụ vận tải, nâng cao năng lực, chất lượng và giảm giá dịch vụ, nhằm thu hút hành khách, hàng hóa sử dụng vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động giao thông vận tải. Đối với công nghệ, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan để áp dụng kịp thời các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào quản lý, điều hành hoạt động vận tải, tổ chức giao thông và hỗ trợ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn giao thông. Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, năm 2021, toàn quốc xảy ra gần 11.500 vụ tai nạn giao thông, làm chết gần 5.800 người, bị thương hơn 8.000 người. So với 12 tháng năm 2020, giảm gần 3.500 vụ tai nạn giao thông, gần 1.100 người chết và giảm hơn 3.100 người bị thương. Cũng trong năm 2021, 55 tỉnh, thành có số người chết do tai nạn giao thông giảm so với năm 2020. Trong đó, 7 địa phương giảm trên 30% số người chết là An Giang, Sơn La, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Bến Tre, Tây Ninh và Vĩnh Long. Đặc biệt các tỉnh An Giang và Sơn La giảm trên 40% số người chết do tai nạn giao thông. 4 địa phương có số người chết do tai nạn giao thông tăng so với năm 2020 là Kon Tum, Quảng Trị, Kiên Giang, Thái Bình. Trong đó, 2 tỉnh có số người chết tăng trên 10% trở lên là Kiên Giang và Thái Bình./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị công khai nhà thầu vi phạm chất lượng, tiến độ dự án giao thông
18:16' - 24/01/2022
Tổng cục Đường bộ kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải công khai trên trang thông tin của Bộ Giao thông Vận tải các nhà thầu xây lắp vi phạm chất lượng, tiến độ.
-
Bất động sản
Thái Lan chi hơn 45 tỷ USD đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông
11:32' - 24/01/2022
Chính phủ Thái Lan vừa công bố kế hoạch đầu tư nhiều siêu dự án với tổng giá trị ước tính 1.490 tỷ baht (khoảng 45,16 tỷ USD) trong năm nay nhằm cải thiện kết nối đường bộ, đường biển và hàng không.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải đề nghị hướng dẫn xét nghiệm với trẻ em dưới 12 tuổi khi đi máy bay
17:40' - 21/01/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn quy định xét nghiệm COVID-19 đối với trẻ em dưới 12 tuổi khi đi máy bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sóc Trăng đồng loạt khánh thành, khởi công các công trình giao thông trọng điểm
13:48' - 21/01/2022
Ngày 21/1, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức khánh thành cầu Mạc Đĩnh Chi với số vốn hơn 277 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59'
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57'
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13'
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32'
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31'
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43'
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.