ADB đẩy nhanh lộ trình ngừng các nhà máy nhiệt điện than tại Indonesia
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Indonesia đã khởi động một kế hoạch tài chính mới nhằm đẩy nhanh lộ trình ngừng hoạt động các nhà máy nhiệt điện chạy than phát thải cao tại quốc gia Đông Nam Á này.
Theo các nhà phát triển, đây là kế hoạch đầu tiên thuộc loại hình này tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa và Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati đã thông báo về quan hệ đối tác nhằm phát triển chương trình thí điểm Cơ chế chuyển đổi năng lượng (ETM) tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh. ETM sẽ huy động đóng góp từ các ngân hàng tư nhân, các nhà từ thiện, các tổ chức đa phương và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7)… nhằm mua lại và tiếp đó cho các nhà máy điện chạy than sớm ngừng hoạt động. Bộ trưởng Sri Mulyani cho biết ETM sẽ nâng cấp cơ sở hạ tầng năng lượng của Indonesia và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch “một cách công bằng và hợp túi tiền”. ADB đã hoàn tất nghiên cứu tiền khả thi về ETM và hiện đang tiến hành nghiên cứu khả thi nhằm hoàn thiện cơ cấu tài chính của chương trình và xác định danh sách các nhà máy điện chạy than được cho ngừng hoạt động trong vòng 2-3 năm tới. ETM dự kiến dành cho Indonesia, Philippines và có thể cả Việt Nam. ADB hy vọng sẽ cho ngừng hoạt động 50% nhà máy điện than tại quốc gia Đông Nam Á này trong vòng 10-15 năm tới thông qua ETM, qua đó giúp cắt giảm 200 triệu tấn khí thải carbon dioxide (CO2). Trong một thông cáo, ADB cho hay Bộ Tài chính Nhật Bản đã cam kết tài trợ 25 triệu USD cho ETM - khoản tài trợ hạt giống đầu tiên của chương trình. Ông Asakawa cho biết Indonesia và Philippines có tiềm năng trở thành những nước tiên phong trong việc loại bỏ than đá khỏi hỗn hợp năng lượng. Lễ khởi động chương trình này diễn ra chỉ một ngày sau khi ADB và tổng công ty điện lực PLN của Indonesia ký biên bản ghi nhớ (MOU) nhằm thực hiện một nghiên cứu khả thi đầy đủ về các khía cạnh kỹ thuật và tài chính của ETM. Tính đến tháng Tư năm nay, PLN đang vận hành các nhà máy than với tổng công suất 32.924 MW, chiếm 45% công suất phát điện toàn hệ thống. Số liệu của Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia (EMR) cho thấy hiện có nhiều nhà máy điện than đang được triển khai. EMR ước tính rằng nhà máy điện than cuối cùng của Indonesia sẽ ngừng hoạt động vào năm 2058 và quốc gia này có thể chỉ đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060, muộn hơn so với mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 của thế giới. Giám đốc điều hành Viện Cải cách Dịch vụ Thiết yếu (IESR) Fabby Tumiwa cho biết các nhà máy điện than có tổng công suất 18,5 GW là những ứng cử viên tiềm năng được cho “nghỉ hưu” sớm. Các nhà máy này có lượng khí thải cao và đã hoạt động hơn 13 năm. Ông Fabby ước tính rằng ETM có thể giúp Indonesia ngừng hoạt động 5,5 GW điện than vào năm 2030, thậm chí nhiều hơn, tùy thuộc vào nguồn vốn tài trợ. Chi phí bồi thường cho việc sớm ngừng hoạt động các nhà máy điện than lên tới 700.000 - 1,6 triệu USD mỗi MW. Ngoài ra, ông Fabby cho rằng ETM sẽ giúp giảm các nhà máy điện than trong lưới điện Java-Bali và Sumatra, từ đó tạo ra nhiều không gian hơn cho năng lượng tái tạo. Số tiền tài trợ nhằm sớm ngừng các nhà máy điện than cũng có thể được sử dụng để đầu tư vào các nhà máy năng lượng tái tạo. Trong khi đó, nhà nghiên cứu tài chính khí hậu Joko Tri Haryanto thuộc Cơ quan Chính sách Tài chính (BKF) thuộc Bộ Tài chính Indonesia khẳng định rằng các nhà máy điện than trong ETM - dù thuộc sở hữu của PLN hay của các nhà phát triển tư nhân - cũng sẽ được đưa vào kế hoạch giới hạn và thương mại hóa carbon của Chính phủ. Trước đó hôm 2/11, Chính phủ Indonesia đã ban hành nghị định về định giá carbon, đặt nền tảng cho kế hoạch giới hạn và thương mại hóa carbon nhằm ngăn chặn việc sử dụng các công nghệ phát thải cao.Theo ông Joko, Indonesia đang xem xét một số tổ chức – trong đó có Quỹ Bất động sản Môi trường Indonesia (BPDLH) và Cơ quan Đầu tư Indonesia (INA) – nhằm quản lý các nguồn quỹ của ETM./.
>>>Lượng phát thải CO2 đang tăng trở lại gần mức kỷ lục trước đại dịch- Từ khóa :
- ADB
- nhà máy nhiệt điện than
- Indonesia
- carbon dioxide
- CO2
- khí thải
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc khan hiếm trầm trọng dung dịch xử lý khí thải động cơ diesel
06:00' - 05/11/2021
Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định áp dụng các biện pháp đối phó khẩn cấp với việc mua bán dung dịch xử lý khí thải động cơ diesel vốn đang khan hiếm trầm trọng trên thị trường.
-
Tài chính
Anh sẽ hỗ trợ tài chính các nước đang phát triển để đạt mục tiêu về khí thải
08:00' - 04/11/2021
Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Rishi Sunak ngày 3/11 khẳng định Anh sẽ cam kết 100 triệu bảng Anh (136,19 triệu USD) để giúp các nước đang phát triển tiếp cận với các nguồn tài chính dễ dàng hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tiền tệ phản ứng thế nào trước quyết định của ông Donald Trump?
06:30'
Nhà phân tích Felix Ryan tại ngân hàng ANZ cho biết phản ứng hiện tại có thể dẫn đến sự điều chỉnh ngắn hạn của đồng USD nếu lợi suất trái phiếu Mỹ giảm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tại sao đồng won lại yếu thế trước sức mạnh của đồng USD?
09:43' - 25/11/2024
Các nhà phân tích và cơ quan quản lý ngoại hối hiện dự đoán rằng giá trị đồng won Hàn Quốc có thể vẫn yếu trong nhiều tháng tới và tỷ giá 1.400 won đổi 1 USD có thể trở thành "mức bình thường mới".
-
Tài chính & Ngân hàng
Thành lập tổ công tác ngành thuế hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử
17:25' - 24/11/2024
Ngành thuế cần thành lập ngay Tổ công tác hỗ trợ cung cấp thông tin từ các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vietcombank mở cửa ngoài giờ hành chính phục vụ khách hàng cập nhật sinh trắc học
08:03' - 24/11/2024
Vietcombank sẽ mở cửa các điểm giao dịch ngoài giờ hành chính từ nay đến hết ngày 15/1/2025 để phục vụ khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học và thông tin giấy tờ tùy thân.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư chuyển sang tiền điện tử, thị trường chứng khoán ảm đạm
07:48' - 23/11/2024
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang mất đà vì tình trạng thiếu thanh khoản và sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư đè nặng lên hoạt động giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39' - 22/11/2024
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18' - 22/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.