AEC thúc đẩy hơn quan hệ kinh tế nội khối

11:36' - 06/12/2015
BNEWS AEC ra đời được mong đợi là sẽ tạo ra một bước chuyển về chất đối nền kinh tế khu vực, tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế nội khối.

Quy mô nền kinh tế ASEAN sẽ lên tới 2.500 tỷ USD với sức tiêu thụ của dân số hơn 600 triệu người trong khu vực và trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới với nhiều hứa hẹn.

Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh:  hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, một xu thế tất yếu của AEC. Ảnh: THX/TTXVN

Theo con số thống kê, trong giai đoạn 2008-2013, kim ngạch thương mại nội khối đã tăng 33%, từ 458,1 tỉ USD lên 608,6 tỉ USD; đầu tư nước ngoài vào ASEAN cũng đã tăng trong 3 năm liên tiếp gần đây.

Hướng tới một thị trường chung, ASEAN sẽ trở thành “cơ sở sản xuất chung”, được xây dựng thông qua tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và đặc biệt là tự do lưu chuyển lao động có tay nghề. Người dân sẽ được sử dụng nhiều sản phẩm và dịch vụ tốt hơn từ các nền kinh tế phát triển trong khu vực.

Thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử, ASEAN sẽ trở thành một khu vực kinh tế mang tính cạnh tranh cao và đầy tiềm năng của thế giới.

Xác định còn nhiều khoảng cách giữa các nước thành viên về trình độ, việc phát triển kinh tế cân bằng được các nước thống nhất  thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), một khu vực kinh tế quan trọng và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.

Theo Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, một xu thế tất yếu của AEC được thực hiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu (WTO).

AEC thúc đẩy hơn quan hệ kinh tế nội khối. Ảnh: An Hiếu/TTXVN

Đến nay, ASEAN đã tuyên bố xóa bỏ thuế cho 97,3% số sản phẩm giao dịch trong khu vực. Những biện pháp khác đang được thực hiện chủ yếu liên quan đến việc loại bỏ rào cản phi thuế quan, như đơn giản hóa thủ tục hải quan, hài hòa các tiêu chuẩn, yêu cầu trên nhãn mác của hàng hóa…

Điểm lại quá trình hội nhập kinh tế của ASEAN với những bước tiến  đáng kể,  Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho biết, ngay từ năm 2010, tại các nước ASEAN-6 (gồm các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Brunei) gần như toàn bộ các loại thuế đã được loại bỏ (99,2%).

Tại các nước thành viên mới như Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, cũng đã có gần 98% các dòng thuế được đưa xuống mức trung bình 0,5%. Khoảng 170 tiêu chuẩn kỹ thuật tại các nước ASEAN đã được hài hòa hóa.

Trong thương mại dịch vụ, các nước ASEAN đã giảm hạn chế thương mại qua biên giới trong 80 lĩnh vực và đa số các lĩnh vực này cho phép nước ngoài sở hữu.

Số liệu thống kê gần đây của Nikei cũng cho thấy những tín hiệu tốt của sự phát triển ở khu vực. Tỉ lệ giữa giá trị thương mại và GDP của ASEAN đạt mức 130%, cao nhất trong số các nhóm nước đang phát triển.

Một cách logic và với lộ trình chi tiết cũng như sự đồng thuận cao vừa được tái khẳng định trong Hội nghị cấp cao ASEAN 27 tại Malaysia, AEC đang tiến nh

ững bước cuối cùng nhằm bước vào giai đoạn mới của một cộng đồng ASEAN mạnh về kinh tế, cạnh tranh trong đầu tư, thương mại, khi thời điểm quan trọng đang tới gần./.

Đỗ Quyên (P/v TTXVN tại Jakarta)

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục