AIPA 41: Việt Nam vượt khó khăn hoàn thành nhiệm kỳ Chủ tịch AIPA
Hội đồng Lập pháp (Quốc hội) Brunei khẳng định Việt Nam đã hoàn thành nhiệm kỳ Chủ tịch Liên minh nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) trong một năm “rất khó khăn” đối với toàn thế giới chứ không chỉ trong phạm vi khu vực.
Thay mặt Hội đồng Lập pháp Brunei trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Jakarta nhân Đại hội đồng AIPA lần thứ 41 dự kiến diễn ra từ ngày 8-10/9 tới, Nghị sĩ Nik Hafimi Abdul Haadii đã nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của sự kiện này trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo Nghị sĩ Nik Hafimi Abdul Haadii, với chủ đề “Ngoại giao nghị viện vì Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, Đại hội đồng AIPA lần thứ 41 là kỳ Đại hội AIPA “đầu tiên trong lịch sử” được tổ chức bằng hình thức trực tuyến.
Bà Abdul Haadii đánh giá Việt Nam đã có nhiều đóng góp trên cương vị Chủ tịch AIPA trong năm 2020 nhằm tăng cường gắn kết, chủ động thích ứng của ASEAN trước các thách thức khu vực và quốc tế hiện nay, trong đó có đại dịch COVID-19.
Theo đó, dưới sự lãnh đạo của Việt Nam, AIPA đã có những phản ứng rất gắn kết trong năm vừa qua trên tinh thần “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, với tư cách là một thực thể giám sát tiến trình nghị viện trong khu vực, cũng như thông qua vai trò của các nghị sĩ trong việc thực hiện các chính sách ở từng nước.
Nghị sĩ Abdul Haadii cho biết trên tinh thần đoàn kết, trong nhiệm kỳ chủ tịch của Việt Nam và trong bối cảnh đại dịch COVID-19, AIPA đã tổ chức được nhiều hội nghị trực tuyến và các hoạt động tương tác giữa các quốc gia thành viên AIPA.
Theo bà Abdul Haadii, việc tổ chức Hội nghị trực tuyến Hội đồng tư vấn AIPA về Ma túy lần thứ 3 (AIPACODD 3) với chủ đề "Biến lời nói thành hành động hướng tới một cộng đồng ASEAN không có ma tuý’’ và Hội nghị Nhóm tư vấn AIPA (AIPA Caucus) lần thứ 11 với chủ đề “Hợp tác Nghị viện hướng tới giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng hồi phục kinh tế trong giai đoạn đại dịch” cho thấy những đóng góp của các nghị sĩ AIPA không chỉ trong quá trình lập pháp mà còn có thể trở thành “động lực thay đổi” trong giai đoạn bình thường mới.
Nghị sĩ Abdul Haadii hy vọng rằng trong giai đoạn bình thường mới sắp tới, AIPA sẽ tiếp tục phát triển trên đà của năm 2020.
Nghị sĩ Abdul Haadii cũng cho biết Hội đồng Lập pháp Brunei và Quốc hội Việt Nam đã có nhiều hoạt động hợp tác trong thời gian qua nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, cũng như xây dựng và củng cố AIPA.
Bà Abdul Haadii nhấn mạnh rằng với sự đoàn kết, gắn bó của ASEAN, Brunei hoàn toàn ủng hộ Việt Nam, đồng thời cho rằng sự đóng góp và ủng hộ đó đã giúp Việt Nam hoàn thành trọng trách Chủ tịch AIPA.
Thay mặt các thành viên Hội đồng Lập pháp Brunei, Nghị sĩ Abdul Haadii gửi lời chúc mừng chân thành nhất tới Quốc hội Việt Nam và chúc Đại hội đồng AIPA lần thứ 41 thành công tốt đẹp.
Hội đồng Lập pháp là cơ quan lập pháp đơn viện của Brunei với tổng cộng 33 thành viên, trong đó có 13 Bộ trưởng nội các. Tại Đại hội đồng AIPA lần thứ 41 sắp tới, Hội đồng Lập pháp Brunei sẽ chính thức tiếp quản chức Chủ tịch AIPA từ Quốc hội Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Trang thông tin điện tử, bộ nhận diện Năm Chủ tịch AIPA 2020
13:18' - 13/08/2020
Sáng 13/8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dự Lễ Công bố Trang thông tin điện tử, ứng dụng trên thiết bị di động và bộ nhận diện của Năm Chủ tịch AIPA 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông điệp của Chủ tịch AIPA-41 tại phiên đối thoại với Nhà Lãnh đạo ASEAN và AIPA
18:34' - 26/06/2020
TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn Thông điệp của Chủ tịch AIPA-41 Nguyễn Thị Kim Ngân
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: AIPA sẵn sàng đồng hành cùng ASEAN xây dựng Cộng đồng bền vững
12:53' - 24/06/2020
Vào ngày 26/6, các nhà lãnh đạo cấp cao Hội đồng liên nghị viện ASEAN (AIPA) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ có cuộc đối thoại trực tuyến trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần 36.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.