Algeria và Saudi Arabia: Chung hoàn cảnh khác chiến lược
Hai nước này cũng đang cần khẩn cấp đa dạng hóa nền kinh tế, nhưng cách giải quyết vấn đề của hai nước có sự khác biệt.
Saudi Arabia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, cùng với đó là trữ lượng ngoại hối và khối tài sản ở nước ngoài trị giá hàng trăm tỷ USD. Trong khi đó, Algeria có trữ lượng ngoại hối khiêm tốn hơn với 140 tỷ USD và thu nhập đang cạn kiệt.
Nhưng trên hết là sự khác nhau trong phản ứng với cuộc khủng hoảng, chiến lược được áp dụng để thoát khỏi khủng hoảng, các giải pháp chính trị và kinh tế mà các nhà hoạch định chính sách hai nước đưa ra.
Khủng hoảng giá dầu bắt đầu từ giữa năm 2014. Vào thời điểm đó, các nhà lãnh đạo Algeria đã từ chối đưa ra khái niệm “khủng hoảng” và vẫn hy vọng giá dầu sẽ quay trở lại mức bình thường. Nhưng tình trạng này đã kéo dài hơn dự kiến và bất chấp ý kiến của các chuyên gia, Algeria vẫn luôn từ chối thừa nhận bị "khủng hoảng".
Về phần mình, Saudi Arabia phải chịu một phần trách nhiệm trong việc để giá dầu lao dốc trong một thời gian dài và tạo nên tình trạng dư cung trên thị trường nhằm bảo vệ thị phần của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Điều đó có nghĩa là Saudi Arabia từ chối hỗ trợ giá dầu, đồng thời chấp nhận những tác động tiêu cực của giá dầu thấp đến ngân sách nước này. Nhưng Saudi Arabia đã lập ra một kế hoạch, một mục tiêu rõ ràng và đã bắt đầu nghĩ đến việc thực hiện một chiến lược.
Trên thực tế, mọi người đã nhận ra rằng ngay từ năm 2014, Hoàng Thái tử Saudi Arabia Mohamed Ben Salmane đã khởi xướng một kế hoạch trị giá 2.000 tỷ USD mang tên "Tầm nhìn 2030" để đưa nền kinh tế nước này thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ.
Kế hoạch trên được công bố trong bối cảnh Saudi Arabia đang nỗ lực giảm dần sự phụ thuộc vào dầu mỏ thông qua việc thu hút các khoản đầu tư, triển khai các cải cách kinh tế cần thiết và các dự án kinh doanh.
Theo thống kê, dầu mỏ đóng góp hơn 80% ngân sách của các nước thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), đặc biệt là Saudi Arabia với tỷ lệ lên đến hơn 90%. Với “Tầm nhìn 2030”, Saudi Arabia đặt mục tiêu vươn từ vị trí là nền kinh tế lớn thứ 19 thế giới lên Top 15 nền kinh tế lớn nhất hành tinh.
Trong khi đó, tại Algeria, hồi tháng Ba vừa qua, Thủ tướng nước này Abdelmalek Sellal thông báo một chương trình kinh tế mới sẽ được công bố trong tháng Tư này. Nhưng đến nay vẫn chưa thấy ông Sellal đưa ra thêm bất cứ một tuyên bố nào về chiến lược kinh tế mới này.
Chính phủ Algeria còn đã thông báo soạn thảo một chương trình mới trong hai tháng tới sau khi đã bác bỏ tồn tại khủng hoảng kinh tế. Các chuyên gia hiện đang nghi ngờ về tính hợp lý của việc một chiến lược kinh tế được soạn thảo trong thời gian ngắn như vậy?
Tại Algeria, phát hành trái phiếu được xem là “liều thuốc bách bệnh”, một giải pháp cách mạng giúp quốc gia Bắc Phi này thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ và đa dạng hóa nền kinh tế.
Không kể tới những trường hợp phát hành trái phiếu lớn để phục vụ các dự án hạ tầng, như việc mở rộng kênh đào Suez của Ai Cập, việc phát hành trái phiếu của Algeria có vẻ chỉ để bù đắp cho thâm hụt ngân sách khổng lồ trong năm 2016.
Việc phát hành trái phiếu tại Algeria cũng gây tranh cãi trong chính nội bộ chính phủ nước này. Bộ trưởng Tài chính Algeria Abderrahmane Benkhalfa cuối cùng cũng đã làm phật lòng Thủ tướng Sellal khi can thiệp nhiều lần để sửa chữa những sai sót trong kế hoạch đưa ra ban đầu.
Trong khi đó, Saudi Arabia lại đang thực hiện một cuộc cách mạng. Bên cạnh tự do hóa và đầu tư trong nhiều lĩnh vực, hoạt động của bộ máy nhà nước cũng đang được rà soát lại. Saudi Arabia dự tính sẽ nhượng lại 5% cổ phần của Aramco.
Không nghi ngờ gì, đây là doanh nghiệp chiến lược nhất thế giới, dựa lưng trên một trữ lượng dầu lớn nhất thế giới. Ngoài ra, với việc nhượng lại một số cổ phần của Saudi Arabia ở nước ngoài, giới chức nước này đã thu về 2.000 tỷ USD để thực hiện đa dạng hóa nền kinh tế.
Một mục tiêu đã được chính phủ nước này đề ra: Từ năm 2030, nền kinh tế Saudi Arabia sẽ chấm dứt sự lệ thuộc vào dầu mỏ. Để có thể thực hiện một chính sách như vậy, Hoàng Thái tử Mohamed Ben Salmane đã phải đối đầu với tầng lớp bảo thủ ở nước này, làm một cuộc cách mạng về tâm lý và đi ngược lại những ý tưởng thủ cựu.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Saudi Arabia chi mỗi năm gần 4 tỷ USD thuê tài xế nước ngoài
10:47' - 01/05/2016
Saudi Arabia mỗi năm phải chi gần 4 tỷ USD trả chi phí thuê 800.000 tài xế nước ngoài, bao gồm chi phí làm thị thực, chỗ ở, bảo hiểm, tiền lương, đồng phục và các chi phí khác.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia sẽ đóng băng sản lượng nếu các nước khác có hành động tương tự
14:34' - 02/04/2016
Hoàng thái tử Saudi Arabia Mohammed Ben Salmane ngày 1/4 nói rằng Ryad sẽ "đóng băng" sản lượng dầu thô nếu các nước sản xuất chủ chốt, trong đó có Iran, cũng làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia, Ai Cập ký kết các thỏa thuận hỗ trợ tài chính và nhiên liệu
09:16' - 21/03/2016
Ngày 20/3, Saudi Arabia đã ký thỏa thuận cấp khoản hỗ trợ tài chính 1,5 tỷ USD nhằm giúp Ai Cập đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế ở bán đảo Sinai.
-
Kinh tế Thế giới
IMF khuyến nghị Algeria tiếp tục cải cách và củng cố ngân sách
13:08' - 15/03/2016
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa lên tiếng khuyến nghị Chính phủ Algeria cần tiếp tục những nỗ lực cải cách và củng cố ngân sách.
-
Thị trường
Thêm Algeria đồng ý "đóng băng" sản lượng dầu mỏ
10:17' - 10/03/2016
Bộ trưởng Năng lượng Algeria Salah Khebri ngày 9/3 cho biết nước này đồng ý với sáng kiến của Saudi Arabia và Nga là "đóng băng" sản lượng dầu mỏ nhằm đẩy giá dầu lên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39'
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.