Ấn Độ và Indonesia đóng góp tích cực cho tăng trưởng của châu Á
Hợp tác giữa hai nước có thể giúp châu Á ngày càng phát triển về kinh tế cũng như duy trì an ninh và sự ổn định của khu vực.
Theo bài viết, cả Ấn Độ và Indonesia cần tiếp tục thể hiện vai trò đầu tàu của các nước đang phát triển trong các tổ chức đa phương như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nhóm các nền kinh tế lớn G20. Các nhà lãnh đạo của hai nước có thể củng cố chủ nghĩa đa phương bằng cách tạo ra chính sách chung để giải quyết những lo ngại của các nước đang phát triển và kém phát triển nhất của châu Á. Indonesia và Ấn Độ có kinh nghiệm quản lý sự đa dạng về mặt đất đai, con người, nguồn lực và văn hóa để đưa ra một mô hình phát triển châu Á độc đáo, nơi chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự cùng đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng bền vững.Ấn Độ và Indonesia có mối quan hệ lịch sử và gắn bó, cả hai đều là những quốc gia yêu chuộng hòa bình, có nền văn hóa lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc và được điều hành dựa trên các nguyên tắc dân chủ. Trong nhiều năm qua, Indonesia và Ấn Độ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra cộng đồng Đông Á hài hòa - không chỉ ở bên trong mà còn ở các nền tảng khu vực và toàn cầu.Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Indonesia tuần vừa qua là cơ hội quan trọng để các nhà lãnh đạo hai nước tích cực thúc đẩy hợp tác trong thập kỷ tiếp theo. Con đường phía trước của Indonesia và Ấn Độ sẽ là hợp nhất những điểm mạnh và thiết lập một lộ trình làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác nhằm củng cố và mở rộng sự phát triển của khu vực, đem lại sự thịnh vượng cho người dân hai nước.Địa lý và con người là những lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh chung lớn nhất. Hai quốc gia láng giềng trên biển này có điều kiện để khai thác, mở rộng trao đổi hàng hóa, dịch vụ và con người ở khu vực Ấn Độ Dương. Hai nước cũng có vai trò đặc biệt trong Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương (IORA). Sự kết nối của châu Á - Thái Bình Dương và châu Á - châu Phi sẽ hiệu quả hơn khi Ấn Độ và Indonesia chia sẻ tầm nhìn và hợp tác chung để kết nối xuyên khu vực.Indonesia có sức mạnh và kinh nghiệm về hàng hải cũng như khả năng kết nối hàng hải giữa các đảo, điều này rất quan trọng đối với việc kết nối hàng hải trong khu vực Ấn Độ Dương nói chung. Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) đã đưa ra chiến lược “Trục hàng hải toàn cầu” kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2014 nhằm phục vụ cho sự kết nối giữa các đảo của Indonesia cũng như với thế giới. Điều này cũng phù hợp với “chính sách hướng Đông” của Ấn Độ, nơi Ấn Độ đang nỗ lực tăng cường hợp tác với ASEAN và các quốc gia Đông Á. Khi Thủ tướng Modi đến thăm Indonesia dọc theo tuyến hàng hải lịch sử giữa hai nước, ông đã đưa ra một sự ủng hộ mạnh mẽ đối với lời kêu gọi của Tổng thống Jokowi về chiến lược biển của nước này.Quan hệ thương mại Ấn Độ-Indonesia phát triển rất tích cực trong những năm gần đây. Trong số các nước ASEAN, Indonesia là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Năm 2017, Indonesia chiếm 23,63% tổng kim ngạch thương mại hàng hóa của Ấn Độ với ASEAN. Indonesia là thị trường rất quan trọng đối với các loại hàng hóa của Ấn Độ.Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ được ký kết vào năm 2009 tạo điều kiện mở rộng hợp tác thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN. Tuy nhiên, Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN-Ấn Độ cần được sử dụng nhiều hơn trong các nước ASEAN. Là một trong những thị trường lớn nhất trong các quốc gia ASEAN, Indonesia có thể đóng một vai trò lớn hơn trong thương mại dịch vụ với Ấn Độ.Ấn Độ và Indonesia là hai nền kinh tế hàng đầu trong các cuộc đàm phán cho ra đời Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) và có thể cùng nhau kết thúc đàm phán vào năm 2018. Indonesia là Chủ tịch đại diện ASEAN trong các cuộc đàm phán RCEP và Ấn Độ đang hỗ trợ các nỗ lực của Indonesia với mong muốn kết thúc đàm phán RCEP trong năm nay.Quan hệ song phương Ấn Độ-Indonesia cũng sâu sắc hơn trước những thách thức toàn cầu hiện nay, khi mà vấn đề toàn cầu hóa, hội nhập thương mại đang bị thách thức. Trong một kịch bản mà toàn cầu hóa và lợi ích của nó đang bị đặt câu hỏi, các thể chế đa phương cũng đang bị thử thách. Điều này sẽ gây bất lợi cho các nước đang phát triển lớn như Ấn Độ và Indonesia cũng như với các nước nhỏ và dễ bị tổn thương về kinh tế ở ASEAN và châu Á.Tin liên quan
-
DN cần biết
Indonesia sẽ thu hút 700.000 lượt du khách Ấn Độ trong năm 2018
13:09' - 09/06/2018
Trong bối cảnh có sự gia tăng đáng kể lượng du khách giữa Indonesia và Ấn Độ trong vài năm qua, Indonesia đang đặt mục tiêu thu hút 700.000 lượt du khách Ấn Độ trong năm 2018.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia: Thu hút doanh nghiệp tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng
06:30' - 04/06/2018
Những nỗ lực của Chính phủ Indonesia trong ba năm qua để phát triển cơ sở hạ tầng theo nhiều cách toàn diện hơn đã thu hút sự quan tâm của người dân Indonesia cũng như quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ dự sẽ dẫn đầu thị trường chia sẻ xe toàn cầu vào năm 2030
21:59' - 03/06/2018
Báo cáo mới đây của Morgan Stanley cho biết Ấn Độ dự kiến sẽ trở thành thị trường chia sẻ xe hàng đầu thế giới vào năm 2030.
-
Kinh tế Thế giới
Tiêu điểm trong ngày: Ấn Độ "hướng Đông" mở rộng cơ hội hợp tác với ASEAN
17:11' - 29/05/2018
Bây giờ, cũng như trước đây, phương Đông hay khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, sẽ là một phần không thể thiếu đối với tương lai của Ấn Độ và vận mệnh chung của hai bên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.