Anh đối mặt với vòng xoáy lạm phát mới
Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE), Andrew Bailey, phải đứng trước nhiều quyết định khó khăn ngay cả trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump làm chấn động kinh tế thế giới với cuộc chiến thuế quan mà ông khởi xướng.
Ông Bailey cùng các đồng nghiệp trong Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) gồm chín thành viên - cơ quan chịu trách nhiệm thiết lập lãi suất của Anh - vừa kiểm soát được cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và đang cân nhắc mức độ cũng như tốc độ hạ lãi suất nhằm tránh kích hoạt lại vòng xoáy lạm phát. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây áp lực mạnh mẽ lên các đối tác thương mại với hàng loạt đợt thuế nhắm tới hàng nhập khẩu vào Mỹ.
Giờ đây, ông Bailey và MPC phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các yếu tố như hóa đơn năng lượng tăng, tiền lương tiếp tục leo thang và tác động của thuế cao hơn đối với người lao động và giá cả trong bối cảnh bất ổn địa chính trị ngày càng gia tăng.
* BoE đứng trước bài toán khóChỉ hai tuần sau khi Trump nhậm chức, bảy thành viên của MPC đã bỏ phiếu cắt giảm lãi suất từ 4,75% xuống 4,5%, trong khi hai thành viên còn lại muốn hạ lãi suất sâu hơn, xuống 4,25%. Khi đó, ông Trump đã áp thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc và đe dọa mức thuế 25% với hàng hóa từ Mexico và Canada trước khi tạm hoãn.
Tại cuộc họp tuần này, các nhà hoạch định chính sách BoE sẽ phải đối mặt với sáu tuần leo thang của chiến tranh thương mại. Mỹ đã chính thức áp thuế với hàng hóa từ Canada và Mexico, đồng thời tăng thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ nhiều quốc gia, bao gồm cả Anh. Đáp trả, Trung Quốc, Canada và EU cũng tung ra các biện pháp thuế quan đối với hàng hóa Mỹ. Về lý thuyết, thuế quan có tác động kép lên nền kinh tế: làm chậm tăng trưởng nhưng lại có thể đẩy giá cả lên cao do gián đoạn chuỗi cung ứng. Điều mà các nhà hoạch định chính sách lo ngại nhất là kịch bản kinh tế tăng trưởng chậm lại trong khi lạm phát vẫn tiếp tục leo thang - một tình huống khó xử khiến BoE mất khả năng kích thích tăng trưởng bằng cách cắt giảm lãi suất do nguy cơ làm trầm trọng thêm lạm phát. Theo ông Stephen Millard, cựu chuyên gia kinh tế của BoE, cảnh báo: "Ba năm trước, họ cũng nói lạm phát chỉ tăng tạm thời, nhưng sau đó lại tăng vọt lên 11%. Khi đã mất uy tín vì dự báo sai, việc phớt lờ lạm phát hiện nay sẽ rất khó khăn". Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Quốc gia (NIESR) ước tính các biện pháp thuế quan có thể khiến lạm phát tại Anh tăng thêm 0,5 điểm phần trăm trong năm nay, đồng thời làm GDP giảm 0,2 điểm phần trăm. Dù những con số này có vẻ nhỏ, chúng lại đáng kể trong bối cảnh kinh tế đang chật vật và lạm phát vẫn trên mức mục tiêu. * Cuộc chiến thương mại làm rối loạn dự báo kinh tế Một vấn đề quan trọng khác là chính sách tiền tệ cần thời gian để phát huy hiệu quả. BoE phải chờ khoảng hai năm để thấy được tác động của các quyết định hiện tại lên nền kinh tế và giá cả. Tuy nhiên, chiến tranh thương mại đang làm rối loạn mọi dự báo. Cuộc khủng hoảng thương mại toàn cầu lớn nhất kể từ những năm 1930 khiến MPC khó xác định hướng đi và điều chỉnh chính sách một cách hợp lý. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde đã nhận định:: "Chúng ta đang đối mặt với mức độ bất định chưa từng có". Theo phân tích của BoE, dù Anh chưa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các biện pháp thuế quan của ông Trump, nhưng tác động gián tiếp qua nhiều kênh vẫn rất lớn. Thuế quan có thể làm giảm doanh số bán của các doanh nghiệp Anh có hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ, đồng thời đẩy lãi suất tại Mỹ cao hơn để kiểm soát lạm phát, gây thêm áp lực lên hoạt động xuất khẩu của Anh. Hơn nữa, các doanh nghiệp châu Âu tham gia chuỗi cung ứng của Mỹ cũng có thể bị ảnh hưởng, làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa của Anh. * Chính sách khó đoán định của Tổng thống Donald Trump Thông thường, việc áp thuế sẽ đẩy giá trị đồng USD lên cao, khiến hàng hóa Anh rẻ hơn với người tiêu dùng Mỹ và bù đắp một phần tác động của thuế quan. Tuy nhiên, thực tế đang đi ngược với lý thuyết. Đồng bảng Anh đã tăng lên gần 1,30 USD đổi 1 bảng, trong khi đồng euro cũng mạnh lên đáng kể. Lý do chính là lo ngại ông Trump có thể đẩy Mỹ vào suy thoái, khiến giới đầu tư bớt tin tưởng vào nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sự khó lường trong các quyết sách của ông Trump cũng gây ảnh hưởng lên nền kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp e ngại đầu tư vào nhà máy hoặc mở rộng sản xuất khi chưa biết liệu chính sách thuế quan có thay đổi hay không. Bà Katharine Neiss, cựu chuyên gia kinh tế của BoE, nhận định điều này có thể dẫn đến "sự sụt giảm tăng trưởng lớn" khiến ngân hàng trung ương phải cắt giảm mạnh lãi suất.Bà dự báo MPC sẽ cắt giảm thêm bốn lần nữa trong năm nay, đưa lãi suất xuống 3,5%. Dự báo này có thể là tin vui với những người vay thế chấp, nhưng với tình trạng bất định hiện nay, không ai có thể chắc chắn điều gì. Khi ông Trump tiếp tục tung ra các biện pháp thuế quan một cách khó lường, nhiệm vụ của BoE trong việc duy trì ổn định kinh tế chưa bao giờ khó khăn đến thế.
- Từ khóa :
- anh
- kinh tế anh
- lạm phát
- lạm phát tại anh
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Dữ liệu lạm phát tích cực chưa đủ thuyết phục để Fed hạ lãi suất
07:45' - 17/03/2025
Dữ liệu lạm phát tháng Hai của Mỹ vừa được công bố trong tuần này bề ngoài có vẻ mang đến những tín hiệu lạc quan.
-
Tài chính
Nhật Bản: Lương tăng mạnh bất chấp lạm phát, BoJ có thể tiếp tục nâng lãi suất
09:20' - 13/03/2025
Dữ liệu cho thấy lương cơ bản vẫn tăng trưởng tốt, dù người lao động chịu áp lực chi tiêu do lạm phát. Điều này có thể giúp BoJ duy trì kế hoạch tăng lãi suất từ từ.
-
Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Nhật tăng lương mạnh khi lạm phát gia tăng
15:57' - 12/03/2025
Ngày 12/3, các công ty tuyển dụng lớn nhất Nhật Bản đã công bố mức tăng lương mạnh trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng đối với các hộ gia đình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Việt nắm bắt xu thế trên thị trường Canada
13:45'
Các sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam mang đến rất đa dạng từ sản phẩm nguyên liệu đầu vào cho chuỗi sản xuất đến sản phẩm thực phẩm chế biết có giá trị cao.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump hạ thấp nỗi lo suy thoái kinh tế
09:48'
Ông Trump trả lời rằng ông "không" lo lắng về suy thoái kinh tế, đồng thời nêu rõ bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, nhưng ông cho rằng đất nước sẽ có nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chấm dứt miễn thuế với hàng giá rẻ từ Trung Quốc
08:27'
Ngày 2/5, Mỹ đã chính thức chấm dứt chính sách miễn thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc có giá trị dưới 800 USD.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: Bất ổn kinh tế gia tăng
05:30'
Sự ra đi đột ngột của Phó Thủ tướng Choi tạo ra một khoảng trống lãnh đạo lớn vì ông đã được chỉ định thay thế ông Han làm quyền tổng thống bắt đầu từ ngày 2/5.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD nhiệm kỳ 2022-2025
21:37' - 02/05/2025
Các nhà lãnh đạo chúc mừng Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD trong giai đoạn kinh tế thế giới và khu vực đối mặt với nhiều thách thức.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm toàn cầu cao nhất trong 2 năm
18:52' - 02/05/2025
Theo hãng tin Bloomberg, giá thực phẩm toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất trong 2 năm vào tháng Tư vừa qua, cho thấy sự không chắc chắn về thuế quan đang bắt đầu gây sức ép lên thương mại thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của Trung Quốc và Mỹ về vấn đề thuế quan
07:40' - 02/05/2025
Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có những phát biểu về vấn đề thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm trọng thể
19:33' - 01/05/2025
Bài viết trên Tân Hoa xã dẫn lời của Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đã chung sức, đồng lòng bắt tay khôi phục, tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48' - 01/05/2025
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.