Ảnh hưởng của chủ nghĩa dân túy trong Nghị viện châu Âu
Nỗi sợ hãi khi nhìn thấy phe cánh hữu tăng lên ngày càng nhiều đã khiến số cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử EP đạt cao chưa từng có trong 20 năm qua.
Tuy nhiên, các đảng cánh hữu cực đoan và dân tộc chủ nghĩa đã giành được một số lượng ghế đáng kể trong Nghị viện châu Âu (EP). Tại Italy, Pháp, Ba Lan và Hungary, họ thậm chí còn chiếm đa số. Câu hỏi giờ đây là những đảng này sẽ có ảnh hưởng gì ở Brussels?
EP sẽ đón nhận một nhóm đảng mới có tên Liên minh các dân tộc và quốc gia châu Âu (EAPN), đảng do Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Salvini thành lập nhằm tập hợp mặt trận dân tộc rộng lớn nhất có thể tại Brussels.
Mục đích là tạo ra một châu Âu của các đảng dân tộc chủ nghĩa. Vào thời điểm trước khi diễn ra cuộc bầu cử EP, đại diện của liên minh này đã gặp nhau tại thành phố Milan của Italy và bày tỏ sẵn sàng tham gia vào đấu trường. Sự kiện này đã quy tụ hàng vạn người.
Hiện nay, các đảng dân túy cánh hữu trong EP được phân tán theo ba nhóm đảng khác nhau. Một trong số đó là nhóm châu Âu Tự do và Dân chủ trực tiếp (EFDD). Bị chi phối bởi đảng UKIP của Anh, nhóm đảng này có nguy cơ tan rã với sự ra đi của Vương quốc Anh.
Là một phần trong dự án của ông Matteo Salvini, nhóm EAPN mới sẽ được thành lập từ nhóm châu Âu của các Quốc gia và Tự do (ENF). Nó sẽ bao gồm 9 đảng (quy tụ tổng cộng 73 nghị sĩ), trong đó có AfD của Đức, Tập hợp Quốc gia Pháp, Flemish Vlaams Belang của Bỉ và Đảng Tự do Áo (FPÖ).
Nhóm đảng mới sẽ không có đảng cầm quyền PiS của Ba Lan vì bị từ chối và đảng Fidesz của Hungary - hiện đang ở trong đảng Nhân dân châu Âu (EPP). Tuy nhiên, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán vẫn có một vai trò nhất định. Ông vẫn là thành viên của nhóm chính trị EPP, mặc dù đảng Fidesz của ông đã bị đình chỉ tạm thời 3 tháng.
Có thể thấy ông Matteo Salvini và ông Viktor Orbán rất hợp nhau. Tháng 5/2019, Thủ tướng Hungary đã tiếp Bộ trưởng Italy tại Budapest và gọi ông là "anh hùng và người bạn đồng hành của định mệnh".
Tuy nhiên, ông Orbán đã không cam kết một cách chính thức với EAPN, theo đánh giá của nhà nghiên cứu Julian Rappold thuộc Viện Chính sách Đối ngoại của Đức. Một lựa chọn khác cho ông Orbán là tham gia cùng người đồng cấp Ba Lan trong nhóm Bảo thủ và Cải cách châu Âu (ECR).
Ông Rappold giải thích đối với thiểu số theo chủ nghĩa dân tộc, việc thành lập một nhóm như EAPN là có ý nghĩa. Bất cứ ai ngồi trong một nhóm nghị viện đều nhận được hỗ trợ tài chính bổ sung và quyền có các chức vụ quan trọng trong Nghị viện.
Ông tin rằng trong 5 năm tới, EU sẽ chứng kiến tình trạng rạn nứt trên một số chủ đề nhất định, điều này có thể dẫn đến những căng thẳng. Và sức mạnh bỏ phiếu toàn thể vì thế sẽ khá thấp. Theo nhà nghiên cứu này, các xung đột cũng có thể nảy sinh về vai trò của các nhà lãnh đạo trong nhóm.
EP sẽ có sự đồng thuận trong việc củng cố các quốc gia, cải cách EU và giới hạn các thẩm quyền quốc gia. Nhưng quan điểm về các vấn đề như nợ công, bảo vệ môi trường và các chính sách xã hội hay kinh tế sẽ khó tìm được sự nhất trí.
Italy ủng hộ việc bố trí người xin tị nạn trong tất cả các quốc gia thành viên, trong khi Chính phủ Ba Lan, Hungary và CH Czech phản đối mạnh mẽ. Đảng AfD gần đây đã chỉ trích chính sách tài khóa của Italy và theo đuổi các chính sách tự do - điều đã bị đảng Tập hợp Quốc gia của Chủ tịch Mặt trận Quốc gia Pháp Marine Le Pen phản đối.
Vẫn còn phải xem các đảng này sẵn sàng đi xa đến đâu trong ý tưởng ra khỏi EU. Về điểm này, thậm chí không có sự đồng thuận trong các đảng chính trị ở cấp quốc gia. Khi các thành viên AfD kêu gọi "Dexit" trong chương trình tranh cử, hai nhà lãnh đạo đảng đã tách mình ra khỏi yêu cầu này.
Mặt khác, bất đồng giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc được phản ánh rõ nét trong hành vi của họ khi bỏ phiếu. Trong 5 năm qua, các nghị sĩ nhóm đảng ENF đã bỏ phiếu nhất trí chỉ trong 69% các trường hợp, theo VoteWatch. Những người thuộc tổ chức EFDD thậm chí chỉ bỏ phiếu nhất trí trong chưa đầy một nửa số trường hợp.
Để so sánh, nhóm Xanh Green/EFA trong EP đã bỏ phiếu nhất trí trong 95% trường hợp. Ngay cả khi EAPN và ECR giải quyết sự khác biệt của họ về một số vấn đề nhất định, các đảng này vẫn sẽ phải đối mặt với một liên minh đa số trung tâm thân châu Âu, mặc dù hai đảng lớn nhất trong Nghị viện là EPP và Đảng Xã hội và Dân chủ (S&D) đã mất rất nhiều ghế.
Các đảng trong EP không phải thành lập liên minh “cứng” và có thể hình thành đa số biến động theo các chủ đề. Đây được cho là một đặc trưng của thể chế này.
Ông Rappold nhận định sự hình thành liên minh chắc chắn sẽ ngày càng phức tạp hơn nếu một đa số với các nhóm khác nhau được tạo dựng và thường xuyên thay đổi. Vấn đề quan trọng là phải tạo ra được các cầu nối giữa các nhóm và điều đó sẽ làm chậm lại toàn bộ tiến trình.
Mọi sự chú ý hiện nay đều đổ dồn về các lãnh đạo quốc gia thành viên, những người sẽ chọn Chủ tịch mới của Ủy ban châu Âu. Xa khỏi ánh đèn sân khấu, những vị trí ít nổi tiếng hơn nhưng cũng không kém phần quan trọng đang được phân bổ.
Dù sao chăng nữa, nhà nghiên cứu Rappold nhận thấy nguy cơ xung đột lớn hơn trong Hội đồng châu Âu, nơi các quốc gia thành viên có thể chặn các quyết định bằng cách sử dụng quyền phủ quyết./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Gánh nặng của EU sau bầu cử Nghị viện châu Âu
05:00' - 05/06/2019
Nghị viện châu Âu (EP) sẽ vẫn không đồng nhất hơn so với trước và do vậy, việc tìm kiếm đa số và đạt được thỏa hiệp sẽ là một thách thức nghiêm trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều công dân EU tại Anh không thể tham gia bầu cử Nghị viện Châu Âu
10:59' - 24/05/2019
Theo Giới chức phụ trách cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP), một số công dân EU sống tại quốc gia này đã bị từ chối tại các điểm bỏ phiếu trong cuộc bầu cử EP.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn Brexit trước thời điểm bầu cử nghị viện Châu Âu
07:42' - 09/04/2019
Chính phủ Anh đã xác định ngày 23/5 là ngày nước này tiến hành bầu cử nghị viện châu Âu, nhưng khẳng định không có ý định tổ chức việc này bởi vẫn hy vọng Brexit ngay trước thời điểm đó.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Theresa May: Nước Anh sẽ tham gia bầu cử Nghị viện châu Âu
08:27' - 30/03/2019
Thủ tướng Anh Theresa May ngày 29/3 cho biết Anh có thể sẽ phải tìm một hướng khác thay thế, và “gần như chắc chắn" là nước Anh sẽ phải tham gia bầu cử nghị viện châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Nghị viện châu Âu đề cập khả năng trì hoãn Brexit
22:08' - 09/03/2019
Ngày 9/3, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Antonio Tajani nhấn mạnh điều quan trọng là cần ngăn chặn Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, một cách hỗn loạn do không có thỏa thuận.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá hàng xuất xưởng của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong sáu tháng
15:44' - 11/05/2025
Giá hàng hóa xuất xưởng của Trung Quốc trong tháng 4/2025 đã giảm mạnh nhất trong vòng sáu tháng, trong khi giá tiêu dùng cũng ghi nhận tháng giảm thứ ba liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Pakistan mở lại toàn bộ không phận
10:38' - 11/05/2025
Ngày 10/5, Chính phủ Pakistan thông báo sẽ mở lại toàn bộ không phận cho tất cả các chuyến bay.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:37' - 11/05/2025
Bnews điểm lại nhiều sự kiện kinh tế nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Danh sách các nước được ưu tiên trong đàm phán thương mại với Mỹ
09:15' - 11/05/2025
Theo các nguồn thạo tin, nhóm của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập danh sách khoảng 20 đối tác làm trọng tâm cho những cuộc đàm phán ban đầu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Mỹ - Trung khởi động đàm phán thương mại
19:27' - 10/05/2025
Ngày 10/5, Mỹ và Trung Quốc đã khởi động cuộc họp cấp cao về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu
18:31' - 10/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/5 (theo giờ địa phương) tuyên bố ông ủng hộ việc tăng thuế đối với nhóm người giàu có, đồng thời cảnh báo những hậu quả chính trị của việc này.
-
Kinh tế Thế giới
S&P tiếp tục đánh giá triển vọng tiêu cực đối với nền kinh tế Israel
16:21' - 10/05/2025
Hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) ngày 10/5 công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm A/A-1 đối với Israel– mức đã bị hạ hai lần trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Mỹ-Trung: Bước đầu cho đình chiến thương mại
13:50' - 10/05/2025
Ngày 10/5, Trung Quốc và Mỹ khởi động cuộc họp quan trọng đầu tiên nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại tiềm năng tại Thụy Sỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ duy trì mức thuế quan cơ bản 10% dù đạt thỏa thuận thương mại
10:10' - 10/05/2025
Ông Trump cũng cho biết thêm rằng các nước có thể được miễn trừ khi đưa ra các điều khoản thương mại quan trọng.