Gánh nặng của EU sau bầu cử Nghị viện châu Âu
Theo nhận định của tác giả Bernd Riegert trong bài viết đăng trên tờ DW, trước khi diễn ra các cuộc bỏ phiếu, các đảng phái lớn và trung dung ở châu Âu đã tuyên bố cuộc bầu cử EP hôm 26/5 có ý nghĩa quan trọng như một bước ngoặt then chốt. Và đến giờ, sau khi các cuộc bỏ phiếu kết thúc, chúng ta có thể thấy rõ rằng 2/3 cử tri tham gia bỏ phiếu đã lựa chọn các đảng thân châu Âu.
Việc các đảng phái theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu lên nắm quyền mà Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Salvini từng cam kết trước đó đã không trở thành hiện thực. Tuy nhiên, mặc dù mô hình dân chủ tự do của khối đã rất kiên trì, song hiện vẫn còn vài phần của châu Âu đang thể hiện những xu hướng đáng lo ngại.
Cụ thể, lần thứ hai liên tiếp, những người theo chủ nghĩa dân túy cực hữu của Pháp đã giành chiến thắng tại cuộc bầu cử EP. Trong khi đó, tại Italy, đảng cực hữu Liên đoàn của Phó Thủ tướng Italy Matteo Salvini đã nổi lên trở thành chính đảng lớn nhất sau khi giành được nhiều phiếu nhất, vượt xa so với đối tác trong liên minh cầm quyền là đảng dân túy Phong trào 5 Sao (M5S). Tại Hungary, những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu đã lên nắm quyền và một lần nữa giành được hơn 50% số phiếu bầu. Tại Ba Lan, đảng bảo thủ cầm quyền cũng giành được thắng lợi. Tuy nhiên, tại một số nước như Đức, Áo, Đan Mạch, Hà Lan và Tây Ban Nha, các đảng dân túy cực hữu lại chỉ nhận được số phiếu ít hơn so với dự đoán. Và do đó, những đảng này sẽ không thể thành lập được một nhóm chặt chẽ, thống nhất mà chỉ có thể làm chậm chứ không thể cản trở hoạt động của Nghị viện.Cuộc bầu cử EP vừa qua là một bước ngoặt có ý nghĩa quan trọng, liên quan đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Một “làn sóng Xanh” đã thực sự quét qua nhiều phần của châu Âu với việc các đảng môi trường làm tốt hơn nhiều so với dự kiến. Nhiều khả năng, những đảng này sẽ cùng nhau tạo ra một nhóm trong EP, lớn hơn cả nhóm của những người theo chủ nghĩa cực hữu. Đây cũng có thể được coi là một thành tựu lớn. Rõ ràng, các cuộc biểu tình về chống biến đổi khí hậu trong nhiều tháng qua đã góp phần giúp những người trẻ tuổi tìm được mục tiêu cho lá phiếu của mình, đó là bỏ phiếu cho đảng Xanh. Tuy nhiên, đảng này chỉ mạnh ở một số khu vực thuộc Tây Âu, chủ yếu ở Đức, Pháp, Luxembourg và Phần Lan, trong khi tại khu vực Nam Âu và Đông Âu, đảng Xanh lại hầu như không có tầm ảnh hưởng.Trong khi đó, các đảng trung dung lớn ở châu Âu lại vừa phải chịu tổn thất đáng kể từ cuộc bầu cử này. Khối các nhóm đảng Bảo thủ và đảng Dân chủ Xã hội đã để mất một tỷ lệ phiếu bầu đáng kể vào tay các đảng Xanh và đảng Tự do. Điều này đồng nghĩa với việc các đảng lớn ở châu Âu hiện nay sẽ phải dựa vào các đảng nhỏ hơn như đảng Tự do và thậm chí có thể cả đảng Xanh để thành lập đa số trong EP. Nó sẽ được chứng minh cụ thể và rõ ràng tại Hội nghị bất thường của Liên minh châu Âu (EU) ngày 28/5, nơi các nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về việc chỉ định các vị trí lãnh đạo chủ chốt khác nhau, đặc biệt là tìm người kế nhiệm ông Junker trong nhiệm kỳ tới, bởi không phải tất cả lãnh đạo các nước EU đều ủng hộ việc đưa chỉ một trong những ứng cử viên hàng đầu của các đảng mới có thể trở thành chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC). Dựa trên nguyên tắc cũ trước đây, việc người đứng đầu của nhóm lớn nhất tại Nghị viện, cụ thể là Khối đảng Nhân dân châu Âu (EPP), đương nhiên trở thành chủ tịch EC đã không còn là lựa chọn khả thi và điều này sẽ thực sự bất lợi cho ứng viên Manfred Weber.Kết quả của cuộc bầu cử EP quan trọng này thể hiện rõ hai vấn đề. Thứ nhất khẳng định EU sẽ vẫn tiếp tục tồn tại nhưng với một sự phân tán cao trong EP. Thứ hai, số cử tri quan tâm đi bỏ phiếu nhiều hơn so với dự kiến. Mặc dù với tỷ lệ 50% không phải là nhiều, song đây là mức cao nhất trong hơn 20 năm trở lại đây. Cụ thể, các nước như Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Ba Lan có số lượng cử tri đi bỏ phiếu tăng cao nhất. Trong khi đó, nước Anh cũng chứng kiến nhiều người đi bỏ phiếu hơn trước đây, giữa lúc cuộc bỏ phiếu này về cơ bản không có ý nghĩa nhiều do vấn đề nước Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit. Mặc dù hầu hết các cử tri đã lựa chọn đảng Brexit, song cũng có một lượng đáng kể cử tri bỏ phiếu cho đảng Dân chủ Tự do thân châu Âu.Có thể nói, qua cuộc bầu cử EP lần này, EU vẫn không có sự thay đổi và bứt phá đáng kể, nó luôn là một khối không đồng nhất đòi hỏi những người tham gia trong đó liên tục phải tìm kiếm sự thỏa hiệp. Đây thực sự là định mệnh và cũng là gánh nặng của EU./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàng trăm nghìn công dân EU xin ở lại Anh sau Brexit
07:27' - 31/05/2019
Theo số liệu Chính phủ Anh công bố, chỉ riêng trong 4 tháng đầu năm, Anh đã nhận được 750.000 đơn xin cư trú lâu dài tại nước này của các công dân Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
“Cuộc mặc cả quyền lực” châu Âu
12:14' - 29/05/2019
Cuộc bầu cử ngày 26/5 đã kết thúc cục diện phân chia tả - hữu giữa đảng Nhân dân và đảng Xã hội trong nghị viện châu Âu (EP) từng tồn tại suốt nhiều thập niên qua.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều công dân EU tại Anh không thể tham gia bầu cử Nghị viện Châu Âu
10:59' - 24/05/2019
Theo Giới chức phụ trách cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP), một số công dân EU sống tại quốc gia này đã bị từ chối tại các điểm bỏ phiếu trong cuộc bầu cử EP.
-
Kinh tế & Xã hội
Nông nghiệp châu Âu đang bị đe dọa
19:55' - 16/05/2019
Dịch bệnh xylella fastidiosa không chỉ đe dọa nông nghiệp các nước Địa Trung Hải, mà hầu hết lãnh thổ châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo siêu động đất làm chậm tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
17:25'
Theo số liệu chính thức công bố ngày 15/11, nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng chậm lại trong quý III/2024 do những cảnh báo về nguy cơ xảy ra siêu động đất làm ảnh hưởng đến hiệu suất kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Liban thiệt hại 8,5 tỷ USD do xung đột Israel - Hezbollah
09:51'
Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá thiệt hại vật chất và tổn thất kinh tế do cuộc xung đột gây ra cho Liban ước vào khoảng 8,5 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Âu lo ngại tác động kép từ chính sách thương mại mới của Mỹ
08:20'
Kết quả bầu cử ở Mỹ đã làm gia tăng các mối rủi ro đối với nền kinh tế Đức, vốn đang đình trệ, và ảnh hưởng đến triển vọng phục hồi của khu vực Trung Âu, nơi phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Chính phủ đề xuất hỗ trợ tiền mặt đối phó lạm phát
16:02' - 14/11/2024
Chính phủ Nhật Bản đã trình Quốc hội một khoản ngân sách bổ sung để hỗ trợ người dân ứng phó với lạm phát, qua đó kích thích kinh tế quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách của Tổng thống đắc cử D.Trump với thương mại thực phẩm
14:28' - 14/11/2024
Chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có ảnh hưởng hạn chế đến hoạt động thương mại thực phẩm của Hàn Quốc với Mỹ trong 2 năm đầu nhiệm kỳ của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đảng Cộng hòa chính thức giành quyền kiểm soát Hạ viện
12:31' - 14/11/2024
Đảng Cộng hòa đã giành đủ số ghế để chính thức kiểm soát Hạ viện, hoàn tất quá trình thâu tóm quyền lực của đảng này và đảm bảo quyền kiểm soát cả Nhà Trắng và hai viện của Quốc hội Mỹ khóa 119.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tìm kiếm đối tác Pháp trong một loạt lĩnh vực quan trọng
07:50' - 14/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư và thương mại tại châu Âu, ngày 13/11 tại thủ đô Paris đã diễn ra buổi Tọa đàm Thương mại Đầu tư Việt Nam – Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố kế hoạch táo bạo về phát triển năng lượng hạt nhân
21:04' - 13/11/2024
Ngày 13/11, các quan chức Mỹ đã giới thiệu kế hoạch táo bạo nhằm tăng gấp ba công suất năng lượng hạt nhân từ này đến năm 2050.
-
Kinh tế Thế giới
Dòng chảy mới tăng cường kết nối Việt Nam - Thụy Điển
21:04' - 13/11/2024
Hãng vận tải container hàng đầu thế giới - MSC vừa công bố việc mở rộng dịch vụ SWAN từ năm 2025, theo đó lần đầu tiên kết nối trực tiếp giữa cảng Gothenburg (Thụy Điển) và Vũng Tàu (Việt Nam).