Ảnh hưởng đối với thế giới khi Trung Quốc trở thành nước có thu nhập cao
Năm 2021, dân số Trung Quốc chỉ tăng thêm 480.000 người, với tổng dân số là 1,4126 tỷ người và đang có xu hướng chậm lại. Tỷ giá hối đoái giữa USD và NDT của Trung Quốc là 1 USD đổi 6,4515 NDT.
Với tỷ giá này, GDP của Trung Quốc năm 2021 là 17.730 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 12.550 USD. Theo ước tính, GDP bình quân đầu người của thế giới năm 2021 khoảng 12.100 USD, tức là lần đầu tiên GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vượt mức GDP bình quân đầu người của thế giới, điều này có ý nghĩa rất lớn.
Ngoài ra, theo tiêu chuẩn mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), nước thu nhập cao là có thu nhập bình quân đầu người trên 12.695 USD. Như vậy, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2021 gần chạm ngưỡng các nước có thu nhập cao, Trung Quốc hy vọng sẽ vượt ngưỡng này và chính thức đứng vào hàng ngũ các nước có thu nhập cao vào năm 2022.
Là một nước lớn với dân số trên 1,4 tỷ người, sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đến thế giới. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vượt mức trung bình và sắp trở thành nước có thu nhập cao, điều này chắc chắn sẽ định hình lại mô hình kinh tế thế giới ở một mức độ nào đó.
Với quy mô dân số rất lớn, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vượt quá mức trung bình của thế giới, có thể thúc đẩy sự cải thiện nhanh chóng trình độ phát triển chung toàn cầu và làm cho thế giới phát triển năng động hơn.
Hiện nay, tổng dân số của 60 nước và khu vực thuộc các quốc gia có thu nhập cao mới chỉ tương đương với Trung Quốc, chiếm khoảng 18% tổng dân số thế giới. Việc Trung Quốc bước vào hàng ngũ các nước thu nhập cao đồng nghĩa với tổng dân số các nước thu nhập cao trên thế giới sẽ tăng gấp đôi, tức là hơn 36% dân số thế giới. Điều này cũng cho thấy sự phân bổ của cải toàn cầu và sự giàu có của thế giới sẽ không còn chỉ tập trung ở các nước phát triển ở châu Âu và châu Mỹ.
Việc Trung Quốc đang bước vào hàng ngũ những nước có thu nhập cao sẽ không chỉ vẽ lại bản đồ kinh tế thế giới mà còn tạo động lực mạnh mẽ mới cho sự phát triển của khu vực Đông Á và nền kinh tế toàn cầu. Mỹ luôn là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, hàng hóa từ nhiều quốc gia liên tục được nhập khẩu vào Mỹ đưa nước này trở thành đầu tàu lớn nhất để kéo kinh tế toàn cầu phát triển. Tiêu dùng thúc đẩy sản xuất phát triển và kinh tế thịnh vượng, đây là quy luật vốn có sự phát triển kinh tế.
Trung Quốc, với 1,4 tỷ dân, khi trở thành nước có thu nhập cao sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, đưa Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, giúp thế giới có động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ. Dữ liệu mới nhất cho thấy kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc đạt 2.690 tỷ USD năm 2021, gần bằng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ trong cùng năm, thể hiện sức tiêu thụ mạnh mẽ của thị trường Trung Quốc.
Cùng với GDP bình quân đầu người không ngừng tăng lên, sau khi Trung Quốc trở thành nước có thu nhập cao, có thể trong vài năm tới, kim ngạch thương mại nhập khẩu của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, trở thành thị trường tiêu dùng lớn nhất dẫn dắt tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Khi đó, lượng hàng hóa lớn nhất thế giới có thể chảy vào Trung Quốc và sức tiêu dùng của 1,4 tỷ dân sẽ thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu.
Kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa, Đông Á luôn là khu vực năng động nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Không chỉ kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng mà ASEAN và Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, phản ánh đặc điểm phát triển của khu vực là ''cùng thịnh vượng''. Có thể khẳng định rằng sau khi Trung Quốc trở thành nước có thu nhập cao, sức tiêu dùng của 1,4 tỷ dân sẽ được giải phóng nhiều hơn, các nước láng giềng sẽ có nhiều cơ hội phát triển và thu được nhiều lợi ích hơn trong giao thương với Trung Quốc.
Trung Quốc là một nước lớn, tác động lan tỏa của sức tiêu thụ tăng cao không chỉ ảnh hưởng đến các nước láng giềng mà còn lan rộng ra thế giới. 1,4 tỷ người sẽ thu hút hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới vào Trung Quốc, điều này chắc chắn sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế Đông Á và toàn cầu đạt được sự thịnh vượng mới. Là động lực lớn nhất của thị trường tiêu dùng toàn cầu, Trung Quốc được kỳ vọng sẽ có tiếng nói lớn hơn trên thế giới./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2025 cắt giảm 13,5% mức tiêu thụ năng lượng
08:19' - 25/01/2022
Trung Quốc hiện là quốc gia có lượng phát thải carbon cao nhất trên thế giới, chiếm 25%. Hồi tháng 6/2015, nước này cam kết sẽ giảm lượng khí thải sau năm 2030.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc: Thành tựu năm 2021 và thách thức năm 2022
06:30' - 25/01/2022
Mặc dù Trung Quốc khép lại năm 2021 với tốc độ tăng trưởng đầy ấn tượng 8,1%, song nước này vẫn phải đối mặt với nỗi lo tiềm tàng khi tỷ lệ sinh tiếp tục giảm và thách thức đối với nền kinh tế.
-
Bất động sản
Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách quản lý lĩnh vực bất động sản?
15:37' - 24/01/2022
Chính sách quản lý lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đang ở "điểm uốn" quan trọng và có thể sẽ có những nới lỏng đáng kể.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Các công ty châu Âu và mối ràng buộc với uranium của Nga
05:30'
Ngoài khí đốt, dầu mỏ và than đá, châu Âu cũng cần Nga (thông qua Công ty Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga - Rosatom) để vận hành các nhà máy điện hạt nhân.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến thuật kiềm chế lạm phát của Trung Quốc
05:30' - 15/05/2022
Theo tờ Wall Street Journal (Mỹ) ngày 9/5, mặc dù lạm phát vẫn đang tăng cao trên khắp thế giới, song giá tiêu dùng ở Trung Quốc trong tháng 3/2022 chỉ tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Phân tích - Dự báo
Sức hút từ các thương vụ giao dịch cổ phần tư nhân ở Đông Nam Á
06:30' - 14/05/2022
Tổng giá trị giao dịch cổ phần tư nhân khu vực Đông Nam Á năm 2021 đạt mức cao mới trong lịch sử 25 tỷ USD và số lượng thương vụ giao dịch cũng tăng hơn 80% lên 201 thương vụ.
-
Phân tích - Dự báo
Rối loạn thị trường khiến giá năng lượng quốc tế tiếp tục tăng cao
05:30' - 14/05/2022
Từ tháng 12 năm ngoái, giá dầu tăng hơn 30%, song tăng trưởng sản lượng của Mỹ lại chưa đến 2%, đạt 11,8 triệu thùng/ngày, kém xa mức 13,1 triệu thùng/ngày trước khi xảy ra dịch bệnh vào tháng 3/2020.
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng phát triển điện hạt nhân ở Hàn Quốc
06:30' - 13/05/2022
Tổng thống Yoon Suk-yeol đã cam kết sẽ duy trì tỷ trọng điện hạt nhân hiện tại và sẽ tăng lên sau này, trong khi khôi phục hoạt động xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đã bị đình chỉ vào năm 2017.
-
Phân tích - Dự báo
Thế độc quyền về năng lượng của Nga tại châu Âu đang “lung lay”
05:30' - 13/05/2022
Liệu Nga có thể dùng lá bài năng lượng để gây áp lực lên Liên minh châu Âu (EU) được bao lâu nữa, hay Nga đang tạo cơ hội để các nhà sản xuất dầu khí đá phiến Mỹ “bắt rễ” vào châu Âu?
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng dầu cọ đang tác động mạnh tới Indonesia
06:30' - 12/05/2022
Người dân Indonesia - quốc gia chiếm 60% sản lượng dầu cọ thế giới - đang cảm thấy khó chấp nhận đối với một sự thật rằng nước này không ảnh hưởng đáng kể đến giá quốc tế của dầu cọ.
-
Phân tích - Dự báo
Malaysia nỗ lực duy trì đà phục hồi đầu tư nước ngoài
05:30' - 12/05/2022
Sự phục hồi đáng kể FDI của Malaysia vào năm 2021 được ca ngợi quá mức trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là khi FDI đã giảm kể từ năm 2016.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc nhọc nhằn vượt "bẫy COVID-19"
06:30' - 11/05/2022
Các nhà kinh tế thuộc Công ty dịch vụ tài chính Nomura ước tính 45 thành phố và hơn 370 triệu dân ở Trung Quốc, chiếm khoảng 40% GDP của nước này, đã bị phong tỏa hoàn toàn hoặc một phần.