Ảnh hưởng về kinh tế của dịch bệnh do virus Corona mới có thể tồi tệ hơn SARS (Phần 2)
Việc GDP của Trung Quốc giảm bao nhiêu phần trăm sẽ phụ thuộc vào thời gian kéo dài của dịch bệnh và phản ứng của người tiêu dùng. Hãng Standard & Poor's đánh giá rằng nếu chi tiêu tiêu dùng tùy theo tình hình thực tế giảm 10% thì tốc độ tăng trưởng GDP sẽ giảm 1,2 điểm phần trăm.
Sự suy giảm này sẽ bị làm trầm trọng thêm bởi những sự cắt giảm về đầu tư khi nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ yếu đi – mặc dù các công ty sẽ chờ đợi và theo dõi để quyết định sự suy giảm về nhu cầu này sẽ kéo dài bao lâu trước khi đưa ra quyết định cắt giảm chi tiêu vốn.Dù vậy, chắc chắn sẽ có sự suy giảm nào đó do việc ngừng sản xuất ở Vũ Hán – thành phố với 11 triệu dân là trung tâm lớn của chế tạo sản xuất ô tô và là cơ sở cho hơn 200 công ty đa quốc gia – cũng như ở các thành phố khác. Điều này sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng, tác động đến các nhà sản xuất ở các nước khác, đặc biệt là ở châu Á.Những sự gia tăng trong chi tiêu của Chính phủ Trung Quốc có thể bù đắp phần nào sự thiếu hụt, mặc dù một số khoản chi tiêu như vậy có thể cần được đa dạng hóa từ đầu tư vào cơ sở hạ tầng chuyển sang chi tiêu cho việc chăm sóc sức khỏe.
Sự giảm sút có thể có trong tăng trưởng GDP của Trung Quốc do kết quả của dịch bệnh này sẽ xảy ra vào thời điểm khi tốc độ tăng trưởng GDP đã chậm lại. Năm 2019, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 6,1%, mức thấp nhất trong 29 năm qua.
Tác động cũng sẽ lớn hơn so với dịch SARS năm 2003, khi đó tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt khoảng 10%. Nó cũng sẽ có tác động toàn cầu lớn hơn, bởi Trung Quốc giờ đây là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (tăng gấp hơn 8 lần kể từ năm 2003), là đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các nền kinh tế châu Á cũng như một số nước ở khu vực Mỹ Latinh và châu Phi, và là đối tác thương mại lớn thứ hai của cả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Những lo ngại về tăng trưởng cũng đã bắt đầu lan sang các thị trường tài chính, nơi mà các chỉ số thị trường chứng khoán lớn đã giảm xuống trong những ngày gần đây do lo ngại ngày càng tăng về sự bùng phát của dịch bệnh, giá dầu cũng đã giảm nhẹ, và những tài sản đầu tư an toàn như vàng, đồng yên Nhật và đồng franc Thụy Sĩ đã phục hồi. Ngược lại, tác động của dịch bệnh SARS đối với thị trường tài chính phần lớn chỉ xác định ở châu Á.
Những tác động khó lườngGiống như dịch SARS, dịch bệnh virus Corona Vũ Hán cuối cùng sẽ qua đi. Nhưng câu hỏi lớn ở đây là mức độ nghiêm trọng của nó sẽ như thế nào và con số thiệt hại chính thức sẽ là bao nhiêu. Điều này sẽ phụ thuộc vào không chỉ quy mô, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài của cuộc khủng hoảng này, mà còn phụ thuộc vào phản ứng của cả chính quyền lẫn người dân đối với dịch bệnh.
Các chuyên gia về y tế cộng đồng, trong đó có những người đến từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ rõ rằng bất chấp một số do dự ban đầu như dịch bệnh SARS, Trung Quốc đã hành động tích cực để tìm cách kiềm chế sự lây lan của virus, áp đặt phong tỏa các thành phố, huy động các nguồn lực nhằm mở rộng các cơ sở y tế, mở các chiến dịch tuyên truyền giáo dục trong dân chúng và chia sẻ dữ liệu với quốc tế.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng lo ngại về tính chính xác của thông tin được các nhà chức trách Trung Quốc cung cấp trong một hệ thống mà việc ra quyết định được tập trung hóa và chỉ những thông tin chính thức mới được phép phổ biến.
Những người khác cũng thận trọng cho rằng những hành động ngăn chặn dịch như phong tỏa toàn thành phố có thể có hiệu quả hạn chế khi hàng triệu người đã đi xa khỏi nguồn dịch. Số lượng các thành phố mà Trung Quốc có thể đóng cửa cũng có giới hạn để không gây ra sự tê liệt quốc gia. Đóng cửa thành phố sẽ dẫn đến phí tổn lớn, làm cho việc tiếp cận với chăm sóc y tế trở nên khó khăn và gây ra gánh nặng lớn cho người dân.
Như giáo sư Howard Markel thuộc trường Đại học Michigan đã chỉ rõ trong một bài bình luận trên tờ New York Times: “Với virus Corona Vũ Hán, như với các dịch bệnh khác trong quá khứ, các biện pháp cách ly kiểm dịch có thể là quá muộn”.
Thời gian cũng sẽ cho biết thiệt hại kinh tế mà dịch bệnh này gây ra là bao nhiêu. Chúng ta cần phải cố gắng hết sức để đối phó với khả năng đây sẽ là đại dịch toàn cầu./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Dịch bệnh do virus Corona: Không để tăng giá bất hợp lý mặt hàng khẩu trang y tế
16:37' - 31/01/2020
Xếp hàng và lùng mua khẩu trang, nước rửa tay khô là tình trạng chung tại khắp các nước và vùng lãnh thổ từ Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… và thậm chí ngay cả tại Hoa Kỳ.
-
Kinh tế tổng hợp
Người dân nên tỉnh táo với thông tin về dịch do virus Corona
16:13' - 31/01/2020
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội vừa đề nghị các cơ quan báo chí tăng cường phối hợp với Bộ Y tế, khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết xử lý hành vi lợi dụng dịch do virus Corona để trục lợi
13:14' - 31/01/2020
Tổng cục QLTT chỉ đạo các Cục QLTT các tỉnh tăng cường quản lý nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa.
-
Kinh tế Thế giới
Lo ngại về tác động của dịch virus Corona đến tăng trưởng toàn cầu
12:41' - 31/01/2020
Sự lây lan nhanh chóng của dịch viêm phổi cấp do virus Corona tại Trung Quốc đang tiềm ẩn rủi ro lớn đối với kinh tế toàn cầu và khiến các nhà hoạch định chính sách lo ngại về những tác động rộng hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53'
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).