Anh không nên “đóng cửa” đối với các ngân hàng EU hậu Brexit
Theo các quan chức và chuyên gia trong ngành ngân hàng, Vương quốc Anh dự kiến tiếp tục mở cửa thị trường trong nước cho các ngân hàng và nhà đầu tư đến từ Liên minh châu Âu (EU) sau khi nước nảy rời EU - còn gọi là Brexit - để nỗ lực bảo vệ vị thế trung tâm tài chính toàn cầu của London, cho dù nước này có đạt được một thỏa thuận thương mại tích cực với EU hay không.
Trung tâm tài chính City of London hồi tháng 7/2018 bày tỏ quan ngại khi Chính phủ Anh đề xuất thực hiện các hoạt động thương mại dịch vụ tài chính trong tương lai với EU dựa trên các thỏa thuận "có đi có lại".
Các ngân hàng lo ngại điều này đồng nghĩa với việc nếu EU không để nước Anh tiếp cận dễ dàng thị trường của khối này, thì London sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế đáp trả đối với các ngân hàng EU hay thậm chí siết chặt quản lý đối với tất cả ngân hàng nước ngoài.
Trong thời gian qua, nước Anh đã cho phép các ngân hàng của “nước thứ ba” không thuộc EU mở chi nhánh ngân hàng bán buôn ở London, đồng nghĩa với việc không yêu cầu các khoản vốn dự phòng “tốn kém” như các công ty con phải có.Ngoài ra, London cũng cho phép các pháp nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ ngân hàng bán buôn mà không cần phải có cơ sở hoạt động thường trực tại nước Anh.
Theo một nghiên cứu của Nghị viện châu Âu về Brexit, cách thức đối xử của nước Anh dành cho các doanh nghiệp của nước thứ ba có thể được coi như một trong những yếu tố giúp nước này trở thành một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.
Các ngân hàng nước Anh và EU hiện đang chờ xem cách thức đối xử của London trong tương lai đối với chi nhánh của các ngân hàng EU tại nước Anh và ngược lại theo bất kỳ thỏa thuận thương mại nào mà hai bên đạt được hay trong trường hợp không đạt được.Ông Andrew Bailey, người đứng đầu Cơ quan Thực thi Tài chính Anh, cho rằng vấn đề chính ở đây là liệu các khách hàng EU sẽ được phép tiếp tục hoạt động kinh doanh ở London hậu Brexit hay không.
Theo các nhà hoạch định chính sách Anh, nước này nên có được các điều khoản tốt trong thỏa thuận về quan hệ thương mại với EU hậu Brexit (nếu có) vì EU cần kinh nghiệm chuyên môn của Trung tâm tài chính City of London để quản lý 1.200 tỷ bảng (1.500 tỷ USD) tài sản của các nhà đầu tư, phát hành trái phiếu và cổ phiếu lần đầu ra công chúng cho các doanh nghiệp mới của EU.Cũng theo các nhà hoạch định chính sách Anh, EU cũng chưa đẩy nhanh việc thành lập liên minh các thị trường vốn riêng của khối này để thay thế cho City of London.
Tuy vậy, 43% doanh thu dịch vụ tài chính bán buôn và quốc tế của nước Anh đến từ EU, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Anh trong lĩnh vực này và có trị giá 26 tỷ bảng (33 tỷ USD). Deutsche Bank ước tính rằng thâm hụt tài khoản vãng lai của Anh sẽ cao trên 40% nếu quan hệ hợp tác của đôi bên trong lĩnh vực này không còn.Tin liên quan
-
Tài chính
Nguy cơ dịch chuyển nguồn vốn ở châu Âu hậu Brexit
21:41' - 08/08/2018
Giới tài chính Anh cho rằng câu hỏi mang tính chiến lược nhất là sau Brexit, các ngân hàng sẽ đặt bến đỗ tài sản và nguồn vốn tài chính của họ tại đâu.
-
Tài chính
Anh "nóng" lên bởi hệ thống quy định đối với Trung tâm tài chính London hậu Brexit
08:57' - 29/05/2018
Bộ Tài chính Anh và Ngân hàng trung ương Anh (BoE) bất đồng khá gay gắt xung quanh vấn đề đưa ra phương án như thế nào cho việc tạo lập một hệ thống quy định cho Trung tâm tài chính London sau Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Đề xuất ngân sách EU hậu Brexit gây nhiều tranh cãi
20:35' - 02/05/2018
Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker đã nêu đề xuất về ngân sách chung của Liên minh châu Âu (EU) sau khi Anh rời khỏi "ngôi nhà chung".
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ
12:17'
Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Châu Á còn dư địa nới lỏng tiền tệ ứng phó thuế quan Mỹ
07:28'
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4% vào năm 2026.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những dấu hiệu khiến ECB có thể tiếp tục phải hạ lãi suất
22:25' - 24/04/2025
Thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Olli Rehn nhận định ngân hàng có thể cần phải hạ lãi suất hơn nữa.
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh điều chỉnh phát hành trái phiếu để tăng vay nợ công
07:38' - 24/04/2025
Việc điều chỉnh phát hành mới nhất của DMO là để ứng phó với dữ liệu chính thức trong ngày 23/4 của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy thâm hụt của chính phủ là 151,9 tỷ bảng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất chậm hơn dự kiến
21:05' - 23/04/2025
Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters đối với các nhà kinh tế cho thấy Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có khả năng giữ nguyên lãi suất chủ chốt cho đến hết tháng Sáu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin lần đầu vượt mốc 90.000 USD sau 45 ngày
12:07' - 23/04/2025
Sự khởi sắc của bitcoin trong phiên 22/4 diễn ra khi chỉ số đồng USD đo sức mạnh của “đồng bạc xanh” so với rổ các đồng tiền chủ chốt giảm xuống 98,29 điểm vào ngày 21/4, mức thấp nhất trong ba năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vốn nước ngoài đổ vào trái phiếu chính phủ dài hạn của Nhật Bản cao kỷ lục
08:00' - 23/04/2025
Trái phiếu chính phủ siêu dài hạn của Nhật Bản đã thu hút dòng vốn nước ngoài kỷ lục trong tháng 3 do tâm lý sợ rủi ro tăng bởi chính sách thuế quan của Mỹ khiến trái phiếu được xem là kênh trú ẩn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba điểm yếu đối với sự ổn định tài chính toàn cầu
07:44' - 23/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa cảnh báo rằng hệ thống tài chính toàn cầu đang chịu áp lực ngày càng tăng khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump khiến thị trường rung chuyển.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tái thiết niềm tin để trái phiếu doanh nghiệp trở lại đường đua
18:50' - 22/04/2025
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam sẽ chỉ có thể cất cánh nếu đồng thời giải quyết tốt các nút thắt ngắn hạn và cấu trúc dài hạn.