Anh thất bại trong giai đoạn đầu ứng phó với đại dịch
Phóng viên TTXVN tại London dẫn một báo cáo mới công bố của Quốc hội Anh cho biết, việc chính phủ và các nhà khoa học nước này đưa ra quyết định ủng hộ chiến lược tạo miễn dịch cộng đồng trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19 là "một trong những thất bại y tế cộng đồng lớn nhất" cho tới nay của Vương quốc Anh.
Báo cáo dưới tiêu đề "Những bài học rút ra từ đại dịch COVID-19 cho tới nay" của Ủy ban Chăm sóc Y tế-Xã hội và Ủy ban Khoa học-Công nghệ của Quốc hội Anh đề cập tới những thành công và thất bại của Anh trong ứng phó với đại dịch COVID-19.
Theo báo cáo, một số thất bại ban đầu của Anh là do các nhà khoa học và chính phủ nước này không cởi mở với các cách tiếp cận hiệu quả đã được thực hiện ở những nơi khác trên thế giới.
Anh chậm đóng cửa vào tháng 3 năm ngoái so với một số quốc gia châu Âu khác và không thể thực hiện xét nghiệm và truy vết thành công như nhiều quốc gia Đông Á, đồng thời không sớm áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt, điều sẽ giúp giảm sự lây lan của COVID-19 từ du khách.
Khi COVID-19 tấn công, cách tiếp cận của chính phủ Anh là quản lý sự lây lan trong cộng đồng thay vì ngăn chặn dịch, được gọi là miễn dịch cộng đồng. Vì vậy, chính phủ đã quyết định trì hoãn việc phong tỏa và giãn cách xã hội trong những tuần đầu của đại dịch, khiến hàng nghìn người thiệt mạng.
Cho tới nay, dịch COVID-19 đã khiến hơn 150.000 người tử vong ở Anh, một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới.
Báo cáo xác định một số nguyên nhân dẫn đến những sai sót về chính sách và tư vấn trong giai đoạn đầu của đại dịch ở Anh, gồm thiếu dữ liệu về sự lây lan của COVID-19 do thất bại của hoạt động xét nghiệm; chính phủ đánh giá thấp sự sẵn sàng của công chúng trong việc tuân thủ các quy định phòng dịch và không tham khảo các cách tiếp cận chống dịch khác trên thế giới.
Mặt khác, báo cáo cũng ca ngợi chương trình tiêm chủng của Anh và cách chính phủ nước này hỗ trợ phát triển một số loại vaccine, bao gồm Oxford-AstraZeneca. Theo báo cáo, cách tiếp cận đối với chương trình tiêm chủng của Anh - từ nghiên cứu và phát triển vaccine đến thực hiện tiêm chủng - là "một trong những sáng kiến hiệu quả nhất trong lịch sử Vương quốc Anh", giúp cứu sống hàng triệu người ở Anh và trên toàn thế giới.
Báo cáo cho biết, sự phát triển của các phương pháp điều trị COVID-19, như dexamethasone thông qua chương trình Thử nghiệm Phục hồi, là một lĩnh vực mà phản ứng của Anh thực sự dẫn đầu thế giới, đồng thời ghi nhận nỗ lực của Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) và chính phủ trong việc tăng cường năng lực điều trị tích cực của các bệnh viện nhằm đảm bảo phần lớn những người cần điều trị tại bệnh viện đều được chữa trị.
Báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị, gồm các kế hoạch toàn diện của chính phủ cho các trường hợp khẩn cấp trong tương lai; vai trò lớn hơn của lực lượng vũ trang trong các kế hoạch ứng phó khẩn cấp; cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu về tình nguyện của chính phủ và NHS.
Bản báo cáo dài 150 trang, được 22 nghị sĩ từ các đảng Bảo thủ, Lao động và Dân tộc Scotland nhất trí, là cuộc điều tra có thẩm quyền đầu tiên về phản ứng của Vương quốc Anh đối với đại dịch.
Báo cáo dựa trên 400 bản đệ trình và bằng chứng từ 50 nhân chứng, trong đó có Cố vấn trưởng khoa học của chính phủ, Sir Patrick Vallance; Giám đốc y tế vùng England, Chris Whitty; và cựu cố vấn trưởng của Thủ tướng Boris Johnson, Dominic Cummings./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Lời kêu cứu vì “Thành Rome của nước Anh”
08:16' - 26/08/2021
Canterbury - thành phố Di sản Thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thuộc Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận - đang đối mặt với nguy cơ bị hủy hoại nghiêm trọng.
-
Phân tích doanh nghiệp
CEO AstraZeneca nhận mức lương cao nhất nước Anh
09:25' - 19/08/2021
Giám đốc điều hành (CEO) Pascal Soriot của nhà sản xuất vaccine ngừa COVID-19 AstraZeneca đã trở thành nhà lãnh đạo công ty được trả lương cao nhất ở Vương quốc Anh vào năm 2020
-
Kinh tế Thế giới
Nước Anh hậu Brexit thắt chặt quan hệ với Đông Nam Á
12:51' - 05/08/2021
Việc trở thành đối tác đối thoại của ASEAN là một trụ cột trong chính sách đối ngoại ba mũi nhọn của Anh nhằm củng cố quan hệ an ninh và thương mại trong khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17' - 02/07/2025
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.