Anh và Ấn Độ chưa thể ký FTA sau 14 vòng đàm phán
Theo tin từ tờ Financial Times, trong tuần qua, các quan chức thương mại của Anh và Ấn Độ đã kết thúc vòng đàm phán lần thứ 14 để tiến tới một thỏa thuận thương mại tự do (FTA), nhưng hai bên vẫn chưa thể đi đến thống nhất.
Việc hai bên chưa thể đạt đồng thuận mang tính đột phá tại vòng đàm phán lần này được cho là sẽ gây trì hoãn đối với tiến trình đàm phán FTA song phương.
Mặc dù các quan chức Anh khẳng định, các cuộc đàm phán sẽ được nối lại sau khi kết thúc cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 4-5/2024. Tuy nhiên, cơ hội để hai bên đạt được bất kỳ thỏa thuận thương mại nào vào thời điểm sau đó cũng khó xảy ra, khi Anh đang chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ được tổ chức vào mùa Thu năm nay.
Hiện tại, Anh và Ấn Độ đang có một số nội dung chưa thể đồng thuận trong các cuộc đàm phán. Phía Anh muốn các công ty dịch vụ của mình được tạo thuận lợi hơn khi tiếp cận thị trường Ấn Độ, đồng thời yêu cầu New Delhi cắt giảm mạnh thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Anh, trong đó có rượu whisky và ô tô.
Trong khi đó, New Delhi đang yêu cầu London mở cửa thị trường đối với người lao động Ấn Độ làm việc tại Anh, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cũng như giảm thuế đối với hàng dệt may xuất khẩu của nước này.
Hôm 12/3, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc điện đàm để thảo luận về các cuộc đàm phán FTA, trong đó cả hai đều nhất trí về “tầm quan trọng của việc đảm bảo một thỏa thuận lịch sử và toàn diện, mang lại lợi ích cho cả hai nước”.
Trước đó, hai cựu Thủ tướng Anh là Boris Johnson và Liz Truss đều thúc đẩy việc ký kết một FTA trị giá hàng tỷ bảng với Ấn Độ, nền kinh tế đang bùng nổ với 1,4 tỷ dân. Ban đầu, London và New Delhi dự kiến kết thúc tiến trình đàm phán thỏa thuận đầy tham vọng này vào tháng 10/2022, nhưng tình hình hiện nay cho thấy hai bên đều gặp khó khăn đối với mục tiêu của mình.
Theo số liệu của Chính phủ Anh, trong 12 tháng tính đến hết quý III/2023, trao đổi thương mại giữa Anh và Ấn Độ đạt 38,1 tỷ bảng (48,51 tỷ USD), trong đó kim ngạch xuất khẩu của Anh sang Ấn Độ đạt 14,9 tỷ bảng và nhập khẩu ở mức 23,2 tỷ bảng.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EFTA đẩy nhanh tiến trình hướng tới Hiệp định tự do thương mại
06:30' - 10/03/2024
Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) đã thống nhất nhóm họp vào tháng Tư tới tại Buenos Aires, nhằm tái khởi động đàm phán Hiệp định tự do thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hy vọng sớm hoàn tất đàm phán với ASEAN về ACFTA phiên bản 3.0
12:44' - 01/02/2024
Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn khẳng định nước này sẵn sàng hợp tác với ASEAN để sớm hoàn tất các cuộc đàm phán về Khu vực Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) phiên bản 3.0.
-
Phân tích - Dự báo
Nhật Bản hướng tới FTA với Mỹ Latinh
05:30' - 22/01/2024
Nhật Bản đang chuẩn bị tăng cường quan hệ kinh tế với Trung và Nam Mỹ vào năm 2024 bằng cách theo đuổi Thỏa thuận đối tác kinh tế (EPA) với Khối Thị trường chung Nam Mỹ - Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và Thụy Sĩ sẽ sớm triển khai đàm phán nâng cấp FTA
21:58' - 15/01/2024
Ngày 15/1, Trung Quốc và Thụy Sĩ thông báo đã hoàn tất nghiên cứu khả thi về việc nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương, nhất trí hỗ trợ sớm khởi động các cuộc đàm phán nâng cấp FTA.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11'
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.