Anh và EU cố gắng tránh kịch bản Brexit không thỏa thuận
Mặc dù các cuộc gặp không đạt được bất kỳ đột phá nào, song hai bên đã nhất trí tiếp tục đối thoại nhằm tránh một kịch bản Brexit không thỏa thuận.
Trong một tuyên bố chung đưa ra sau cuộc gặp Thủ tướng May, được đánh giá là "thẳng thắn", Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã tái khẳng định lập trường của EU về việc không đàm phán lại thỏa thuận "ly hôn" mà hai bên đạt được hồi tháng 11 năm ngoái, đồng thời bác bỏ kế hoạch thay đổi một số điều khoản về đường biên giới giữa vùng Bắc Ireland thuộc Anh và nước thành viên EU là CH Ireland mà bà May đề cập đến trong cuộc hội đàm.
Tuy nhiên, ông Juncker cũng để ngỏ khả năng điều chỉnh cách diễn đạt trong tuyên bố song phương về quan hệ tương lai giữa Anh và EU với hy vọng phá vỡ bế tắc hiện nay.
Về phía Thủ tướng May, nhà lãnh đạo Anh cam kết sẽ đạt được một thỏa thuận với EU để đảm bảo Anh sẽ rời khỏi liên minh theo đúng kế hoạch vào ngày 29/3 tới, bất chấp nhiều ý kiến cho rằng London có thể phải lùi hạn chót này dù thỏa thuận nhận được sự đồng ý của các nghị sĩ quốc hội.
Trả lời phỏng vấn một kênh truyền hình của Anh, bà May thừa nhận việc phá vỡ bế tắc là không dễ dàng, song bà và Chủ tịch EC Juncker đã nhất trí khởi động các cuộc đối thoại từ bây giờ nhằm tìm ra giải pháp cho tất cả.
Tuy nhiên, bà cũng khẳng định rằng nếu không có sự thay đổi về điều khoản "rào chắn" (backstop), thì thỏa thuận Brexit của bà sẽ không bao giờ vượt qua "ải" Quốc hội Anh. Dự kiến, bà sẽ có cuộc gặp khác với ông Juncker vào cuối tháng 2 này trong bối cảnh chỉ còn 50 ngày nữa là tới hạn chót cho việc Anh rời khỏi EU.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng EU Donald Tusk cảnh báo vẫn không có đột phá nào sau cuộc gặp Thủ tướng May, song khẳng định các cuộc đối thoại vẫn tiếp tục.
Theo một quan chức EU, bà May đã không đưa ra bất kỳ đề xuất mới nào trong cuộc gặp ông Tusk, trong khi Chủ tịch Hội đồng EU lại đưa ra ý kiến rằng nhà lãnh đạo Anh xem xét các đề xuất của lãnh đảo Công đảng đối lập Jeremy Corbyn về liên minh thuế quan lâu dài giữa Anh và EU như một giải pháp chấm dứt thế bế tắc về điều khoản "rào chắn" tại đường biên giới với CH Ireland. Thủ tướng Anh trước đó đã bác bỏ đề xuất này.
Ngày 14/2 tới, bà May sẽ khởi xướng cuộc thảo luận mới về thỏa thuận Brexit tại Quốc hội Anh sau khi văn kiện này bị cơ quan lập pháp của Anh bác bỏ trong cuộc bỏ phiếu ngày 15/1 vừa qua. Hiện, vẫn tồn tại sự bất đồng sâu sắc giữa đảng Bảo thủ cầm quyền của bà May và Công đảng đối lập về cách thức đưa Anh rời khỏi EU sau cuộc trưng cầu ý dân hồi năm 2016 với kết quả ủng hộ Brexit.
Trước đó, trong một bức thư gửi Thủ tướng Anh, ông Corbyn đã đưa ra 5 điều kiện để đổi lại sự ủng hộ của đảng này đối với thỏa thuận Brexit, trong đó có việc duy trì một liên minh thuế quan toàn diện và lâu dài giữa Anh và EU.
Điều khoản "rào chắn" là một chính sách nhằm đảm bảo không có một đường biên giới cứng chia cách CH Ireland và vùng lãnh thổ Bắc Ireland thuộc Anh trong trường hợp Anh và EU không thể đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do hậu Brexit.
Nói cách khác, điều khoản này nhằm giúp đảm bảo một biên giới mở giữa Bắc Ireland và CH Ireland, để ràng buộc London với những quy định về thuế quan của EU cho đến khi hai bên nhất trí được về các mối quan hệ thương mại trong tương lai.
Một số nhà lập pháp Anh kịch liệt phản đối, cho rằng điều này đe dọa sự toàn vẹn biên giới quốc gia, thậm chí có thể dẫn tới việc Anh mãi mãi "mắc kẹt" trong một liên minh thuế quan với EU./.
- Từ khóa :
- brexit
- anh
- eu
- thỏa thuận brexit
- kịch bản brexit
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Pháp lên kịch bản cho Brexit "cứng"
17:55' - 07/02/2019
Báo chí Pháp đã dành nhiều bài viết bình luận về viễn cảnh Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) không có thỏa thuận, hay còn gọi là Brexit "cứng".
-
Kinh tế Thế giới
Liệu Brexit có thực sự diễn ra vào ngày 29/3?
10:00' - 07/02/2019
Liệu Brexit có thực sự diễn ra vào ngày 29/3, đúng thời hạn chót đặt ra cho tiến trình đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay không.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53'
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).