Áp lực tăng trưởng kinh tế cuối năm
Nhiều tác động bất lợi
Các khó khăn đến từ tình hình thế giới khi trong 6 tháng đầu năm, các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 về mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Đặc biệt sự kiện Brexit cũng là nhân tố tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.
Đối với tình hình trong nước, các chỉ số giá, xuất khẩu, lãi suất và thu chi ngân sách cũng cho thấy sẽ gây áp lực ít nhiều tới tốc độ tăng trưởng.Theo ông Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), những vấn đề chính trị và nhu cầu thực tế tại nhiều nước trên thế giới sẽ tiếp tục tác động đến giá dầu mỏ, khí đốt và ảnh hưởng đến giá mặt hàng nguyên liệu khác; từ đó tác động đến giá hàng hóa trong nước qua kênh nhập khẩu.Điều kiện thời tiết, môi trường phức tạp cũng có thể ảnh hưởng tới biến động của giá lương thực, thực phẩm. Trong khi đó, giá dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục tiếp tục tăng theo lộ trình cùng khả năng tăng trưởng tín dụng năm 2016 được dự báo trên 20% sẽ là các yếu tố đẩy mặt bằng giá lên kéo theo chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2016 sẽ từ 5-5,5%.
Chỉ số giá tiêu dùng ở mức này cũng được cho là sẽ trực tiếp tác động tới lãi suất huy động với dự báo sẽ không giảm trong thời gian tới. Về lãi suất cho vay, giới phân tích nhận định diễn biến lãi suất từ nay đến cuối năm 2016 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của lạm phát và dư địa để giảm lãi suất không còn nhiều.Tuy nhiên, tín hiệu mừng cho cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế đó là trong Chỉ thị số 04/CT-NHNN về một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng những tháng cuối năm 2016, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản, ổn định lãi suất huy động, có điều kiện giảm lãi suất cho vay.Một yếu tố cũng được xem sẽ tác động đến nền kinh tế đó là chênh lệch trong thu chi ngân sách và nợ công tuy vẫn ở trong ngưỡng cho phép nhưng liên tục tăng. Để quản lý thâm hụt ngân sách và nợ công, Bộ Tài chính cho biết trong 6 tháng cuối năm 2016 sẽ đổi mới các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn về thuế, tăng cường quản lý kê khai thuế đối với người nộp thuế, thông qua việc phối hợp có hiệu quả với các cơ quan liên quan rà soát, đối chiếu để xác định chính xác số đơn vị đang hoạt động, ngừng, nghỉ kinh doanh, bỏ trốn, mất tích. Đồng thời, tập trung rà soát, đôn đốc việc kê khai, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước để có biện pháp thu hồi kịp thời, phấn đấu năm 2016 đạt 18% số doanh nghiệp thuộc diện quản lý thuế.Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng lưu ý ngành tài chính trong điều kiện hội nhập ngày càng tăng, chính sách thu ngân sách cần nghiên cứu cụ thể theo hướng nào hiệu quả bù hụt thu do giảm thuế quan. Đồng thời cần chống gian lận thuế và tiêu cực về thuế. Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, hiện dư địa để giảm chi ngân sách còn nhiều, cần tiếp tục cắt giảm để đạt kết quả thiết thực và lan tỏa tinh thần tiết kiệm cả ở Trung ương và các địa phương.Không thay đổi mục tiêuTheo đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, vàng trong nước và quốc tế để chủ động điều hành chính sách tiền tệ, hạn chế tác động tiêu cực đối với thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước, góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng theo mục tiêu của Quốc hội.
Cùng với việc điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, ngành ngân hàng cần tiếp tục thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng các kịch bản về khả năng tăng trưởng và lạm phát để chủ động điều hành phù hợp trong mọi tình huống, nhất là tác động của việc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu. Bên cạnh đó, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản.
Đồng thời rà soát các dự án ODA và nguồn vốn vay ưu đãi, đề xuất Thủ tướng Chính phủ loại bỏ các dự án không cần thiết, kém hiệu quả.
Đối với Bộ Tài chính, theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường tài chính thế giới, đặc biệt việc Anh rời Liên minh châu Âu liên quan đến nghĩa vụ trả nợ công của Việt Nam để đánh giá tác động, kịp thời đề xuất các giải pháp ứng phó. Đồng thời tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, an toàn nợ công.
Liên quan đến tác động của việc Anh rời Liên minh Châu Âu, Chính phủ cũng giao Bộ Công Thương thường xuyên theo dõi tình hình quan hệ thương mại của Việt Nam với các đối tác lớn đồng thời theo dõi giá dầu thô thế giới, điều chỉnh kế hoạch khai thác dầu thô hợp lý.
Bên cạnh đó, chủ trì phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện các giải pháp cụ thể đối với ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ. Mặt khác, đẩy mạnh các giải pháp nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như đề xuất các giải pháp chính sách để phát huy, tận dụng tối đa cơ hội phát triển và hạn chế những thách thức của hội nhập...
Để đảm bảo tăng trưởng ngành nông nghiệp những tháng cuối năm, bù đắp thiếu hụt những tháng đầu năm, Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung nâng cao năng lực sản xuất, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Tây Nguyên. Đồng thời phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan đề xuất chính sách hỗ trợ người dân khu vực bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung khôi phục sản xuất và đời sống.
Chính phủ cũng giao Bộ Giao thông Vận tải đẩy nhanh tiến độ xây dựng và giải ngân vốn đầu tư công thuộc lĩnh vực quản lý; xây dựng phương án phát triển dịch vụ vận tải với cơ cấu hợp lý, hiệu quả.
Bộ Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng chính sách hỗ trợ lãi suất để phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Đồng thời tăng cường kiểm soát thị trường bất động sản, bảo đảm phát triển lành mạnh, bền vững./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp "đúp" cho tăng trưởng kinh tế
06:16' - 08/07/2016
Việc ban hành Nghị quyết 35/NQ-CP ngày được xem là “cú đúp” cùng với Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ nhằm “cởi trói” cho doanh nghiệp - lực lượng nòng cốt quyết định cho sự tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ có nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
06:45' - 04/07/2016
Giới chuyên gia đánh giá GDP của Việt Nam có khả năng tăng thấp hơn mức dự báo, điều này có thể ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2016.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch ADB: Ấn Độ và Việt Nam sẽ dẫn đà tăng trưởng kinh tế của châu Á
15:04' - 03/05/2016
Tăng trưởng Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) mạnh ở một số nước, trong đó có Ấn Độ và Việt Nam, sẽ giúp nền kinh tế châu Á nói chung tăng trưởng 5,7% trong năm 2016.
-
Kinh tế Thế giới
ADB: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ duy trì mức 6,7% năm 2016
11:27' - 30/03/2016
Theo ADB, kinh tế Việt Nam dự báo tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 6,7% trong năm 2016, sau đó giảm dần 6,5% trong năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế 5 năm tới đạt 6,5-7%/năm
13:28' - 21/03/2016
Chính phủ đề xuất trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5-7%/năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Không để xảy ra thiếu lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm sau Tết
21:15' - 05/02/2025
Các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách tiền lương, bình quân tiền lương của người lao động năm 2024 đạt gần 9 triệu đồng/tháng, tăng so với năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc-Việt Nam phát triển mạnh mẽ
19:21' - 05/02/2025
Trong tương lai, Trung Quốc và Việt Nam sẽ chung tay khai thác tiềm năng hợp tác.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị bổ sung quy định về số lượng cấp phó khi sắp xếp tổ chức bộ máy
19:17' - 05/02/2025
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai đồng bộ giải pháp ổn định thị trường ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng
18:30' - 05/02/2025
Triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý ngoại hối nhằm góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội tăng 3,09% so với cùng kỳ
18:29' - 05/02/2025
Ngày 5/2, Cục Thống kê Hà Nội công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2025 của Thủ đô tăng 0,51% so với tháng trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Sẽ đảm bảo nguồn tín dụng cho mục tiêu tăng trưởng GDP
17:46' - 05/02/2025
Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, bám sát các mục tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại
17:38' - 05/02/2025
Các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
17:34' - 05/02/2025
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên sẽ tạo nền tảng bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên đạt mục tiêu tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm ở mức hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục duy trì tuyến bay Điện Biên - Tp. Hồ Chí Minh
17:04' - 05/02/2025
Đây là tuyến bay quan trọng, góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.