Giải pháp "đúp" cho tăng trưởng kinh tế

06:16' - 08/07/2016
BNEWS Việc ban hành Nghị quyết 35/NQ-CP ngày được xem là “cú đúp” cùng với Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ nhằm “cởi trói” cho doanh nghiệp - lực lượng nòng cốt quyết định cho sự tăng trưởng kinh tế.
Chính phủ nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Ảnh: Thống Nhất-TTXVN

Ngay từ cuối năm 2015 và đầu năm 2016, một loạt các dự báo về tình hình kinh tế trong và ngoài nước đã được các cơ quan chức năng đưa ra và lên các kịch bản thực hiện.

Trước tầm quan trọng của năm mở đầu giai đoạn phát triển kinh tế 5 năm 2016- 2020, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành địa phương khẩn trương, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng; chỉ đạo quyết liệt và đồng bộ cơ hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/1/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Trong các tháng, Chỉnh phủ đều có sự chỉ đạo linh hoạt, phù hợp với diễn biến tình hình thực tế.

Ngay sau quý I/2016, với một loạt chỉ số kinh tế kém khả quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nhận định nếu tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh sản lượng dầu thô chỉ khai thác khoảng 14,02 triệu tấn như kế hoạch đề ra thì tốc độ tăng trưởng GDP cả năm chỉ đạt khoảng 5,45%, thấp hơn mục tiêu do Quốc hội đề ra là 6,7%.

Không ít ý kiến lo ngại về mục tiêu đã đặt ra cho cả năm là khó thực hiện. Mặc dù vậy, Chính phủ vẫn kiên định với mục tiêu phấn đấu. Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương kiên định thực hiện các mục tiêu, quyết tâm phấn đấu đạt tăng trưởng GDP khoảng 6,7% và kiểm soát lạm phát dưới 5%.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng từng khẳng định “chúng ta không còn dư địa tăng trưởng nhiều với cách làm cũ” mà cần phải thay đổi tư duy, cách làm, tập trung tháo gỡ vướng mắc.

Xuyên suốt quá trình chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm là quyết liệt thực hiện các giải pháp tập trung cho an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn về cơ chế cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chỉ đạo thực hiện tăng trưởng dư nợ tín dụng hợp lý gắn với triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cải cách thủ tục hành chính v.v...

Gần đây nhất, trước các vấn vấn đề "nóng" như xâm nhập mặn, an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường biển, Chính phủ cũng đã chỉ đạo sát sao các Bộ, ngành, địa phương lập tức có các giải pháp kịp thời theo hướng mạnh tay gỡ vưỡng nhưng cũng tính đến hết các yếu tố sao cho có lợi nhất cho đất nước.

Nghị quyết 35/NQ-CP và Nghị quyết 19 -2016/NQ-CP tạo động lực cho khối doanh nghiệp. Ảnh: TTXVN

Bước đi được đánh giá thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ chính là việc ban hành Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Đây được xem là “cú đúp” cùng với Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 nhằm “cởi trói” cho doanh nghiệp - lực lượng nòng cốt quyết định cho sự tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, một loạt bộ, ngành, địa phương đã được “phân vai” với các nhiệm vụ cụ thể từ rà soát để loại bỏ các rào cản pháp lý, thủ tục hành chính còn rườm rà, mang nặng tư tưởng “xin-cho”, đến việc xây dựng các cơ chế tài chính, khơi thông nguồn vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp...

Nhìn nhận sự đổi mới này, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương bày tỏ sự lạc quan về môi trường kinh doanh của Việt Nam chắc chắn sẽ được cải thiện nhiều hơn. Qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay.

Xem thêm:

>> Kinh tế Việt Nam đang vượt "sóng"

>> Vào cuộc trên tư duy phục vụ

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục