APEC 2017: Nơi khởi xướng các ý tưởng liên kết kinh tế khu vực
Gần 30 năm hình thành và phát triển, từ một cơ chế đối thoại cấp Bộ trưởng, APEC đã vươn lên trở thành cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế cũng như duy trì hoà bình,ổn định, hợp tác và phát triển ở châu Á–Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Đáng chú ý, theo giới phân tích, APEC chính là “nơi khởi xướng ý tưởng” liên kết kinh tế khu vực và “chất xúc tác” cho các hiệp định thương mại.
*"Cơ chế khởi xướng ý tưởng"
Ngay từ khi hình thành, APEC là nơi các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và giới học giả gặp gỡ, trao đổi những ý tưởng và sáng kiến mới về thúc đẩy tăng trưởng và liên kết, không chỉ trong khuôn khổ APEC mà còn mở rộng ra toàn châu Á – Thái Bình Dương. Các thành viên APEC đã khởi xướng nhiều sáng kiến, ý tưởng để bắt kịp những chuyển biến nhanh chóng của kinh tế và thương mại quốc tế.
Đáng chú ý, một dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của APEC là năm 2010, các nhà lãnh đạo kinh tế APEC đã lần đầu tiên xác định vai trò của APEC là “cơ chế khởi xướng ý tưởng” về liên kết kinh tế của châu Á- Thái Bình Dương trong Tuyên bố chung phát hành sau Hội nghị cấp cao lần thứ 18 ở Yokohama, Nhật Bản.
Các ý tưởng tiêu biểu, thể hiện vai trò tiên phong của APEC bao gồm: sáng kiến xây dựng Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (năm 2006), Chiến lược tăng trưởng (năm 2010), Cam kết cắt giảm thuế đối với hàng hoá, môi trường (năm 2012), Kế hoạch tổng thể về kết nối (năm 2014), Lộ trình nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ (năm 2016)…*“Chất xúc tác” cho các hiệp định thương mại
Trong gần ba thập kỷ hình thành và phát triển, thành tựu ấn tượng nhất của APEC là về tự do hóa thương mại và đầu tư, thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Theo “Báo cáo đánh giá giữa kỳ về tiến độ thực hiện mục tiêu Bogor” được APEC công bố năm2016, mức độ tự do hóa thương mại, đầu tư và mở cửa thị trường hiện nay của APEC đã vượt xa rất nhiều so với thời điểm Diễn đàn này nhất trí về việc thực hiện các Mục tiêu Bogor.
Trước hết, về mở cửa thị trường, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thương mại hàng hóa từ năm 1994 đến năm 2014 là 7,8%, đạt 18.400 tỷ USD trong năm 2014. Thương mại nội khối đã tăng gấp 4 lần trong giai đoạn này. Đáng chúý, mức thuế MFN trung bình trong khu vực đã giảm gần một nửa, từ 11% năm 1996xuống còn 5,5% năm 2014. Tỷ trọng các dòng sản phẩm được hưởng mức thuế suất 0%ở APEC tăng từ 27,3% năm 1996 lên 45,4% vào năm 2014.Thứ hai, mức độ tự do hóa sâu rộng của APEC còn thểhiện ở sự gia tăng nhanh chóng của các hiệp định thương mại tự do (FTA) và các hiệp định thương mại khu vực (RTA). Nói cách khác, APEC chính là “chất xúc tác”cho sự ra đời của rất nhiều hiệp định thương mại. Trong giai đoạn 1996-2015, số lượng các FTA/RTA đi vào thực thi trong APEC tăng từ 22 lên 152, với 61 hiệp định được ký kết giữa các nền kinh tế thành viên APEC.Thứ ba, APEC được coi là “vườn ươm” cho các sáng kiến,ý tưởng về hội nhập gắn với phát triển. APEC là nơi để các nền kinh tế thành viên thử nghiệm, thúc đẩy những ý tưởng về tự do hóa, thậm chí cả những nội dung gai góc, gặp nhiều trở ngại tại các khuôn khổ đa phương.
Thứ tư, trong suốt quá trình phát triển, APEC luôn coi trọng và đóng góp vào việc củng cố hệ thống thương mại đa phương. Đặc biệt, các nền kinh tế thành viên APEC đã đi đầu thúc đẩy việc hình thành các khu vực thương mại tự do rộng lớn như hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Cộng đồng ASEAN, Liên minh Thái Bình Dương để hướng tới hình thành Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP).*Tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại
Cùng với việc khởi xướng các ý tưởng về liên kết kinh tế và thúc đẩy sự ra đời của các hiệp định thương mại, APEC cũng đi đầu trong việc kết hợp với lãnh đạo các nền kinh tế để đồng bộ hóa hệ thống tiêu chuẩn, hệ thống hải quan, từ đó tạo thuận lợi cho việc giao thương xuyên biên giới, cải thiện 10% hiệu quả của chuỗi cung ứng.
Đáng chú ý, năm 2009, APEC đã đưa ra kế hoạch cải thiện môi trường kinh tế nhằm giảm thiểu chi phí và thủ tục khi giao thương tại các khu vực. Từ năm 2009 đến năm 2015, thời gian xin giấy phép xây dựng đã giảm18,7%, trong khi thời gian làm thủ tục thành lập công ty cũng giảm 20,2% so với năm 2009 và chi phí vay vốn ngân hàng cũng giảm từ 8,9% xuống còn trung bình1,6%.Bên cạnh đó, APEC cũng đưa vào hoạt động hệ thống thẻ du lịch APEC, giúp các doanh nhân có thể di chuyển dễ dàng hơn giữa các nền kinh tế thành viên, làm giảm thời gian làm visa và thủ tục xuất nhập cảnh. Hơn160.000 người hiện đang sử dụng thẻ APEC để di chuyển. Hiện nay, có trên 19 trên tổng số 21 nền kinh tế thành viên đã áp dụng thẻ du lịch này./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nhật Bản đánh giá cao vai trò chủ nhà Hội nghị cấp cao APEC 2017 của Việt Nam
11:32' - 13/07/2017
Ông Tsutomu Koizumi, Trưởng đoàn Nhật Bản tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần I (SOM 1)- đánh giá cao vai trò của Việt Nam khi là nước chủ nhà của Hội nghị cấp cao APEC 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Apec 2017: Đà Nẵng quyết tạo ấn tượng tốt đẹp cho các đại biểu
17:35' - 08/07/2017
Công tác chuẩn bị cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng (từ ngày 6 - 11/11) được thành phố đặc biệt chú trọng thực hiện.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Để phát triển du lịch bền vững, cần cơ chế hợp tác nội khối
10:46' - 05/07/2017
Theo giới chuyên gia, để phát triển du lịch bền vững, APEC cần sớm thiết lập các cơ chế hợp tác mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: APEC 2017 cần mang dấu ấn Việt Nam
12:13' - 22/06/2017
Sáng 22/6, tại Hà Nội, Ủy ban quốc gia APEC 2017 đã tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ tám.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.