APEC 2017: SOM 3 tiếp tục ngày làm việc thứ ba
Ngày 20/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị SOM 3 và các cuộc họp liên quan tiếp tục ngày làm việc thứ ba với 9 hoạt động của Đối thoại về công nghiệp ô tô (AD), Tiểu ban về thủ tục hải quan (SCCP), Tiểu ban về tiêu chuẩn và hợp chuẩn (SCSC), Diễn đàn đổi mới khoa học đời sống (LSIF), Nhóm công tác về chống tham nhũng và minh bạch hóa (ACTWG), Tiểu nhóm về bảo mật dữ liệu (ECSG - DPS) thuộc Ban chỉ đạo về thương mại điện tử (ECSG), Nhóm công tác về chống buôn lậu và khai thác gỗ bất hợp pháp (EGILAT) và Ủy ban thương mại và đầu tư (CTI).
Tiếp theo cuộc họp ngày 19/8, Đối thoại APEC về chống tham nhũng và buôn lậu của Nhóm ACTWG tập đã trung trao đổi những nội dung liên quan đến buôn bán động vật hoang dã, trong đó có hai chủ đề lớn được thảo luận gồm: động lực mới trong chống tham nhũng và phát hiện hành vi rửa tiền trong việc buôn bán động vật hoang dã.Các đại biểu đã cùng nhau đề ra các biện pháp để tăng cường hợp tác quốc tế cũng như phương thức hỗ trợ lẫn nhau trong vấn đề này.
Tiểu ban SCCP tiếp tục ngày họp thứ hai trong chuỗi ba ngày họp.Các thành viên đã chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý rủi ro cũng như việc áp dụng luật sở hữu trí tuệ trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ.
Cuộc họp cũng tiến hành rà soát hợp tác giữa hải quan các nền kinh tế thành viên và hợp tác giữa Tiểu ban SCCP với các tiểu ban và nhóm công tác khác trong APEC.
Trên cơ sở kết quả của hai Hội thảo của Nhóm AD về tác động của các công cụ chính sách của Chính phủ đối với xe sử dụng năng lượng mới nhằm thực hiện Lộ trình APEC về xe điện trong hai ngày đầu tiên, Đối thoại lần thứ 27 về ô tô của Nhóm AD đã tập trung thảo luận về vấn đề tiếp cận thị trường và các vấn đề liên quan đến thị trường ô tô cũng như cơ chế hài hòa hóa tiêu chuẩn và luật lệ. Ban chỉ đạo về thương mại điện tử (ECSG) đã tổ chức cuộc họp của Tiểu nhóm về bảo mật dữ liệu (ECSG - DPS), trong đó trọng tâm là trao đổi về Hệ thống quy tắc bảo mật xuyên biên giới (CBPR), cập nhật khung bảo mật APEC và các nội dung của kế hoạch hành động của Tiểu ban trong thời gian tới.Các đại biểu cũng thảo luận về những kết quả đạt được trong triển khai hệ thống CBPR và việc tăng cường chia sẻ thông tin giữa các thành viên CBPR.
Ngoài ra, cuộc họp đã bàn về Thỏa thuận thực thi bảo vệ sự riêng tư xuyên biên giới (CPEA), giới thiệu tổng quan về CPEA và các lợi ích của CPEA cho các nền kinh tế hiện không tham gia thỏa thuận này.
Ủy ban thương mại và đầu tư (CTI) đã tổ chức Hội thảo về tăng cường tính minh bạch và sự tham gia trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại.Dự án này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu dài hạn của APEC về thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực ngày càng sâu rộng cũng như Khuôn khổ Kế hoạch hành động nhằm triển khai Sáng kiến nâng cao năng lực liên kết kinh tế khu vực lần thứ 2 (CBNI), qua đó giúp tăng cường tính minh bạch và sự tham gia của các bên liên quan trong các đàm phán thương mại.
Cuộc họp của Ủy ban tư vấn pháp quy hỗn hợp lần thứ 22 về thiết bị điện và điện tử (SCSC) đã thảo luận về Hiệp định công nhận lẫn nhau trong đánh giá hợp chuẩn thiết bị điện và điện tử.Các thành viên cũng chia sẻ các báo cáo cập nhật về vấn đề bình đẳng giới trong tiêu chuẩn hóa, đánh giá những rủi ro của các thiết bị sử dụng pin LiPo đối với trẻ em.
Cũng trong khuôn khổ SCSC, Đối thoại lần thứ 10 về các quy định điển hình của SCSC đã kết thúc ngày làm việc thứ hai trong đợt Hội nghị SOM 3.
Phiên họp toàn thể đầu tiên của Nhóm EGILAT đã tập trung trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về chống bán phá giá bất hợp pháp và chống buôn lậu các sản phẩm gỗ hợp pháp.Nhóm cũng đã cập nhật tiến độ thực hiện kế hoạch hoạt động của EGILAT cho năm 2017 và tiếp tục thảo luận các nội dung dự kiến của Kế hoạch chiến lược của EGILAT giai đoạn 2018 -2022 nhằm góp phần thực hiện mục tiêu dài hạn về quản lý rừng bền vững tại châu Á - Thái Bình Dương.
Nhóm LSIF trong ngày cũng đã tổ chức cuộc họp trù bị.Nhóm LSIF, thành lập từ năm 2002, có nhiệm vụ tập hợp các nghiên cứu về khoa học, y tế, thương mại, kinh tế và tài chính để đối phó với các bệnh truyền nhiễm và mãn tính cũng như vấn đề già hóa dân số.
LSIF hiện là một trong những sáng kiến hàng đầu của APEC trong lĩnh vực y tế.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Ứng dụng thông tin thời tiết để ứng phó với biến đổi khí hậu
15:20' - 20/08/2017
Vviệc sử dụng dữ liệu thời tiết để phục vụ trong canh tác sản xuất là một trong những giải pháp thích hợp nhất với tình hình và nhu cầu hiện tại của nền nông nghiệp châu Á – Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Chuyển giao kỹ thuật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp
15:01' - 20/08/2017
Ngày 20/8, Nhóm công tác hợp tác kỹ thuật nông nghiệp APEC (ATCWG) tổ chức buổi họp thường niên trong khuôn khổ Tuần lễ An ninh lương thực ...
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp thúc đẩy giá trị gia tăng
14:54' - 20/08/2017
Ngày 20/8, tại thành phố Cần Thơ, Nhóm Diễn đàn Đối thoại về Phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp (HLPDAB) đã tổ chức họp thường niên Diễn đàn phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp APEC.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thúc đẩy đầu tư thiết bị điện, điện tử
14:03' - 20/08/2017
Ngày 20/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tiểu ban về tiêu chuẩn và hợp chuẩn APEC (SCSC) tổ chức cuộc họp lần thứ 22 Ủy ban tư vấn pháp quy hỗn hợp về thiết bị điện và điện tử (JRAC).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chưa đảm bảo tiến độ cầu vượt ngang
20:12'
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu mặc dù đã được thông xe kỹ thuật vào ngày 19/4/2025 nhưng cho đến nay vẫn còn 2 cầu vượt ngang chưa đảm bảo tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn hai dự án cao tốc qua Lạng Sơn
20:12'
Chiều 8/7, UBND tỉnh Lạng Sơn họp chuyên đề tháo gỡ vướng mắc hai dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng).
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Israel tăng gần 45%
19:03'
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Trung Đông, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel vẫn đạt 1,565 tỷ USD, tăng 44,64% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị thông xe một làn sau vụ sạt lở đất tại Quốc lộ 15D
19:00'
Ban Quản lý bảo trì giao thông (Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị) đang phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan thông xe một làn sau vụ sạt lở đất trên tuyến Quốc lộ 15D.
-
Kinh tế Việt Nam
Đợt đặc xá dịp 2/9 có ý nghĩa đặc biệt, diện đối tượng được xem xét mở rộng hơn
18:03'
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, với ý nghĩa đặc biệt của đợt đặc xá dịp 2/9 nên phạm vi, quy mô, điều kiện, diện đối tượng được xem xét đề nghị đặc xá được mở rộng hơn đợt 1 dịp 30/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Marc Knapper: Nhiều trụ cột hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
17:48'
Ngày 8/7, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đã gặp gỡ báo chí để thông tin về những cột mốc quan trọng và định hướng tương lai của mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel hợp tác đào nhân lực về AI
17:40'
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel phối hợp tác đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của Thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam huy động hơn 7 tỷ USD cho chuyển đổi năng lượng công bằng
16:59'
Việt Nam xác định 24 dự án phù hợp JETP với tổng vốn cần huy động 7,04 tỷ USD, trong đó 3 dự án đầu tiên đã đạt thỏa thuận tín dụng từ các đối tác quốc tế thuộc nhóm IPG.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng thu hồi một phần dự án “treo” Hòn Ngọc Á Châu để làm công viên
16:34'
Hiện Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đang tổng hợp trình UBND thành phố xem xét phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án.