ASEAN: Cách thức vượt qua khủng hoảng tài chính
*Những điểm yếu trong cơ chế cũ
Trong bài phân tích đăng trên tờ Bangkok Post, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Thái Lan Bandid Nijathaworn, hiện là Chủ tịch Quỹ Chính sách công và quản trị tốt, nhận định rằng cho đến nay, ASEAN đã làm tốt và hiện là khu vực tăng trưởng nhanh nhất và năng động nhất thế giới.Chìa khóa cho sự thành công của tổ chức này là chế độ kinh doanh và đầu tư mở, được hỗ trợ bởi các chính sách tiên tiến và những cải cách cơ cấu sau cuộc Khủng hoảng tài chính châu Á (AFC).
Những cải cách đó, bao gồm Thỏa thuận về đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai (CMIM) và việc thiết lập đối tác nghiên cứu kinh tế vĩ mô với ba đối tác Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.Đây được coi như là cơ chế giám sát và tài trợ của khu vực để ngăn chặn và giải quyết khủng hoảng, qua đó giúp củng cố kỷ luật kinh tế vĩ mô của khu vực và tăng cường khả năng chống đỡ của khu vực trước những cú sốc bên ngoài, trong khi mang lại một "bộ đệm" nữa để giảm thiểu nguy cơ về một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán.
Nhờ có những cơ chế này, khu vực ASEAN đã có thể duy trì sự tăng trưởng kinh tế mạnh và vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 với thành công đáng kể.Tuy nhiên, trong khi sự hòa nhập kinh tế tiếp tục tiến triển sau Khủng hoảng tài chính châu Á (bằng chứng là sự nổi lên trong thương mại nội khối, điều đã trở thành bánh lái quan trọng của động lực khu vực), các nước ASEAN đồng thời cũng trở nên phụ thuộc mạnh mẽ hơn bao giờ hết vào ba đối tác của họ (Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc) trong việc ngăn chặn và giải quyết khủng hoảng vì nhóm này thiếu mạng lưới an toàn tài chính tương xứng và đáng tin cậy của riêng mình.
Việc thành lập CMIM năm 2011 thông qua đa phương hóa các dàn xếp hoán đổi song phương theo Sáng kiến Chiang Mai năm 2000 phản ánh sự nổi lên của chủ nghĩa đa phương và một kiến trúc tài chính quốc tế mới đang hình thành vào lúc đó.Dưới trật tự tài chính mới, điều được dự tính là sẽ có một sự chia sẻ trách nhiệm để ngăn chặn và giải quyết các cuộc khủng hoảng giữa các nước ở cấp độ khu vực thông qua dàn xếp cảnh báo và tài trợ của riêng khu vực cũng như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở cấp độ toàn cầu.
Đối với ASEAN, dàn xếp mới này có nghĩa là mất đi sự thích hợp cho hợp tác kinh tế và tài chính của riêng nhóm này mà đã tồn tại từ lâu trước khi thiết lập CMIM, khiến ASEAN không có dàn xếp hữu hiệu nào của riêng mình để ngăn chặn và giải quyết khủng hoảng.Trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, hợp tác kinh tế và tài chính trong các quốc gia ASEAN được tổ chức tốt và vững mạnh, với những cuộc tham vấn thường kỳ giữa các thành viên và được hỗ trợ bởi Thỏa thuận hoán đổi ASEAN (ASA) hình thành từ năm 1997.
Việc thiết lập CMIM và kiến trúc tài chính toàn cầu mới đã áp đảo những dàn xếp thể chế cũ hơn đó. Tham vấn kinh tế ASEAN đã bị thay thế bởi tiến trình song song Xem xét Kinh tế và Đối thoại Chính sách (ERPD) bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, trong khi ASA bị "che mờ" bởi CMIM rộng lớn hơn. Điều quan trọng hơn, theo thỏa thuận mới, sự tiếp cận của khu vực với sự hỗ trợ tài chính khẩn cấp từ IMF trở nên có điều kiện hơn trong tiến trình CMIM.Một thử thách lớn với CMIM là hoạt động như một cơ chế chính của khu vực để ngăn chặn và giải quyết khủng hoảng đến khi những "cú sốc" biến động dòng vốn lan tràn khắp toàn cầu sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.Mặc dù không có nước ASEAN nào rơi vào khủng hoảng, CMIM đã chứng tỏ là không hiệu quả trong vai trò được dự kiến. Bất chấp nhu cầu thực sự của một số thành viên ASEAN về hỗ trợ tài chính khẩn cấp, CMIM chưa bao giờ được sử dụng, thậm chí ngay cả khi vào lúc đỉnh điểm của những "cú sốc" mức biến động dòng vốn.
*Xây dựng mạng lưới an toàn tài chínhCó ba luận điểm kinh tế mạnh ủng hộ ASEAN tái xây dựng, dàn xếp, ngăn chặn và giải quyết khủng hoảng của riêng tổ chức này, thiếp lập một mạng an toàn bổ sung song hành với CMIM. Mạng an toàn ASA mới sẽ mang lại cho ASEAN cơ chế ngăn chặn và giải quyết khủng hoảng của riêng mình và với thiết kế mới, có thể lấp đầy khoảng trống do CMIM để lại.Thứ nhất, các nước ASEAN thường không được bảo vệ trước những "cú sốc" riêng biệt khác về bản chất với những "cú sốc" tác động tới những đối tác cộng ba (Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản) của khối này, như những cú sốc về thanh khoản tác động đến những nước ASEAN sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.Như vậy, ASA mới sẽ được thiết kế như là một nhà cung cấp thanh khoản để tạo ra bộ đệm trước các "cú sốc" để bổ sung cho CMIM.
Thứ hai, khi so sánh với thời gian xảy ra Khủng hoảng tài chính châu Á, các nước ASEAN giờ đây phát triển hơn, với vị thế tổng dự trữ quốc tế là hơn 900 tỷ USD.Sức mạnh như vậy có thể được huy động để tăng sự sẵn có của quỹ tài trợ khẩn cấp ASA lên ít nhất 50 tỷ USD, qua đó bổ sung thỏa đáng cho CMIM như là tuyến phòng thủ thứ hai mà có thể giúp đáp ứng những nhu cầu thanh khoản ngắn hạn của một vài nước ASEAN cùng một lúc.
Thứ ba, bất kỳ quyết định nào nhằm kích hoạt ASA sẽ đều do các nước ASEAN đưa ra, độc lập với ba nước đối tác. Các cuộc đối thoại cảnh báo và chính sách có thể được thực hiện thông qua những tiến trình tham vấn kinh tế hiện nay của ASEAN, cũng như tiến trình AMRO (nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3), thay vì thành lập một tổ chức riêng rẽ mới.Việc tái thiết lập ASA như là mạng an toàn của ASEAN vào thời điểm tình trạng không chắc chắn toàn cầu ngày càng gia tăng sẽ giúp phục vụ cho hai mục đích chính:Trước hết, việc này sẽ giúp củng cố hợp tác kinh tế và tài chính khu vực, điều sẽ tăng cường nền tảng tăng trưởng của khu vực trong khi mang lại cho khu vực một biện pháp bảo hiểm nữa trước khủng hoảng tài chính thông qua một cơ chế ngăn chặn và giải quyết khủng hoảng hữu hiệu của riêng mình.Tiếp đó, một ASA hiệu quả hơn sẽ mang lại cho khu vực một cơ chế đáng tin cậy để giúp giảm nhẹ những nguy cơ xảy ra khủng hoảng trong tương lai một cách kịp thời, không bị ràng buộc bởi những ảnh hưởng quá mức của chính trị toàn cầu và những nền kinh tế lớn. /.Tin liên quan
-
Tài chính
Phát triển hệ thống thanh toán chung trong ASEAN
17:54' - 15/04/2019
Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) đang góp sức thúc đẩy sự hình thành một hệ thống thanh toán chung trong khu vực ASEAN.
-
Tài chính
Giao dịch bằng đồng nội tệ đang được thúc đẩy trong ASEAN
13:01' - 15/04/2019
Việc thúc đẩy, sử dụng đồng nội tệ sẽ chỉ hoạt động hiệu quả nếu chi phí giao dịch liên quan đến việc đổi một loại tiền của nước này sang loại tiền nước khác đủ thấp để có giá trị.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hướng sang thị trường ASEAN
06:00' - 13/04/2019
Từ khi Trung Quốc và Mỹ xảy ra cuộc chiến thương mại, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tích cực mở rộng đầu tư sang các nước ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhìn lại 30 năm hợp tác ASEAN - Hàn Quốc
05:30' - 13/04/2019
Từ ngày 25 - 27/11/2019 tại Busan, Hàn Quốc sẽ diễn ra các sự kiện lịch sử “Lễ kỷ niệm quan hệ ASEAN- Hàn Quốc lần thứ ba” và “Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-Mekong lần thứ nhất”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển mạng di động 5G có ý nghĩa quan trọng đối với các nước ASEAN
13:40' - 22/03/2019
Ngày 22/3, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức Hội nghị ASEAN về phát triển mạng thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G).
-
Kinh tế Việt Nam
Bản sắc và vai trò trung tâm của Cộng đồng ASEAN
12:50' - 19/03/2019
Ngày 19/3, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao Việt Nam) phối hợp với Quỹ Konrad-Adenauer Stiftung (KAS) tổ chức Hội thảo quốc tế Cộng đồng ASEAN: Bản sắc và vai trò trung tâm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.