Phát triển mạng di động 5G có ý nghĩa quan trọng đối với các nước ASEAN
Hội nghị có sự tham gia của các đại biểu quốc tế là Bộ trưởng, lãnh đạo các cơ quan quản lý về viễn thông các nước ASEAN và các nước đối thoại, đại diện các tổ chức quốc tế chuyên ngành, lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu về sản xuất, khai thác dịch vụ viễn thông quốc tế và trong nước.
Hội nghị ASEAN về 5G là một trong các sáng kiến của Việt Nam, được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng thông báo tại Hội nghị Bộ trưởng Viễn thông và Công nghệ thông tin ASEAN 2018, nhằm đẩy mạnh phối hợp trong khu vực về chính sách, đầu tư, phát triển công nghệ, dịch vụ và ứng dụng 5G. Đây cũng là hội nghị đầu tiên của ASEAN về phát triển mạng 5G. Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định: ASEAN là một tổ chức có uy tín trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên trường quốc tế. Các nước trong cộng đồng ASEAN luôn đồng thuận để xây dựng cộng đồng, đóng góp vào sự hòa bình và thịnh vượng của thế giới. Về lĩnh vực công nghệ viễn thông, nhìn lại thời điểm khi thế giới triển khai mạng di động 2G, 3G, 4G, ban đầu, các nước ASEAN chỉ thụ hưởng công nghệ này. Nhưng gần đây, các nước ASEAN đã tạo ra bước phát triển để đóng góp trí tuệ vào lĩnh vực công nghệ của thế giới. Nhiều nước đã chú trọng nghiên cứu phát triển, sản xuất các thiết bị phần cứng, phần mềm, phục vụ cho mạng di động thế hệ mới. Đề cập về 5G, Phó Thủ tướng cho rằng: Việc phát triển mạng thông tin di động 5G không chỉ là vấn đề về khoa học – công nghệ mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam và các nước. Đây không chỉ là bước đột phá về tốc độ mà còn liên quan đến việc thay đổi phương thức sản xuất của thế giới cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ điện toán, trí tuệ nhân tạo…Trước một công nghệ mới, những bước đi ban đầu bao giờ cũng khó khăn. Do vậy, Chính phủ cần chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp để họ tự tin hơn và giảm bớt rủi ro, thay vì để cho công nghệ mới tự thân phát triển, các doanh nghiệp tự đổi mới và tìm hướng đi cho mình.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Công nghệ bao giờ cũng có hai mặt. Vì vậy, trong quá trình phát triển, một mặt cần thúc đẩy sáng tạo, mặt khác cần khắc phục được các mặt trái, trong đó có vấn đề an toàn, an ninh thông tin, giảm thiểu những tác động theo chiều không thuận.Phó Thủ tướng yêu cầu đại biểu các nước cần thảo luận để đưa ra hướng đi thiết thực cho sự phát triển của 5G. Trong đó, nhận diện rõ những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức; đề ra định hướng và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho phát triển công nghệ nói chung và mạng thông tin di động 5G nói riêng ở khu vực Asean trong thời gian tới.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của việc phát triển mạng 5G. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Công nghệ thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G) sẽ là trụ cột, là cơ sở hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số vì có những tính năng vượt trội như: Băng rộng, tốc độ rất cao, mật độ kết nối truyền thông không dây rất cao, độ trễ thấp, đáp ứng nhanh…Với chủ trương khi thế giới triển khai 5G thì Việt Nam cũng sẽ là một trong những nước đầu tiên triển khai, ngay từ đầu năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã triển khai cấp phép tần số cho các doanh nghiệp thử nghiệm 5G tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam cũng đang tập trung phát triển các doanh nghiệp công nghệ và sản xuất các thiết bị IOT, thiết bị viễn thông, chipset 5G, camera giám sát…
Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước trong ASEAN để thành lập liên doanh và các nhà máy sản xuất sản phẩm công nghệ; sẵn sàng mở và chia sẻ tất cả các bí quyết công nghệ với quốc gia khác để tất cả thành viên ASEAN có thể làm chủ các thiết bị đảm bảo an ninh mạng quốc gia.
Trong phiên thảo luận mở, chuyên gia quốc tế và đại biểu các nước đã thảo luận về vai trò 5G và chuyển đổi số, các cơ hội và tiềm năng từ 5G, ứng dụng 5G trong các lĩnh vực kinh tế số, xã hội số và Chính phủ số. Các phiên chuyên đề cũng giới thiệu về tiềm năng ứng dụng 5G trong y tế, giáo dục, nông nghiệp, sản xuất và đô thị thông minh... Hội nghị cũng thảo luận những khó khăn, thách thức mà ASEAN sẽ phải đối mặt và cần phối hợp khi triển khai xây dựng hệ sinh thái cho mạng 5G. Trước đó, trong khuôn khổ các hoạt động của hội nghị, ngày 21/3, đại biểu các nước đã tập trung thảo luận chuyên sâu về chính sách và quản lý, chiến lược phát triển di động băng rộng và lộ trình triển khai 5G bao gồm công nghệ, chia sẻ và dùng chung cơ sở hạ tầng, tần số, tiêu chuẩn, an toàn thông tin, ứng dụng và các mô hình kinh doanh dịch vụ 5G./. Xem thêm:>>Tướng Mỹ kêu gọi ngành viễn thông thống lĩnh mạng 5G
>> Cuộc đua giành thị phần cung cấp thiết bị 5G nóng lên từng ngày
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đan Mạch loại Huawei chọn Ericsson trong phát triển mạng 5G
21:08' - 19/03/2019
Tập đoàn viễn thông lớn nhất Đan Mạch TDC đã lựa chọn hãng Ericsson (Thụy Điển) thay cho nhà cung cấp hiện nay Huawei để phát triển mạng di động 5G.
-
DN cần biết
Đức mở phiên đấu thầu dự án phát triển mạng 5g
16:10' - 19/03/2019
Ngày 19/3, Đức mở phiên đấu thầu dự án phát triển mạng không dây thế hệ mới 5G trong bối cảnh nước này và Mỹ đang tranh cãi về an ninh liên quan đến Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc.
-
Doanh nghiệp
Intel thuyết phục các nhà đầu tư về phát triển mạng 5G
20:16' - 25/02/2019
Ngày 25/2, tập đoàn Intel đã công bố các sản phẩm chip mới và đối tác mới với hy vọng sẽ thuyết phục các nhà đầu tư về phát triển công nghệ mạng 5G.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh có thể hạn chế rủi ro từ thiết bị mạng 5G của Huawei
12:16' - 18/02/2019
Chính phủ Anh có thể giảm thiểu những rủi ro phát sinh từ việc sử dụng các sản phẩm thiết bị phục vụ mạng di động thế hệ 5 (gọi tắt là mạng 5G) của doanh nghiệp viễn thông Huawei (Trung Quốc).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
12:31'
Ngày 4/7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025–2030 đã diễn ra thành công tốt đẹp và thông qua nhiều nội dung để phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hóa xây 39 khu tái định cư phục vụ dự án đường sắt Bắc - Nam
11:46'
Dự kiến có khoảng 2.107 hộ dân phải di dời và bố trí tái định cư. Ngoài ra, khoảng 41 công trình gồm cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng sẽ phải di dời.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Bulgaria hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư
07:58'
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria ngày 3/7 đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria (BCCI) tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
07:58'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35' - 03/07/2025
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18' - 03/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10' - 03/07/2025
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.