Asia House: Chuyển dịch đầu tư thúc đẩy phục hồi kinh tế Việt Nam
Trong một nghiên cứu mới đây, bà Phyllis Papadavid, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Cố vấn tại tổ chức tư vấn Asia House có trụ sở tại London (Anh), chỉ ra rằng Việt Nam cần thúc đẩy đầu tư nhằm phục hồi kinh tế và tăng cường khả năng ứng phó với những rủi ro mới.
Theo bà Phyllis Papadavid- một chuyên gia về kinh tế và chiến lược tài chính, Việt Nam là câu chuyện thành công về kinh tế cũng như khả năng chống chịu trong các cuộc khủng hoảng, bao gồm đại dịch COVID-19 hiện nay.
Chuyên gia kinh tế này dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết giá trị thương mại xuyên biên của Việt Nam chiếm 209% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2020, chỉ đứng sau Singapore ở khu vực Đông Nam Á. Điều này phản ánh sự cởi mở và hội nhập quốc tế sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam.
Bà Papadavid chỉ ra rằng tự do thương mại đóng vai trò quan trọng trong thành công của Việt Nam. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 và ký các hiệp định thương mại tự do với các nước ASEAN, Mỹ và Anh.
Năm 2020, Việt Nam cũng tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)- hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới.
Theo chuyên gia, độ mở của nền kinh tế đã giúp Việt Nam có khả năng chống chịu trong đại dịch COVID-19. Bất chấp những gián đoạn sản xuất từ việc đóng cửa các nhà máy do tác động của đại dịch, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đạt mức tăng trưởng kinh tế dương vào năm 2020, cho thấy khả năng chống chịu và phục hồi tăng trưởng kinh tế trong khủng hoảng của nước này.
Mặc dù đánh giá Việt Nam là câu chuyện thành công trong những thập kỷ qua và trong cuộc khủng hoảng hiện nay, bà Papadavid nhận định Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm những rủi ro về biến đổi khí hậu; suy giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu bị ảnh hưởng do gián đoạn chuỗi cung ứng trong cuộc khủng hoảng toàn cầu do tác động của đại dịch COVID-19.
Chuyên gia này cho rằng, mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong tăng trưởng bền vững, Việt Nam cần thúc đẩy các chính sách mới nhằm đối phó với những thách thức trên, và nhấn mạnh tầm quan trọng của các khoản đầu tư để xây dựng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và các cú sốc về kinh tế.
Theo bà Papadavid, với vai trò quan trọng của FDI trong tăng trưởng kinh tế của đất nước, Việt Nam cần thúc đẩy thu hút FDI nhằm tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp (AgTech), công nghệ sinh học, tự động hóa và công nghệ thông tin, vốn là nền tảng cho nền kinh tế xanh của Việt Nam.
Ngoài ra, để xây dựng khả năng phục hồi, Việt Nam cần thu hút FDI để tái định hình nền kinh tế về mặt không gian thông qua việc thành lập các cụm kinh tế mới ở các khu vực không thuộc ven biển và tạo ra cơ hội việc làm.
Việt Nam cũng cần xây dựng một chiến lược tài trợ rủi ro toàn diện, theo đó cần xác định mức hỗ trợ tài chính phù hợp sau thiên tai cũng như các khoản nợ của chính phủ liên quan tới thiên tai, bởi đây là chìa khóa để quản lý chi phí phát sinh do thiên tai.
Chuyên gia này tin rằng những thành công về cải cách trong quá khứ là cơ sở để Việt Nam tự tin đối mặt với những thách thức trong tương lai./.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
The Economist nhận định lạc quan về triển vọng của kinh tế Việt Nam
08:29' - 01/09/2021
Trang mạng economist.com ngày 30/8 nhận định việc hội nhập với nền sản xuất toàn cầu đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam luôn hoạt động trong đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Báo Anh: Dịch COVID-19 không thể kìm hãm nền kinh tế Việt Nam
07:09' - 01/09/2021
Trang mạng economist.com ngày 30/8 nhận định việc hội nhập với nền sản xuất toàn cầu đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam luôn hoạt động trong đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Cách thức nào đưa kinh tế Việt Nam "thoát hiểm" trong đại dịch?
16:26' - 30/08/2021
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam và chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam để tìm hiểu về những cách thức đưa nền kinh tế Việt Nam “thoát hiểm” từ đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Lãnh đạo Mexico và Mỹ nhất trí thúc đẩy cân bằng thương mại song phương
10:16'
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục duy trì nỗ lực cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước cũng như giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ song phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Tạo vốn mồi cho đầu tư mạo hiểm
08:47'
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đã có nhiều hoạt động giúp các công ty khởi nghiệp thiết lập quan hệ với một mạng lưới các nhà đầu tư đa dạng trong nước và quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Đức tăng trưởng nhẹ trong quý đầu năm
10:19' - 01/05/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, đối với nền kinh tế hướng đến xuất khẩu của Đức, tranh chấp thuế quan do Tổng thống Mỹ khởi xướng là một yếu tố đặc biệt tiêu cực.
-
Ý kiến và Bình luận
Tri ân quá khứ, vun đắp tương lai
16:32' - 30/04/2025
Trong những ngày tháng tư lịch sử này, tự hào, xúc động và biết ơn có lẽ là những cảm xúc chủ đạo trong lòng của mỗi người mang trong mình dòng máu Việt.
-
Ý kiến và Bình luận
CEBR: Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ASEAN vào năm 2036
14:21' - 30/04/2025
Việt Nam được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia và là nền kinh tế lớn thứ 20 trên thế giới vào năm 2036.
-
Ý kiến và Bình luận
Đại sứ UPeace ca ngợi nỗ lực xây dựng hòa bình của Việt Nam
09:13' - 30/04/2025
Thời gian qua, Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy tính linh hoạt và quan điểm đối thoại để giải quyết những khó khăn.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Nga đánh giá hành trình phi thường của Việt Nam
08:43' - 30/04/2025
Chuyên gia Grigory Trofimchuk khẳng định kể từ sau khi thống nhất hoàn toàn năm 1975, Việt Nam đã có bước thay đổi to lớn, vươn mình trở thành quốc gia có vị thế quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Lào ca ngợi Đại thắng mùa Xuân 1975
08:43' - 30/04/2025
Bài viết trên Báo Pasaxon đã chỉ ra những lý do để Việt Nam giành được thắng lợi to lớn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thế giới chia cắt là rủi ro lớn nhất cho thị trường
10:25' - 29/04/2025
Đây là nhận định của ông Nicolai Tangen, Tổng Giám đốc điều hành (CEO) của Norges Bank Investment Management (NBIM), Quỹ đầu tư trị giá 1.800 tỷ USD của Na Uy.