AU hối thúc dỡ bỏ rào cản phi thuế quan nhằm kích hoạt Hiệp định AfCFTA
Ngày 4/10, Liên minh châu Phi (AU) hối thúc các quốc gia thành viên khẩn trương dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan trong thương mại nội khối nhằm thúc đẩy quá trình hiện thực hóa Hiệp định Thương mại tự do châu Phi (AfCFTA), dự kiến có hiệu lực vào tháng 1/2021.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, trong thông báo cùng ngày, liên minh có trụ sở tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia này cho biết mặc dù phần lớn các quốc gia thành viên đều nhận thức rõ tác động tiêu cực của rào cản phi thuế quan tới thương mại nội khối nhưng đa số vẫn chưa đưa ra các biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này.
Trong thông báo, người đứng đầu Ủy ban Thương mại và Công nghiệp của AU Albert Muchanga chỉ rõ nếu các quốc gia không giải quyết rốt ráo thực trạng hiện nay, việc triển khai hiệp định thương mại được đánh giá là có quy mô lớn nhất thế giới này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Do vậy, ông Muchanga cho rằng sự thành công của AfCFTA sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của chính phủ 54 quốc gia thành viên trong việc rà soát cũng như loại bỏ các hàng rào phi thuế quan hiện vẫn đang được áp dụng tràn lan tại lục địa này.
Tuần trước, AU đã mở một chiến dịch truyền thông mang tên “Trade Easier Campaign – Đơn giản hóa thương mại’’, trong đó liệt kê các loại hàng rào phi thuế quan hiện đang cản trở thông thương nội khối, cũng như cung cấp các giải pháp hiệu quả để loại bỏ.
Thực hiện cùng sự phối hợp của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD), chiến dịch này cũng ra mắt cổng thông tin điện tử trong đó cho phép các doanh nghiệp châu Phi gửi thông báo cho cơ quan chức năng về những rào cản phi thuế quan bất hợp lý mà họ gặp phải trong quá trình hoạt động.
Theo UNCTAD, nếu dỡ bỏ thành công hàng rào phi thuế quan, các quốc gia châu Phi mỗi năm có thể thu về khoảng 20 tỷ USD nhờ việc tăng cường trao đổi thương mại, cao hơn nhiều so với con số 3,6 tỷ USD mà các nước này phải chi trả để thực hiện việc loại bỏ các hàng rào này.
Ra mắt hồi năm ngoái sau 17 năm đàm phán gai góc, AfCFTA được kỳ vọng mở rộng cánh cửa giao thương của thị trường trị giá 2.500 tỷ USD cũng như giúp nâng cao đời sống của 1,3 tỷ dân tại lục địa thường chỉ được biết đến với nghèo đói và xung đột này.
Theo AU, sau khi AfCFTA được kích hoạt đầy đủ, việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan sẽ giúp tăng tỷ trọng thương mại nội khối lên 60% trong vòng 3 năm tới so với tỷ lệ hiện tại là 16%.
Bên cạnh đó, AfCFTA sẽ góp phần bảo đảm tăng trưởng bền vững, tạo việc làm, giảm nghèo, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy phát triển công nghiệp và hội nhập kinh tế toàn cầu tốt hơn. AfCFTA được đánh giá sẽ làm thay đổi cơ bản "cuộc chơi" bấy lâu nay tại châu Phi.
Thay vì trước đây chỉ tập trung vào các đối tác "xa xôi" tận châu Âu hay Mỹ, các quốc gia châu Phi từ giờ sẽ có cơ hội tăng cường giao thương với nhau và bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
Theo số liệu của AU, kim ngạch thương mại giữa các nước châu Phi hiện đang thấp hơn rất nhiều so kim ngạch giữa các nước châu Phi với các khu vực khác trên thế giới.
Thương mại nội khối châu Phi chỉ chiếm 16% trong tổng giá trị thương mại của toàn châu lục, thấp hơn so mức 19% tại Mỹ Latinh, 51% ở châu Á, 54% ở Bắc Mỹ và 70% ở châu Âu.
Các chuyên gia cho rằng bên cạnh tình trạng bất ổn chính trị và xung đột thường xuyên xảy tại nhiều quốc gia, một nguyên nhân quan trọng khác ngăn cản việc giao thương giữa các nước châu Phi là việc thiếu hụt một hành lang pháp lý, các chính sách ưu đãi cũng như sự đồng lòng từ các quốc gia thành viên./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
WB: AfCFTA sẽ mang lại cơ hội phát triển cho các nước châu Phi
10:36' - 02/08/2020
WB nhận định Hiệp định Thương mại Tự do Lục địa châu Phi (AfCFTA) sẽ mang lại cơ hội thực sự cho các quốc gia châu lục thúc đẩy tăng trưởng, giảm đói nghèo và mở rộng quy mô kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
13:39' - 06/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
-
Tài chính & Ngân hàng
BRICS lần đầu thông qua đề xuất chung về cải cách IMF
12:57' - 06/07/2025
Đây là lần đầu tiên nhóm BRICS - hiện đã mở rộng từ 5 lên 11 quốc gia thành viên - đạt đồng thuận về lập trường thống nhất chung trong vấn đề cải cách IMF.
-
Tài chính & Ngân hàng
ABBANK khuyến cáo 2 cách định danh sinh trắc học cho doanh nghiệp
10:02' - 05/07/2025
ABBANK cho biết định danh sinh trắc học là bước bắt buộc không chỉ nhằm tuân thủ pháp luật, mà còn giúp tăng cường an toàn trong mọi giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư toàn cầu “quay xe” với đồng yen giữa loạt bất ổn kinh tế
06:00' - 04/07/2025
Chính sách tiền tệ hiện là rào cản lớn nhất đối với đồng yen, sau khi BoJ ra tín hiệu không vội tăng lãi suất thêm trong năm nay, sau lần tăng hồi tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng tăng tốc, tiếp sức cho phục hồi kinh tế
17:40' - 03/07/2025
Điểm đáng chú ý là tín dụng không còn “chờ” đến quý cuối cùng mới tăng tốc như thông lệ mà đã bứt phá ngay từ quý đầu năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Các ngân hàng lớn đồng loạt "thưởng đậm" cho cổ đông
08:10' - 03/07/2025
Nhiều ngân hàng lớn của Mỹ đã công bố kế hoạch tăng cổ tức trong quý III, sau khi vượt qua cuộc kiểm tra sức khỏe thường niên của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chủ tịch Fed để ngỏ khả năng hạ lãi suất
11:59' - 02/07/2025
Tại một diễn đàn ngân hàng trung ương ở Sintra (Bồ Đào Nha), khi được hỏi liệu Fed có cắt giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại hay không, ông Powell nhấn mạnh: “Tôi nghĩ điều đó là đúng”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vị thế thống trị của đồng USD chưa bị lung lay
11:26' - 02/07/2025
Các thống đốc ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã cùng chung nhận định rằng vị thế thống trị của đồng USD như đồng tiền dự trữ toàn cầu sẽ chưa đối mặt với bất kỳ thách thức lớn nào.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các nước Trung Đông tìm kiếm nguồn vốn vay tại châu Á-Thái Bình Dương
08:00' - 02/07/2025
Chỉ trong vài tuần gần đây, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ Trung Đông đã thực hiện các khoản vay trị giá hơn 2 tỷ USD nhằm tiếp cận thanh khoản từ những ngân hàng châu Á.