Từ phòng giao dịch đến dữ liệu số: Ngân hàng cần người “hai trong một”
Sự chuyển dịch mạnh mẽ sang ngân hàng số đang đặt ra bài toán cấp thiết về nguồn nhân lực công nghệ cao trong ngành ngân hàng.
Trong khi nhu cầu tuyển dụng tăng vọt thì nguồn cung lại chưa theo kịp cả về số lượng lẫn chất lượng, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ từ đào tạo đến tuyển dụng, giữ chân nhân tài. Đây là những nội dung chính được thảo luận tại Diễn đàn Nhân lực ngành ngân hàng trước làn sóng công nghệ do Tạp chí Một Thế Giới phối hợp Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 16/7 tại Hà Nội.
Cách mạng số “đổi vai” nhân sự ngành ngân hàngPhát biểu tại diễn đàn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh rằng ngành ngân hàng đang chứng kiến sự thay đổi căn bản chưa từng có. Trên 90% giao dịch của khách hàng hiện nay thực hiện qua kênh số. Các quy trình nghiệp vụ được tự động hóa, nhân lực từ chỗ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng giờ phải chuyển mình để hiểu và ứng dụng công nghệ.
“Trước kia chúng ta mơ mỗi ngày có 1 triệu giao dịch, còn bây giờ mỗi ngày có 50-100 triệu giao dịch tài chính. Điều này đặt ra thách thức về câu chuyện kiểm soát. Rõ ràng chúng ta không thể kiểm soát chứng từ đóng cặp dày như trước kia mà phải sinh ra các hệ thống áp dụng AI, áp dụng công nghệ mới để kiểm soát, phát hiện những lỗi về giao dịch”, Phó Thống đốc chỉ rõ. Sự thay đổi này dẫn đến việc ngân hàng cần đội ngũ nhân sự "hai trong một" - không chỉ giỏi nghiệp vụ, mà còn hiểu công nghệ, vận hành hệ thống, xử lý dữ liệu và đảm bảo an ninh mạng. “Chưa bao giờ ngành ngân hàng khát nhân lực về công nghệ thông tin như hiện nay”, ông Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh.Tình trạng thiếu hụt nhân sự công nghệ càng trở nên rõ ràng hơn khi PGS.TS Phạm Thị Hoàng Anh, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng, chỉ ra rằng đến năm 2026, ngành ngân hàng sẽ cần tới 750.000 nhân lực công nghệ, gấp hơn 2 lần so với năm 2018.
PGS.TS Phạm Thị Hoàng Anh cho biết Học viện Ngân hàng đã áp dụng chuẩn đầu ra về năng lực số từ năm 2021, đồng thời triển khai các khóa đào tạo ngắn hạn cho cán bộ đang làm việc. “Chúng tôi mong muốn xây dựng bộ tiêu chuẩn đào tạo số cho ngành ngân hàng và tăng cường hợp tác theo mô hình ba nhà: Ngân hàng Nhà nước – Cơ sở đào tạo – Cơ sở tài chính, khoa học công nghệ để sinh viên có thể tham gia thực tế nhiều hơn”, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng kiến nghị. Tuy nhiên, những nỗ lực từ các trường đào tạo mới chỉ là bước đầu, khi mà chương trình đào tạo công nghệ tài chính (fintech) vẫn còn gặp rào cản từ quy định hành chính. PGS.TS Đặng Ngọc Đức – Viện trưởng Viện Công nghệ Tài chính, Đại học Đại Nam – chia sẻ: “Quy định yêu cầu phải có 5 tiến sĩ để mở một ngành học mới như fintech là quá khó. Nếu không có chính sách đặc thù, sẽ rất khó để triển khai đào tạo bài bản”. Tuyển dụng khó, giữ chân người giỏi càng khó hơn Ở khía cạnh tuyển dụng, các ngân hàng cũng đang đối mặt với bài toán nan giải. Ông Lưu Danh Đức, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Công nghệ thông tin Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank) cho rằng tuy nguồn nhân lực về công nghệ đang rất dồi dào, nhưng để tuyển được đúng người lại cực kỳ khó. Quy trình phỏng vấn nhiều khi chỉ mang tính hình thức, người phỏng vấn không đủ năng lực để đánh giá ứng viên. Bên cạnh đó, việc giữ chân người giỏi lại càng khó hơn. “Việc có giữ được các nhân tài hay không là một vấn đề khác vì người tài không dễ dùng. Để sử dụng được những người này phải có cơ chế dân chủ, trong khi sức ép công việc lại phải ra sản phẩm thật nhanh”, ông Lưu Danh Đức chia sẻ. Tại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), ông Phạm Hà Duy, Thành viên Ban điều hành kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng số và Dữ liệu, cho biết, các vị trí công việc mới như trải nghiệm khách hàng, kinh doanh số, marketing số... đòi hỏi ứng viên có kiến thức tổng hòa giữa công nghệ, dữ liệu và nghiệp vụ. ABBank không còn giới hạn ứng viên chỉ từ Học viện Ngân hàng mà tuyển từ nhiều ngành, miễn là họ có tư duy công nghệ và định hướng nghề nghiệp rõ ràng.Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực công nghệ, các chuyên gia đề xuất cần bắt đầu từ chính sách đào tạo và đổi mới giáo dục. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho rằng, các chương trình đào tạo đại học hiện nay cần được tích hợp kỹ năng số, kể cả trong các ngành không thuần công nghệ như kinh doanh, ngân hàng, dịch vụ khách hàng.
Cũng theo Thứ trưởng Bùi Thế Duy, ở Hà Lan, ngành kinh doanh hiện có tới hơn 50% chương trình là lập trình. Ngay cả nhân viên chăm sóc khách hàng cũng phải hiểu hệ thống phần mềm, an ninh bảo mật. Nếu sinh viên không được trang bị kỹ năng số thì sẽ không thể làm việc hiệu quả trong ngân hàng hiện đại. Ông Đặng Ngọc Đức đề xuất nhà nước nên cấp học bổng toàn phần cho sinh viên học ngành fintech, tổ chức thường xuyên các cuộc thi tìm kiếm tài năng công nghệ, hỗ trợ kinh phí cho các trường đổi mới chương trình đào tạo, đồng thời bỏ bớt thủ tục hành chính để mở ngành học mới linh hoạt hơn. Về phía các trường đại học, nhiều mô hình đổi mới đã được triển khai. Đại học Đại Nam ứng dụng lớp học ngược có hỗ trợ AI, xây dựng phòng thí nghiệm blockchain, ký kết hợp tác với hơn 30 doanh nghiệp để sinh viên có cơ hội thực hành và cọ xát thực tế. Tuy nhiên, ông Đức thừa nhận, việc mời doanh nghiệp tham gia giảng dạy vẫn còn nhiều khó khăn. Những chuyển dịch nhanh chóng trong lĩnh vực ngân hàng số, tài sản số, trí tuệ nhân tạo và bảo mật đòi hỏi một chiến lược tổng thể về phát triển nhân lực. Nếu không hành động kịp thời, ngành ngân hàng Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu trong cuộc đua số hóa toàn cầu. Bài toán nhân lực công nghệ không còn là vấn đề riêng của từng tổ chức mà đã trở thành vấn đề chiến lược quốc gia, cần được nhìn nhận và giải quyết một cách nghiêm túc, toàn diện.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Dư nợ tín dụng vùng Đông Nam Bộ chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành
09:11' - 16/07/2025
Với dư nợ tín dụng chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành, các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai sau hợp nhất dự kiến sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá Bitcoin tiếp tục phá kỷ lục, vượt mốc 121.000 USD
12:49' - 14/07/2025
Sáng 14/7, giá Bitcoin có lúc đã đạt mức cao kỷ lục là 121.209,01 USD đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng Khu vực 6 duy trì ổn định khi sắp xếp hành chính
11:14' - 11/07/2025
Vận hành theo mô hình mới, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 6 bước đầu khẳng định tinh thần đổi mới và thích ứng linh hoạt.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cuối năm
12:32' - 08/07/2025
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để giảm lãi suất cho vay.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Dư nợ tín dụng vùng Đông Nam Bộ chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành
09:11' - 16/07/2025
Với dư nợ tín dụng chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành, các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai sau hợp nhất dự kiến sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mastercard: Stablecoin chưa thể trở thành công cụ thanh toán phổ thông
13:41' - 15/07/2025
Bất chấp những lời tung hô, stablecoin vẫn còn rất xa có thể trở thành công cụ thanh toán phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đó là nhận định của ông Jorn Lambert, Giám đốc sản phẩm của Mastercard.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá Bitcoin tiếp tục phá kỷ lục, vượt mốc 121.000 USD
12:49' - 14/07/2025
Sáng 14/7, giá Bitcoin có lúc đã đạt mức cao kỷ lục là 121.209,01 USD đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc: Lương tối thiểu tăng 2,9% vào năm 2026
06:00' - 14/07/2025
Ủy ban lương tối thiểu Hàn Quốc đã ấn định mức lương tối thiểu năm 2026 là 10.320 won (7,5 USD) mỗi giờ, tăng 2,9% so với năm 2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD tăng giá, dứt chuỗi hai tuần giảm liên tiếp
13:44' - 12/07/2025
Đồng USD đã tăng 0,79% lên 147,4 yen đổi 1 USD, trên đà tăng gần 2% trong tuần này – mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 12/2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tầng lớp trung lưu ở Đức tích luỹ tài sản đáng kể
08:30' - 12/07/2025
Tài sản ròng trung vị của hộ gia đình dưới 35 tuổi thấp hơn đáng kể, ở mức 17.300 euro, trong khi mức trung vị ở nhóm tuổi từ 55 đến 64 là 241.100 euro, cao nhất trong các nhóm tuổi.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin tăng vượt ngưỡng 116.000 USD/BTC
15:45' - 11/07/2025
Trong phiên giao dịch ngày 11/7, Bitcoin - đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới - liên tục tăng vọt lên các mức cao kỷ lục.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng Khu vực 6 duy trì ổn định khi sắp xếp hành chính
11:14' - 11/07/2025
Vận hành theo mô hình mới, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 6 bước đầu khẳng định tinh thần đổi mới và thích ứng linh hoạt.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoE cảnh báo cú sốc chi phí vay có thể giáng xuống nước Anh
08:38' - 11/07/2025
Tại Anh, bất ổn về tương lai kinh tế đang đẩy chi phí vay dài hạn tiếp tục tăng cao.