Australia công bố lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn
CSIRO- Cơ quan khoa học quốc gia Australia vừa công bố một lộ trình chi tiết cho việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn ở nước này, trong đó nhấn mạnh đến sự cần thiết phải chuyển đổi sâu sắc văn hóa quốc gia sang coi trọng việc tái chế.
Lộ trình được soạn thảo dựa trên việc đánh giá các công nghệ hiện tại và mới nổi và tham khảo ý kiến của các bên liên quan bao gồm doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ và học viện.
Về thực trạng, lộ trình cho biết Australia hiện chỉ tái chế khoảng 4% nhựa, 33% thủy tinh và 36% giấy. Năm 2019 nước này đã xuất khẩu 1,4 triệu tấn các vật liệu trên dưới dạng “chất thải”.
Một khối lượng đáng kể thủy tinh, giấy và nhựa bị chôn tại các bãi rác thải do các vật liệu này bị nhiễm bẩn và không thể phân loại được, hoặc khó tách rời khỏi các sản phẩm bị loại bỏ.
Chỉ 14% lốp xe được tái chế hoặc tái sử dụng, 55% lốp xe đã qua sử dụng được xuất khẩu và 31% được đưa đi chôn lấp. Lộ trình xác định những thách thức lớn cho việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn ở Australia, bao gồm sự không nhất quán giữa các địa phương, thiếu năng lực tái chế và tình trạng nhiều vật liệu không thể tái chế được mà phải đưa đi chôn lấp.
Lộ trình khẳng định, những thách thức này chỉ có thể được vượt qua với nỗ lực chung để xây dựng một nền văn hóa quốc gia coi trọng việc tái sử dụng các vật liệu thứ cấp trước khi nghĩ đến việc "vứt bỏ" và mọi người cần hành động theo hướng suy nghĩ đó.
Lộ trình cũng nhấn mạnh, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn đòi hỏi những thay đổi sâu sắc đối với các hoạt động công nghiệp, thể chế, kinh tế, xã hội và tiêu dùng.
Các giải pháp cụ thể được nêu ra trong lộ trình bao gồm tạo ra những cải tiến lớn để có thể sử dụng lại các tài nguyên trong các sản phẩm, đổi mới hơn nữa các cơ sở tái chế, và thiết kế sản phẩm tốt hơn.
Các thị trường mới cần được phát triển và các tiêu chuẩn cần được áp dụng nhất quán trên khắp các bang.
Theo Tiến sĩ Heinz Schandl, người phụ trách xây dựng lộ trình, để mang lại một sự thay đổi cơ bản trong các số liệu về tái chế, các ngành cung cấp sản phẩm và vật liệu cần có “trách nhiệm sâu sắc hơn đối với sản phẩm của mình” và về các nguyên liệu chính được sử dụng trong các sản phẩm.
Trong năm ngoái, chính phủ Australia đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu thủy tinh phế thải, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, và các lệnh cấm xuất khẩu nhựa phế thải, giấy và lốp xe sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn từ tháng 7/2021 đến tháng 7/2024.
Bộ trưởng Môi trường Sussan Ley mô tả các lệnh cấm xuất khẩu là “cơ hội ngàn năm có một” để cải thiện việc quản lý và tái chế chất thải ở quốc gia này.
Để tránh việc chôn lấp nhiều hơn do lệnh cấm xuất khẩu nhựa, lộ trình xác định công suất chế biến của Australia sẽ phải tăng 150%.
Theo các kết quả nghiên cứu từ trước được nêu trong lộ trình, chỉ cần tăng 5% tỷ lệ tái chế, GDP của Australia sẽ tăng thêm 1 tỷ AUD (768 triệu USD).
Việc xây dựng thêm cơ sở hạ tầng cho việc thu gom và xử lý pin lithium, vốn được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm từ điện thoại di động, máy tính xách tay đến xe điện, có thể đem lại 2,5 tỷ AUD/năm cho nền kinh tế Australia vào năm 2036.
Vào tháng 7/2020, Chính phủ Australia đã công bố một quỹ mới trị giá 190 triệu AUD để hiện đại hóa ngành công nghiệp tái chế, bên cạnh việc thu hút được 600 triệu AUD đầu tư.
Ngoài ra, một quỹ trị khác của chính phủ trị giá 1,3 tỷ AUD nhằm hiện đại hóa khu vực sản xuất cũng bao gồm cả các khoản hỗ trợ cho hoạt động tái chế và năng lượng sạch./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Đà phục hồi kinh tế Australia có thể "gặp khó" do đồng AUD tăng quá cao
05:30' - 15/12/2020
Việc đồng AUD tăng giá là tín hiệu của một nền kinh tế đang mạnh lên, tuy nhiên, cần lưu ý đến giá trị của đồng AUD bắt đầu chuyển sang trạng thái kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Australia lần đầu tiên trong 3 thập kỷ rơi vào suy thoái
10:52' - 02/09/2020
Ngày 2/9, Cục Thống kê Australia (ABS) cho biết tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý II của nước này đã giảm 7% và đây là mức giảm kỷ lục theo quý.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Jordan: Hai bộ trưởng bị sa thải vì vi phạm quy định giãn cách xã hội
22:01'
Ngày 28/2, Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Tư pháp của Jordan đã bị sa thải vì tham gia một bữa tiệc tối tại một nhà hàng, vi phạm quy định phòng dịch mà chính hai bộ này phụ trách việc thực thi.
-
Kinh tế Thế giới
Nga phóng vệ tinh đầu tiên giám sát khí hậu Bắc Cực
17:06'
Cơ quan cũ trụ liên bang Nga Roscosmos cho biết ngày 28/2, một tên lửa Soyuz đã đưa vệ tinh đầu tiên của Nga giám sát khí hậu của vùng Bắc Cực.
-
Kinh tế Thế giới
Vương quốc Anh sẽ thành lập Ngân hàng Cơ sở hạ tầng mới
14:31'
Bộ Tài chính Anh sẽ thành lập một Ngân hàng Cơ sở hạ tầng mới với nguồn vốn 12 tỷ bảng Anh (17 tỷ USD) và 10 tỷ bảng Anh (13,92 tỷ USD) bảo lãnh của chính phủ nhằm thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ hối thúc Thượng viện thông qua gói cứu trợ 1.900 tỷ USD
08:47'
Ngày 27/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hoan nghênh việc Hạ viện nước này thông qua gói cứu trợ dịch COVID-19 khổng lồ trị giá 1.900 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Lý do người Nhật ngày càng "nghèo đi"
06:30'
Ngay cả trước khi dịch bệnh này bùng phát thì Nhật Bản cũng đã là một trong những nước phát triển có mức độ sa sút kinh tế rõ rệt nhất trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức EU kêu gọi WB loại bỏ đầu tư cho dự án nhiên liệu hóa thạch
21:42' - 27/02/2021
Các quan chức châu Âu đã thúc giục ban lãnh đạo WB mở rộng chiến lược chống biến đổi khí hậu và loại trừ các khoản đầu tư vào các dự án liên quan đến dầu và than hóa thạch khắp thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Bài toán khó về quyền tự chủ của EU
17:33' - 27/02/2021
Một năm sau hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên diễn ra theo hình thức trực tuyến, các nhà lãnh đạo EU lại gặp nhau qua màn hình trong các ngày 25-26/2 để thảo luận về tình hình dịch bệnh COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil: Tỷ lệ thất nghiệp giảm nhưng vẫn cao kỷ lục trong năm 2020
17:30' - 27/02/2021
Theo Viện thống kê quốc gia Brazil - IBGE, tỷ lệ thất nghiệp trong quý IV/2020 giảm, nhưng mức trung bình 13,5% của năm 2020 vẫn là kỷ lục, khi dịch COVID-19 tác động mạnh đến kinh tế Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Gói cứu trợ 1.900 tỷ USD vượt "ải" Hạ viện Mỹ
16:13' - 27/02/2021
Chiều 27/2 (giờ Việt Nam), với tỷ lệ khá sít sao - 219 phiếu thuận và 212 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua gói cứu trợ dịch COVID-19 khổng lồ trị giá 1.900 tỷ USD.