Australia: Đa dạng hóa quan hệ kinh tế để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc
Trang mạng của Viện chính sách chiến lược Australia (ASPI) đăng bài viết của chuyên gia kinh tế David Uren cho thấy mối quan hệ thương mại của Australia với Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp những căng thẳng hiện có trong quan hệ ngoại giao song phương.
Lần cuối cùng có một quốc gia duy nhất chiếm tỷ trọng lớn trong thị trường xuất khẩu của Australia là vào năm 1952, khi đó là Vương quốc Anh. Nhật Bản cũng chiếm tới 1/3 thị trường xuất khẩu của Australia vào giữa những năm 1970, nhưng hiện tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 14%.
Giá trị xuất khẩu của Australia sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh chủ yếu nhờ doanh số bán khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng vọt và giá quặng sắt và than cao.
Trong khi cán cân thương mại giữa hai nước đang nghiêng hẳn về phía Australia, nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc sang nước này cũng đang tăng nhanh.
Trong năm tài chính vừa qua, nhập khẩu của Australia từ Trung Quốc đã tăng 15%, trong khi nhập khẩu từ các thị trường khác giảm 2%.
Tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Australia và Trung Quốc đang khiến một số chiến lược gia lo lắng. Giám đốc điều hành của ASPI Peter Jennings cho rằng “sự thống trị kinh tế” của Trung Quốc đang tác động đến tư duy chiến lược của Australia, và Australia rất cần đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế để xua đi mối lo ngại rằng Bắc Kinh có thể tạo sức ép về kinh tế đối với Australia.
Có ý kiến cho rằng xuất khẩu than nhiệt của Australia sang Trung Quốc đã bị hạn chế vào đầu năm nay sau khi Chính phủ của Thủ tướng Malcolm Turnbull ban hành đạo luật chống can thiệp của nước ngoài. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong thủ tục hải quan sau đó đã lan sang tất cả các nhà xuất khẩu than nhiệt khác và thật khó để coi đó là một động thái chính trị.
Trung Quốc hiện đang cố gắng nâng cao khả năng tự cung cấp than nhiệt (hiện cung cấp 95% than cho các nhà máy điện) và giảm thị phần than trong thị trường năng lượng nói chung.
Nỗ lực giảm ô nhiễm carbon của Bắc Kinh đã làm tăng vọt doanh số bán LNG của Australia cho Trung Quốc. Nhà phân tích hàng hóa Vivek Dhar của ngân hàng Commonwealth cho biết xuất khẩu LNG của Australia sang Trung Quốc tăng 37% trong năm ngoái. Vào tháng Sáu năm nay, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường LNG lớn nhất của Australia.
Điều này chỉ ra một sự thật mang tính chiến lược quan trọng, đó là Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp nguyên liệu và năng lượng từ Australia. Ngành công nghiệp thép Trung Quốc sẽ không thể hoạt động nếu không có quặng sắt và than luyện kim của Australia.
LNG đã trở thành một nguồn năng lượng thiết yếu cho nền kinh tế Trung Quốc và tuyến đường biển nhanh giữa hai nước đã khiến Australia trở thành nhà cung cấp quan trọng.
Bên cạnh đó, giáo dục, lĩnh vực xuất khẩu lớn thứ tư của Australia sang Trung Quốc, dễ bị ảnh hưởng hơn trong bối cảnh 1/3 thu nhập của các trường đại học lớn, trong đó có Đại học Sydney và Đại học Melbourne, là từ việc tuyển sinh sinh viên Trung Quốc.
Người Trung Quốc coi trọng việc tiếp cận các trường đại học phương Tây và tầng lớp trung lưu của họ đặt ưu tiên cho giáo dục tiếng Anh. Điều này tạo ra nhu cầu du học lớn từ phía Trung Quốc.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của quan hệ thương mại giữa Australia và Trung Quốc là sự tăng trưởng của các mặt hàng xuất khẩu phi truyền thống.
Trong khi ba mặt hàng lớn bao gồm quặng sắt, than và LNG, chiếm hơn 2/3 hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc, tổng giá trị của 20 mặt hàng xuất khẩu lớn tiếp theo của Australia cũng đã tăng hơn 70% trong 5 năm qua.
Các mặt hàng như lúa mạch và thịt bò được hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc - Australia, trong khi những sản phẩm khác như dược phẩm, tôm càng, rượu vang và sữa bột trẻ em đang ngày càng được ưa thích bởi tầng lớp trung lưu Trung Quốc.
Đối với cả hai nước, thương mại đang tăng trưởng tốt và là động lực thúc đẩy mối quan hệ song phương.
Trong khi cách tiếp cận theo chủ nghĩa trọng thương của Chính quyền Mỹ coi xuất khẩu là tốt và nhập khẩu là xấu, các nhà kinh tế quan tâm đến quyền lợi của người tiêu dùng nhấn mạnh tới giá trị của nhập khẩu: đó là gia tăng khả năng tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ có giá trị tốt nhất giúp nâng cao mức sống.
Người tiêu dùng Australia được hưởng lợi từ công nghệ và hàng gia dụng giá rẻ của Trung Quốc, trong khi tính cạnh tranh kinh doanh trong nước được nâng cao nhờ tiếp cận được với ngành công nghiệp Trung Quốc.
Mối quan hệ kinh tế trên đây có thể sẽ định hình một số lựa chọn chiến lược của Chính phủ Australia. Tuy nhiên, rủi ro trước mắt tập trung vào kinh tế hơn là chiến lược.
Chính phủ Trung Quốc đang đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn trong việc làm chậm lại một cách có kiểm soát tốc độ tăng trưởng không bền vững mà không làm suy yếu các công ty nhà nước và chính quyền địa phương với các khoản nợ khổng lồ của họ. Xung đột thương mại với Mỹ khiến nhiệm vụ đó trở nên khó khăn hơn nhiều.
Mặc dù cả Trung Quốc và Australia đều có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, song sự cân bằng sẽ thay đổi trong thời kỳ suy thoái, và Australia trở nên dễ bị tổn thương hơn trước sức ép từ khách hàng lớn nhất của mình./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội dành cho Australia trên thị trường kim loại hiếm
05:30' - 06/09/2019
Báo cáo của Bộ Công nghiệp Australia cho biết nước này đang tìm cách phá vỡ sự thống trị của Trung Quốc đối với các loại khoáng chất quan trọng được sử dụng trong các thiết bị công nghệ cao.
-
DN cần biết
Australia mở rộng khai thác kim loại hiếm
14:18' - 03/09/2019
Australia đang mở rộng ngành khai thác khoáng sản quan trọng được sử dụng trong các thiết bị công nghệ cao và quy trình công nghiệp nhằm cạnh tranh với Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Hạn hán khắc nghiệt, đậu tương Australia cung không đủ cầu
21:33' - 02/09/2019
Tình trạng hạn hán khắc nghiệt đang khiến ngành sản xuất đậu tương của Australia điêu đứng khi sản lượng không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước vốn đang tăng vọt trong thời gian gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Australia có thể mất gần 100 tỷ USD nếu kinh tế Trung Quốc suy yếu
10:58' - 30/08/2019
Trong trường hợp kinh tế Trung Quốc "hạ cánh cứng", kinh tế Australia sẽ mất 140 tỷ AUD (98 tỷ USD), tương đương 7% thu nhập quốc gia và 550.000 việc làm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Belarus đề xuất công thức hòa bình cho Ukraine
08:46'
Ngày 31/3, Tổng thống nước này Alexander Lukashenko đã đưa ra công thức hòa bình cho Ukraine, trong đó có đề xuất về một ngừng bắn ngay lập tức mà không kèm bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
-
Kinh tế Thế giới
OECD dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,6%
21:41' - 31/03/2023
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, ngày 31/3, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố báo cáo cho thấy kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN vẫn là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trên thế giới
20:22' - 31/03/2023
ASEAN vẫn là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trên thế giới, với dự báo khoảng 4,9% năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Anh thoát nguy cơ suy thoái kinh tế vào cuối năm ngoái
17:32' - 31/03/2023
Theo số liệu của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố ngày 31/3, trong quý IV/2022, nền kinh tế Anh đã vận hành tốt hơn so với dự báo trước đó khi tăng trưởng ở mức 0,1%.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN thành lập 6 nhóm công tác tài chính và tiền tệ
15:59' - 31/03/2023
Ngày 31/3, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho biết, các nước trong khu vực đã nhất trí thành lập 6 nhóm công tác về tài chính và tiền tệ.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN thảo luận các chương trình nghị sự tài chính và tiền tệ
15:10' - 31/03/2023
Ngày 30/3, Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFCDM) đã thảo luận thảo luận về các chương trình nghị sự tài chính và tiền tệ khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của truyền thông Mỹ với các thỏa thuận thương mại khoáng sản với Nhật Bản
09:53' - 31/03/2023
Thỏa thuận mới về thương mại khoáng sản giữa Mỹ và Nhật Bản có thể tạo điều kiện để các công ty có lịch sử về yếu kém trong vấn đề bảo vệ môi trường được hưởng lợi từ các mức ưu đãi thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Anh thông báo gia nhập CPTPP
09:30' - 31/03/2023
Anh sẽ tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - thỏa thuận thương mại lớn nhất mà Anh tham gia sau khi rời Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc cắt giảm thủ tục hải quan cho du khách quốc tế
09:18' - 31/03/2023
Từ đầu tháng 5 tới, Hàn Quốc sẽ không yêu cầu hành khách nhập cảnh, bao gồm cả người Hàn Quốc và người nước ngoài, điền vào các mẫu đơn hải quan nếu không mang theo hàng hóa chịu thuế.