Australia tìm hướng đi gắn kết các quốc đảo Thái Bình Dương
Thủ tướng Australia Scott Morrison có chuyến thăm quốc đảo Vanuatu và Fiji trong tuần này. Chuyến thăm gần đây nhất của nhà lãnh đạo cấp cao Australia tới Vanuatu đã diễn ra từ năm 1990 và tới Fiji vào năm 2006. Cả hai chuyến thăm đều nằm trong khuôn khổ của sự kiện Diễn đàn các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương.
Sau quãng thời gian gián đoạn kéo dài, chuyến thăm sắp diễn ra sẽ là bước đi quan trọng tiếp theo của Chính phủ Australia nhằm tăng cường sự gắn kết với các quốc đảo thuộc khu vực Thái Bình Dương, sau một loạt các thông báo quan trọng đã được Canberra phát đi vào nửa cuối năm 2018.
Australia đã cam kết sẽ tài trợ khu vực Thái Bình Dương một quỹ cơ sở hạ tầng mới, tăng cường công tác ngoại giao, tạo các cơ hội chuyển dịch lao động và thành lập “văn phòng Thái Bình Dương” mới thuộc Bộ Ngoại giao và Thương mại.
Nước này cũng hứa xây dựng một căn cứ quân sự đóng tại Papua New Guinea (PNG), một Trung tâm huấn luyện Di động Thái Bình Dương thuộc Lực lượng Quốc phòng Australia và tham gia một cam kết chung (cùng với Nhật Bản, New Zealand, Mỹ) cung cấp điện cho khoảng 70% dân cư của PNG.
Tháng Chín năm ngoái, ông Morrison đã không tham dự Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương, tổ chức tại Nauru. Và giờ là lúc cuộc chơi đuổi bắt đầu, có lẽ bắt nguồn từ sự lo ngại của Canberra về việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại khu vực, đe dọa tới lợi ích của Australia.
Ông Morrison đã bị lu mờ hình ảnh do “màn trình diễn của Trung Quốc” trong chuyến thăm PNG tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm ngoái. Nhưng các chuyến thăm song phương tới Vanuatu và Fiji sẽ mở ra các cơ hội để Australia lấy lại vị thế là “đối tác được lựa chọn” của Thái Bình Dương.
Thủ tướng Australia dự kiến sẽ tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan tới an ninh khu vực cùng những người đồng cấp của mình tại Port Vila và Suva. Australia đang hỗ trợ Fiji xây dựng lại Tổ chức gìn giữ hòa bình và Cứu trợ thảm họa nhân đạo Blackrock. Với Vanuatu, ông Morrison sẽ thảo luận về việc tăng cường hợp tác an ninh song phương.
Các chuyến thăm tới Vanuatu và Fiji sẽ gửi đi thông điệp cho thấy Australia là đối tác an ninh mạnh mẽ của khu vực và cam kết mở rộng quan hệ song phương với hai quốc đảo. Tuy nhiên, sự bất lực của chính quyền Morrison trong việc gắn kết những tuyên bố chính sách dành cho các quốc đảo Thái Bình Dương với các chính sách trong nước đã hạn chế việc làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Australia và các nước láng giềng.
Sự không nhất quán giữa chính sách đối nội và đối ngoại tất nhiên không phải là vấn đề mới hay đặc biệt của Australia cũng như của mối quan hệ giữa Australia và các quốc đảo Thái Bình Dương.
Ví dụ, những người ủng hộ nhân quyền quốc tế đã chỉ ra rằng hồ sơ nhân quyền nghèo nàn của Australia đối với những thổ dân Australia và người xin tị nạn mâu thuẫn với những nỗ lực thúc đẩy nhân quyền của nước này tại các diễn đàn Liên hợp quốc giữa Australia và tại các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc và Myanmar.
Uy tín thấp trên trường quốc tế có thể được giảm thiểu hoặc khắc phục bằng ngoại giao tốt và sức mạnh tranh luận. Nhưng chính sách nội địa ngăn cản Australia thực hiện các cam kết dành cho các quốc đảo Thái Bình Dương lại là một vấn đề nữa.
Thủ tướng Vanuatu và Fiji biết rõ chính quyền Morrison không có chính sách năng lượng toàn diện và ít quan tâm tới việc giải quyết lo ngại của các quốc đảo Thái Bình Dương về biến đổi khí hậu thông qua bất kỳ các cam kết nội địa nào khác.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne đã ký Tuyên bố Boe tại Diễn đàn các Quốc đảo Thái Bình Dương tại Nauru, tái khẳng định “biến đổi khí hậu vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với sinh kế, an ninh và phúc lợi của người dân tại Thái Bình Dương” và “cam kết thực hiện tiến trình của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu”. Nhưng Chính phủ Australia đã không có ý định thực hiện bất kỳ một hành động nào trong nước để giải quyết mối đe dọa này.
Cả chính quyền Turnbull (trước đây) và Morrison (hiện nay) đều đưa ra các cam kết tăng cường cơ hội lưu chuyển lao động cho người dân các quốc đảo Thái Bình Dương. Nhận thấy giá trị đáng kể của sự dịch chuyển lao động đối với các quốc đảo Thái Bình Dương, ngày 4/9/2018, chính quyền Morrison đã thông báo Chương trình lao động Thái Bình Dương dành cho Samoa, quốc đảo Solomon và Vanuatu, được xây dựng dựa trên Chương trình lao động thời vụ dài hạn của Australia.
Tuy nhiên, chỉ vài tuần sau đó, cũng chính nước này lại giới thiệu một loại thị thực nông nghiệp mới, đe dọa phá hủy Chương trình Lao động thời vụ. Nó không chỉ đi ngược lại sáng kiến ban đầu, mà còn đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương, các chuyên gia Australia và Công đảng đối lập.
Cam kết mới mà ông Morrison có thể đưa ra cho các đối tác của mình tại Vanuatu và Fiji trong tuần này không nên là các sáng kiến lớn khác, mà cần tập trung vào một cam kết tác động vào các chính sách đối nội để cho phép Australia làm sâu sắc hơn mối quan hệ với các nước láng giềng, vốn đang rất cần thiết./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Australia xoay trục chiến lược trở lại châu Âu
05:30' - 19/01/2019
Australia đang xoay trục chiến lược trở lại phía châu Âu trong các lĩnh vực an ninh, chính sách đối ngoại và phát triển. Hiện có nhiều yêu cầu mang tính cấp bách thúc đẩy quan hệ hợp tác này.
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ Australia - Ấn Độ sẽ là sự hội tụ chiến lược? (Phần 2)
07:04' - 30/12/2018
Trong hơn một thập kỷ, thương mại song phương bị đình trệ và dao động trong khoảng 14,5 tỷ USD/năm với thăng dự thương mại nghiêng về phía Australia.
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ Australia - Ấn Độ sẽ là sự hội tụ chiến lược? (Phần 1)
06:30' - 29/12/2018
Trang mạng của Trường nghiên cứu quốc tế RSIS mới đây đăng bài bình luận về mối quan hệ Australia - Ấn Độ của giáo sư Ian Hall, chuyên gia về quan hệ quốc tế của Đại học Griffith (Australia).
-
Kinh tế Thế giới
Australia tái khẳng định cam kết đối với than đá (Phần 2)
05:30' - 21/12/2018
Tại các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc (LHQ) ở Ba Lan, hai báo cáo mới nhất cho thấy Australia đã bị tụt hậu trên toàn thế giới trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Australia tái khẳng định cam kết đối với than đá (Phần 1)
06:30' - 20/12/2018
Một số nhà bảo vệ môi trường tỏ ra thất vọng khi chứng kiến Australia đứng sau Mỹ trong kế hoạch thúc đẩy các ý tưởng sử dụng than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Cách tiếp cận của Australia với Thái Bình Dương
06:30' - 02/12/2018
Trang mạng của Viện nghiên cứu Lowy, Australia mới đây đăng bài viết của Carlisle Richardson, chuyên gia về quan hệ quốc tế và là thành viên Hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) của Australia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này