Ba câu hỏi lớn cho hai cuộc gặp thượng đỉnh của Triều Tiên (Phần 1)
Các sự kiện ngoại giao của thập kỷ này sẽ nhanh chóng xảy ra. Ngày 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gặp nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un tại
Tiếp đến, ông Kim sẽ có cuộc gặp khác với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây cũng là cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo đương nhiệm của Triều Tiên và Mỹ.
Có nhiều tin tức và sự đồn đoán xung quanh các cuộc gặp này. Chỉ vài ngày trước, ông Trump tiết lộ rằng Giám đốc CIA Mike Pompeo đã thực hiện chuyến thăm bí mật tới Triều Tiên vào thời điểm Lễ Phục sinh để nói chuyện với ông Kim về cuộc gặp thượng đỉnh với Mỹ.
Hàn Quốc thông báo rằng họ đang thúc đẩy thương lượng về một hiệp ước hòa bình để chính thức kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên và ông Moon đề nghị nhà lãnh đạo Kim không đặt ra yêu cầu về việc Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc để đổi lấy việc phi hạt nhân hóa.
Đối với các nhà phân tích, những động thái như vậy làm dấy lên những câu hỏi lớn cần được giải đáp trước thời điểm hai cuộc thượng đỉnh đó diễn ra.
Thứ nhất, ông Kim Jong-un chuẩn bị những gì cho việc từ bỏ chương trình hạt nhân? Vấn đề quan trọng nhất được đưa ra cho hai cuộc gặp thượng đỉnh là hoạt động giải trừ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ông Kim đã cho thấy sự sẵn sàng trong thảo luận vấn đề này qua cuộc trao đổi với các quan chức của Hàn Quốc sau sự kiện Thế vận hội mùa Đông Pyeongchang.
Tuy nhiên, ông Kim vẫn chưa đưa ra những giải thích cụ thể về điều mà họ nghĩ là hoạt động phi hạt nhân hóa trong bối cảnh các cuộc gặp thượng đỉnh sắp đến gần. Việc công bố cụ thể hơn những gì mà Triều Tiên sẵn sàng từ bỏ sẽ là ưu tiên cao nhất của ông Moon và ông Trump.
Vũ khí hạt nhân là sự đảm bảo then chốt cho Triều Tiên trong việc chống lại các nỗ lực thay đổi chế độ của họ. Thật khó mà hình dung được rằng ông Kim đồng ý giải giáp chương trình hạt nhân mà không có sự nhượng bộ hay cam kết quan trọng nào từ phía
Mặc dù những thông tin gần đây cho thấy Triều Tiên có thể chấp nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ trên bán đảo Triều Tiên, song sự đảm bảo có tính khả thi có thể là yêu cầu Mỹ giảm quân số đang đóng tại Hàn Quốc.
Một bài báo của hãng tin Hàn Quốc gần đây cho biết Bình Nhưỡng đã yêu cầu Mỹ rút hết “các lực lượng hạt nhân và lực lượng chiến lược khác” ra khỏi bán đảo Triều Tiên. Không để vũ khí hạt nhân tồn tại ở Hàn Quốc là một đòi hỏi dễ dàng có thể đáp ứng được kể từ khi Mỹ rút toàn bộ tên lửa hạt nhân chiến thuật ra khỏi lãnh thổ Hàn Quốc vào năm 1991.
Tuy nhiên, việc rút các “lực lượng chiến lược khác” sẽ là vấn đề khó khăn hơn, bởi vì miền Bắc chưa công khai công bố các chi tiết cho các hoạt động giải trừ vũ khí của họ. Mỹ hiện triển khai tại Hàn Quốc hai loại máy bay chiến đấu F-16 và F-15E có khả năng mang bom hạt nhân B61 và loại máy bay chiến đấu F-35A cũng có khả năng mang vũ khí hạt nhân./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thượng đỉnh liên Triều 2018: Tổng thống Mỹ đánh giá "Mọi thứ đang diễn ra rất tốt đẹp"
21:31' - 28/04/2018
Ngày 28/4, phát biểu sau cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thảo luận về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định "mọi thứ đang diễn ra rất tốt đẹp".
-
Giá vàng
Triển vọng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên hạn chế đà tăng của giá vàng
15:13' - 28/04/2018
Giá vàng phục hồi phiên cuối tuần nhờ đồng USD yếu và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ rời khỏi mức cao nhất bốn năm, song triển vọng phi hạt nhân hóa tại Bán đảo Triều Tiên đã hạn chế đà tăng này.
-
Kinh tế & Xã hội
Dư luận quốc tế đánh giá tích cực về Hội nghị thượng đỉnh liên Triều
14:27' - 28/04/2018
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 28/4 đưa tin Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4 sẽ là một "mốc lịch sử mới" dẫn đến sự thịnh vượng chung, là bước ngoặt cho bán đảo Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Truyền thông Hàn Quốc thận trọng về kết quả hội nghị thượng đỉnh liên Triều
13:39' - 28/04/2018
Truyền thông Hàn Quốc ngày 28/4 đã đánh giá cao Hội nghị thượng đỉnh liên Triều 2018, tuy nhiên vẫn tỏ ra khá thận trọng trong những nhận định về kết quả của sự kiện lịch sử này.
-
Tin ảnh
Nhìn lại những hình ảnh ấn tượng của hội nghị thượng đỉnh liên Triều
12:21' - 28/04/2018
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã trở về Triều Tiên, chính thức kết thúc hội nghị mang tính lịch sử với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Cùng nhìn lại những hình ảnh ấn tượng của hội nghị .
-
Kinh tế Thế giới
Báo chí Triều Tiên ca ngợi kết quả Hội nghị thượng đỉnh liên Triều
11:57' - 28/04/2018
Báo chí Triều Tiên ngày 28/4 đã ca ngợi kết quả Hội nghị thượng đỉnh liên Triều 2018, khẳng định "cuộc họp lịch sử" này đã mở ra con đường dẫn tới một kỷ nguyên mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nga sẵn sàng thảo luận về việc hỗ trợ xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine
22:12'
Tuyên bố của Điện Kremlin nêu rõ: "Nga sẵn sàng hỗ trợ tìm kiếm các phương án để hoạt động xuất khẩu ngũ cốc không bị cản trở, bao gồm cả việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ các cảng ở Biển Đen".
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch AfDB thúc giục sử dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”
21:31'
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina kêu gọi cộng đồng toàn cầu sử dụng nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" để giải quyết vấn đề tài chính chống biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Bước khởi đầu cho khuôn khổ mới giúp kết nối kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
20:00'
Các nguyên thủ và lãnh đạo của 13 nền kinh tế đã nhất trí khởi động các cuộc thảo luận để thiết lập Khuôn khổ kết nối Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Thế giới
S&P tiếp tục hạ xếp hạng nợ công của Ukraine
12:05'
Ngày 27/5, tổ chức xếp hạng tín dụng S&P Global Ratings đã hạ xếp hạng nợ công của Ukraine dựa trên đánh giá tác động của cuộc xung đột ở nước này và dự báo xung đột sẽ không sớm chấm dứt.
-
Kinh tế Thế giới
Nga dự tính thu thêm hơn 14 tỷ USD từ dầu mỏ và khí đốt
11:22'
Ngày 27/5, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov ngày 27/5 cho biết thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt của nước này dự tính tăng thêm 1.000 tỷ ruble (khoảng 14,4 tỷ USD) trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
G7 kêu gọi OPEC hành động có trách nhiệm với thị trường
07:49'
Các bộ trưởng Nhóm các nước công nhiệp phát triển (G7) đã kêu gọi Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hành động có trách nhiệm nhằm xoa dịu “cơn khát” năng lượng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đứng trước nguy cơ thâm hụt kép sau 25 năm
17:18' - 27/05/2022
Theo nhận định của tờ Thời báo Hàn Quốc, nền kinh tế Hàn Quốc đang chứng kiến những dấu hiệu ngày càng rõ nét về thâm hụt thương mại, đã vượt mốc 10 tỷ USD, và dự kiến sẽ nhập siêu 3 tháng liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Điều kiện thương mại của Hàn Quốc rơi xuống mức tồi tệ nhất
16:30' - 27/05/2022
Theo Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK), các điều kiện thương mại của Hàn Quốc trong tháng 4/2022 ở mức tồi tệ nhất từ trước đến nay do giá nhập khẩu dầu mỏ và nguyên liệu tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
G7 đạt thỏa thuận từng bước từ bỏ nhiệt điện than
16:29' - 27/05/2022
Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã đạt các thỏa thuận cụ thể về việc từng bước từ bỏ sử dụng than để sản xuất điện và phát triển sản xuất năng lượng tái tạo.