Ba Lan - "Ngôi sao tăng trưởng" của châu Âu
Theo bài viết trên báo Die Welt của Đức, trong vòng 30 năm qua, nền kinh tế Ba Lan đã đạt được sự tăng trưởng gần như liên tục nhưng lại không được chú ý đến. Quốc gia này ngày càng tiến gần hơn đến Đức - nền kinh tế lớn thứ tư thế giới và đứng đầu châu Âu - về mặt thịnh vượng. Nhưng nếu không có sự điều chỉnh trong đường lối chính trị, câu chuyện thành công của Ba Lan sẽ phải đối diện với nguy cơ lớn.
Thành công trong phát triển kinh tế
Bài viết cho biết Ba Lan hiện là quốc gia có ảnh hưởng chính trị "nặng ký" trong Liên minh châu Âu (EU), nhất là trong bối cảnh xảy ra xung đột ở Ukraine. Tại Brussels và các thủ đô ở EU, từ Warszawa đã được nhắc đến nhiều hơn kể từ xảy ra xung đột Nga - Ukraine.
Nhưng ở một góc độ khác, Ba Lan cũng là câu chuyện thành công về mặt kinh tế. Hầu như không được chú ý đến, trong vài thập kỷ qua Ba Lan đã vươn lên thành một nền kinh tế lớn. Đây là một trong những nền kinh tế thành công và năng động nhất ở châu Âu. Chính sức mạnh kinh tế đã mang tới cho Ba Lan ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng ở châu Âu.
Cuộc bầu cử Quốc hội tại Ba Lan diễn ra vào ngày 15/10. Trước cuộc bỏ phiếu, đảng Pháp luật và công lý (PiS) cầm quyền đã tuyên bố họ đã đạt thành công lớn về mặt kinh tế. Theo các cuộc thăm dò, đảng cầm quyền và phe đối lập đang có tỷ lệ ủng hộ sít sao.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo rằng bất kể đảng nào thành lập chính phủ mới, nếu Ba Lan thực sự muốn đạt tới mức độ thịnh vượng của các nền kinh tế Tây Âu, chính phủ phải thay đổi đường lối chính trị. Nếu không sẽ gây nguy hiểm cho câu chuyện thành công của nước này.Từ cuối những năm 1990 đến 2022, nền kinh tế Ba Lan hầu như tăng trưởng liên tục. Điều này khiến Ba Lan trở thành quốc gia nổi bật so với các thành viên khác của EU ở Trung và Đông Âu. So với Đức, sự phát triển của Ba Lan rất ấn tượng. Năm 1990, ngay sau khi nước Đức tái thống nhất, GDP bình quân đầu người ở Đức cao hơn Ba Lan khoảng 15 lần. Kể từ đó, Ba Lan đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với Đức: hiện tại GDP bình quân đầu người của Đức chỉ còn cao hơn ba lần so với Ba Lan. Lãnh đạo đảng PiS Jaroslaw Kaczynski thậm chí còn tuyên bố rằng Ba Lan sẽ đạt mức trung bình của EU về GDP bình quân đầu người vào năm 2033, đến năm 2040 sẽ đạt được sự thịnh vượng như nước Đức. Các nhà kinh tế cho rằng tuyên bố này là "hơi quá", nhưng nó cũng đã cho thấy sự phát triển ấn tượng của Ba Lan.Cơ hội và lợi thế
Tình hình thế giới đang hỗ trợ Ba Lan trong cuộc đua bắt kịp Tây Âu này trong bối cảnh xảy ra hai diễn biến địa chính trị lớn: xung đột ở Ukraine và sự tách rời một phần của phương Tây khỏi nền kinh tế Trung Quốc.
Ba Lan rõ ràng đang được hưởng lợi rất lớn từ nỗ lực của các chính trị gia và doanh nghiệp nhằm đưa nơi sản xuất các mặt hàng công nghiệp quan trọng về gần hơn với thị trường nội bộ EU, sau cú sốc nguồn cung do đại dịch và phương Tây giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.Xu hướng tăng cường sản xuất tại EU đang mang lại hiệu quả cho Ba Lan. Theo một nghiên cứu chung của hãng tin Reuters và công ty vận tải đường biển Đan Mạch Maersk, Ba Lan được coi là địa điểm hấp dẫn, được rất nhiều doanh nghiệp châu Âu lựa chọn đầu tư ở Trung và Đông Âu. 23% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ đang xem xét thiết lập hệ thống sản xuất ở Ba Lan. Trong khi đó, Romania và CH Czech cũng là những địa điểm được coi là hấp dẫn, nhưng số doanh nghiệp muốn chuyển sản xuất sang hai nước này chỉ chiếm lần lượt 8,5% và gần 8%.Xung đột ở Ukraine vốn góp phần tạo ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng, càng củng cố thêm xu hướng này. Ngoài ra, nhiều công ty từ Ukraine, thậm chí cả Belarus, cũng đã chuyển trụ sở chính sang Ba Lan, tăng cường tuyển dụng lao động ở đó và nộp thuế cho Warszawa. Điều thu hút các nhà đầu tư đến Ba Lan chính là thế mạnh truyền thống của nước này. Một mặt, trình độ đào tạo tại Ba Lan nhìn chung khá tốt. Trong các so sánh của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và nhiều tổ chức khác, các trường tiểu học và trung học của Ba Lan thường xuyên đứng tốp đầu. Các trường đại học của Ba Lan cũng mạnh về đào tạo các chuyên ngành khoa học tự nhiên và công nghệ thông tin. Đây là một trong những nguyên nhân khiến ngành công nghệ thông tin của Ba Lan phát triển rất mạnh, cung cấp lượng lớn lao động trình độ cao cho các công ty quốc tế.Tuy nhiên, chỉ những trường trung học tốt và những trường đại học định hướng khoa học thôi thì chưa đủ để giải thích lợi thế tăng trưởng của Ba Lan, vì xét cho cùng, hầu hết các nước Đông Âu (cũ) đều có cơ cấu giáo dục tương tự. Theo quan điểm của các chuyên gia, điều làm nên sự khác biệt của Ba Lan là nước này có nền kinh tế lớn nhất khu vực, có thị trường nội địa rộng lớn và nhiều ngành công nghiệp mạnh mẽ.Ở mức độ nào đó, thị trường nội địa rộng lớn giúp ổn định tăng trưởng khi hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài không suôn sẻ. Hai quốc gia láng giềng của Ba Lan là Slovakia và CH Czech là ví dụ cho thấy sự phụ thuộc nhiều hơn vào hoạt động ngoại thương. Bên cạnh đó, Ba Lan cũng được hưởng lợi từ vị trí tiếp giáp với nước Đức - quốc gia có quy mô dân số và nền kinh tế lớn nhất trong EU. Gần 1/3 tổng lượng hàng xuất khẩu của Ba Lan được xuất sang Đức, trong đó chủ yếu gồm các loại hàng hóa trung gian cho các ngành công nghiệp Đức.Những khó khăn
Cuộc bầu cử ngày 15/10 và chính phủ mới sẽ quyết định liệu câu chuyện thành công của Ba Lan có tiếp tục kéo dài hay không. Giai đoạn phát triển ổn định của nước này đã ở phía sau; việc bắt kịp mức độ thịnh vượng của Tây Âu được cho là sẽ khó khăn hơn và chậm hơn trước.
Ngoài ra, Ba Lan đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, đặc biệt là với thị trường lao động, nơi ngày càng thiếu hụt nhiều lao động lành nghề hơn. Dân số Ba Lan đang giảm và già đi nhanh chóng, một lượng lớn người lao động sẽ sớm đến tuổi nghỉ hưu, trong khi cuộc tranh luận về tình trạng di cư vẫn rất gay gắt. Hàng trăm nghìn người tị nạn từ Ukraine ban đầu đã giúp bổ sung cho lực lượng lao động Ba Lan, nhưng chính phủ nước này vẫn chưa xây dựng một chiến lược lâu dài để tăng cường tuyển dụng lao từ nước ngoài.Quá trình chuyển đổi năng lượng cũng là một thách thức rất lớn đối với Warszawa. Cơ cấu năng lượng của Ba Lan thuộc loại phát thải lớn nhất trong EU, chủ yếu do sử dụng than đá làm nguồn năng lượng chính. Về lâu dài, ngành năng lượng phải giảm đáng kể lượng khí thải carbon để duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế của Ba Lan. Nhưng hiện vẫn chưa có thời gian biểu cho điều này.
Hàng tỷ USD cho Ba Lan từ quỹ tái thiết sau đại dịch bị đóng băng
Mối quan hệ với EU là một trở ngại khác. Kể từ khi gia nhập EU, Ba Lan là nước nhận tiền ròng lớn nhất của EU, nhiều so với Romania hay Italy. Với nguồn kinh phí này, Ba Lan đã sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, từ đó thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến nước này.
Nhưng nếu Chính phủ Ba Lan không đáp ứng các yêu cầu về pháp quyền như đã thỏa thuận với Brussels, nguồn tài trợ thường xuyên từ các quỹ của EU cho nước này có nguy cơ bị đóng băng. Hàng tỷ USD cho Warszawa từ quỹ tái thiết sau đại dịch là ví dụ điển hình. Chuyên gia kinh tế cấp cao Mateusz Urban tại công ty phân tích Oxford Economics ước tính rằng sự leo thang tranh chấp giữa Warszawa và Brussels có thể khiến Ba Lan mất đi 2% tăng trưởng mỗi năm trong trung hạn. Theo đánh giá của chuyên gia Urban, Ba Lan chắc chắn sẽ tiếp tục tiến gần hơn đến mức thịnh vượng trung bình của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Nhưng nếu chính sách kinh tế hiện tại được duy trì, Ba Lan sẽ không thể đạt được GDP bình quân đầu người của Eurozone trong 10 hoặc 15 năm tới, chưa nói đến việc vượt qua nó. Nếu Chính phủ Ba Lan bỏ qua các cải cách cơ cấu, không theo đuổi chính sách nhập cư thực sự và không thực hiện mạnh mẽ quá trình chuyển đổi năng lượng, thì sự thịnh vượng ở Ba Lan sẽ vẫn ở dưới mức trung bình của Eurozone, thậm chí trong thời gian rất dài./.- Từ khóa :
- Ba Lan
- châu Âu
- EU
- kinh tế Ba Lan
- Eurozone
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.