Bắc Giang xác định không gian phát triển công nghiệp
Tỉnh tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực, chuyển dịch theo hướng phát triển theo chiều sâu và thân thiện với môi trường. Từ nay đến năm 2025, tỉnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP lĩnh vực công nghiệp, xây dựng bình quân đạt 18,4%/năm; trong đó, công nghiệp đạt 19,1%/năm, xây dựng đạt 13,2%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân 22,2%/năm.
Thời gian tới, tỉnh Bắc Giang xác định không gian phát triển công nghiệp dựa trên vị trí, điều kiện phát triển, khả năng kết nối giữa các loại hạ tầng và dự báo khả năng thu hút đầu tư thời kỳ quy hoạch.Tỉnh tính toán, dự báo nhu cầu sử dụng đất công nghiệp cho phát triển để xác định vị trí quy hoạch các khu, cụm công nghiệp trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 theo không gian các vùng động lực, gắn liền với các trục giao thông chính (các quốc lộ 1, 17, 31, 37, đường vành đai IV Hà Nội, các đường tỉnh lộ 292, 293, 294, 295, 296, 398 và các tuyến đường quy hoạch mới).
Tỉnh chủ động chuẩn bị tốt điều kiện về đất đai, mặt bằng với hạ tầng đồng bộ để thu hút các dự án đầu tư lớn, có tiềm năng; triển khai ít nhất 4 khu công nghiệp và một số cụm công nghiệp có hạ tầng đồng bộ để thu hút đầu tư công nghệ cao.
Các ngành, sản phẩm công nghiệp tiềm năng, ưu tiên phát triển thời gian tới của tỉnh Bắc Giang là: công nghiệp sản xuất cơ khí (sản xuất kim loại; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, trừ máy móc thiết bị; sản xuất xe có động cơ; sản xuất phương tiên vận tải khác; sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt máy móc và thiết bị). Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm: tăng cường thu hút đầu tư để sản xuất, chế biến thực phẩm tăng tỷ trọng và trở thành ngành kinh tế quan trọng, nâng cao chuỗi giá trị nông sản của địa phương, chủ động trong khâu tiêu thụ, tháo gỡ khó khăn cho đầu ra của nông sản. Công nghiệp dệt, phát triển công nghiệp dệt đáp ứng nhu cầu và trở thành một khâu quan trọng trong chuỗi giá trị sản phẩm dệt may của địa phương. Công nghiệp cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải phát triển ngành đảm bảo cung cấp nhu cầu nước sạch dân cư đô thị, nông thôn ngày càng tăng. Các sản phẩm quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất công nghiệp của tỉnh gồm: sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất thiết bị điện (chủ yếu pin năng lượng mặt trời); sản xuất may trang phục; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic... Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, tháng 1/2022, sản xuất công nghiệp của tỉnh có tốc độ phục hồi nhanh và khá ổn định. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn hoạt động sản xuất bình thường và có mức tăng trưởng khả quan, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong các khu công nghiệp và thuộc ngành sản xuất linh kiện điện tử. Chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng 1,9% so với tháng trước, tăng 26,9% so với cùng kỳ; trong đó, các ngành có mức tăng cao như sản xuất linh kiện điện tử tăng 35,6%, sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng 24,6%, sản xuất hóa chất tăng 21,3%, sản xuất trang phục tăng 46,7%, sản xuất và phân phối điện tăng 0,8%... Tháng 1/2022, giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) của tỉnh đạt 35.870 tỷ đồng, tăng 8.480 tỷ đồng (tăng 31%) so với cùng kỳ; trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 620 tỷ đồng, tăng 5,7%; khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3.395 tỷ đồng, tăng 13,5%; khu vực doanh nghiệp FDI là 31.855 tỷ đồng, tăng 33,8%. Đáng chú ý, năm 2021 vừa qua, hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hạ tầng giao thông kết nối và các hạ tầng phụ trợ khác tại tỉnh Bắc Giang đã được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất công nghiệp.Trong năm 2021, tỉnh Bắc Giang đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với Khu công nghiệp Việt Hàn, mở rộng 3 khu công nghiệp, bổ sung mới 3 khu công nghiệp vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam.
Năm 2021, giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh tăng 11,2%. Dù khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 song tất cả các ngành sản xuất công nghiệp ở tỉnh đều có tăng trưởng; trong đó, ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải có mức tăng cao nhất, tăng 13%.Tiếp đến là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,2%. Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 10,6%; ngành khai khoáng tăng 7,2%.
Năm 2021, quy mô giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh Bắc Giang đạt gần 300 nghìn tỷ đồng. Một số doanh nghiệp đóng góp chính cho tăng trưởng ngành công nghiệp của tỉnh như Công ty Fuhong, Công ty Luxshare-ICT, Công ty Siflex, Công ty Hosiden.../.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển chuỗi khu công nghiệp VSIP theo hướng khu công nghiệp thông minh
18:37' - 11/02/2022
Singapore là 1 trong 3 nước đầu tư lớn ở Việt Nam, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là các khu công nghiệp VSIP tại Việt Nam rất hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
GS E&C: Cung cấp và xử lý nước công nghiệp là lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam
08:06' - 11/02/2022
Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, nhu cầu cung cấp và xử lý nước công nghiệp ngày càng tăng nên doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng.
-
DN cần biết
Ngành công nghiệp giày dép Indonesia hướng đến các thị trường khu vực
07:38' - 11/02/2022
Theo Phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngành công nghiệp giày dép Indonesia ghi nhận giá trị xuất khẩu đạt 6,1 tỷ USD trong cả năm 2021, thành tích cao nhất trong lịch sử thương mại quốc tế ngành này.
-
Bất động sản
5 đặc điểm riêng biệt của thị trường bất động sản công nghiệp
11:22' - 09/02/2022
Mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã thực hiện “Báo cáo cạnh tranh trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại Việt Nam”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.