Bạc Liêu giải quyết nhu cầu việc làm cho hơn 24.000 lao động về quê
Ông Phạm Văn Thiều yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền làm việc với doanh nghiệp để nắm nhu cầu tuyển dụng lao động tại địa phương.
Đặc biệt là phải xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, bởi gần 24.000 người dân về từ vùng dịch (từ đầu tháng 10 đến nay) đều kiệt quệ về kinh tế. Dự báo, số hộ nghèo, cận nghèo năm 2021 và có thể là năm 2022 sẽ tăng ở một số địa phương.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu nhấn mạnh, đây là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền các cấp trong tỉnh. Bởi lao động không có việc làm sẽ rơi vào hoàn cảnh nghèo khó, nếu chính quyền không thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chăm lo tốt đời sống cho nhân dân.Theo bà Lê Thanh Giang, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu, qua thống kê sơ bộ, trong hơn 24.000 lao động trở về quê có khoảng 50% có nhu cầu trở lại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác làm việc, 50% còn lại cho biết sẽ ở lại quê tìm việc làm phù hợp.
Để hỗ trợ lao động có nhu cầu trở lại làm việc ngoài tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh có công văn số 4704/UBND-KT cho phép Công ty Cổ phần xe khách Phương Trang-FUTA Bus Lines thí điểm tổ chức chuyến xe 0 đồng hỗ trợ người dân từ Thành phố Hồ Chí Minh về Bạc Liêu và ngược lại (theo quy định tạm thời tại Quyết định số 177/QĐ-BGTVT ngày 10/10/2011 của Bộ Giao thông Vận tải) nhưng phải đảm bảo các yêu cầu, quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu cho biết, qua làm việc với các huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp trong tỉnh, bước đầu đã có 10 doanh nghiệp cam kết tuyển dụng lao động về quê với số lượng khoảng 10.000 người. Các doanh nghiệp tiếp nhận lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu và may mặc.
Đây là những doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn, sẵn sàng đào tạo nghề để lao động vào làm việc với mức lương đảm bảo cuộc sống.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn thủy sản Thái Minh Long (phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai) là doanh nghiệp đầu tiên chủ động đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Giá Rai và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu cho tuyển 300 lao động là những người về quê từ vùng dịch.
Công ty cam kết sẽ đảm bảo mức lương tối thiểu cho người lao động là 5 triệu đồng/người/tháng. Lao động chưa có tay nghề, muốn gắn bó lâu dài sẽ được Công ty tổ chức đào tạo nghề.
Theo ông Đỗ Minh Thắng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Giá Rai, qua trao đổi, 20 doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu trên địa bàn đều cam kết sẽ tuyển dụng lao động về trở về quê sau khi đã hoàn thành thời gian cách ly.
Các đơn vị này hiện đang cần nhiều lao động phục vụ cho phục hồi sản xuất, hoàn thành các đơn hàng xuất khẩu thủy sản đã ký kết với nước ngoài giao vào dịp cuối năm 2021.
Không chỉ thị xã Giá Rai, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn các huyện Hòa Bình, thành phố Bạc Liêu cho biết sẵn sàng tuyển dụng lao động của tỉnh trở về quê.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Trang Khanh (Phường 5, thành phố Bạc Liêu) thông báo sẽ tuyển dụng trên 1.500 lao động.
Các công ty may mặc cũng có nhu cầu tuyển dụng lao động. Nhà máy may Vinatex Bạc Liêu (Khu công nghiệp Trà Kha, thành phố Bạc Liêu) cho biết có nhu cầu tuyển 1.000 lao động.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Pinetree Bạc Liêu (xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi) đã thông báo tuyển dụng 400 lao động. Hai doanh nghiệp này đều cam kết đảm bảo thu nhập từ 5 đến 9 triệu đồng/lao động/tháng.
Theo ông Nguyễn Văn Thới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hồng Dân, địa phương có hơn 4.000 lao động về quê. Hiện nay, cùng với việc chăm lo tốt cho người lao động về quê trong các khu cách ly, huyện đang rà soát nhu cầu việc làm của họ để có sự giúp đỡ phù hợp.
Những lao động có nguyện vọng quay trở lại Thành phố Hồ Chí Minh hay các tỉnh khác làm việc sẽ được tạo điều kiện đưa đi. Lao động muốn làm việc tại quê sẽ được giới thiệu vào làm ở các nhà máy, xí nghiệp tại địa phương.
Những trường hợp khác, nếu có nguyện vọng chăn nuôi, trồng trọt hay mua bán nhỏ… sẽ được cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện.
Mặc khác, hầu hết người về lại quê tại huyện Hồng Dân là lao động phổ thông, hành nghề tư do, chủ yếu làm nghề xây dựng, bốc vác tại các chợ đầu mối ở Thành phố Hồ Chí Minh. Những lao động này, trước mắt chưa có nhu cầu quay trở lại Thành phố làm việc.
Do vậy, cấp ủy, chính quyền của huyện đang rà soát, để có kế hoạch hỗ trợ đối tượng này có thu nhập, ổn định cuộc sống thông qua giới thiệu việc làm tại các công ty, xí nghiệp trong tỉnh hoặc hỗ trợ vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi, trồng trọt.
Theo ước tính của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bạc Liêu, chỉ cần có 100/2.500 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tiếp nhận với từ 20 đến 100 lao động, Bạc Liêu đã có thể giải quyết việc làm cho 5.000 đến 10.000 người về quê.
Để các doanh nghiệp tiếp nhận người lao động về quê, một trong những yêu cầu quan trọng là lao động đã được tiêm vaccine phòng COVID-19. Theo thống kê của Sở Y tế Bạc Liêu, trên 56% trong số 24.000 người dân trở về địa phương đã được tiêm.
Hiệp hội Doanh nghiệp Bạc Liêu đã đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho lao động nói chung, trong đó có lao động về quê từ vùng dịch nhằm thực hiện tốt mục tiêu: vừa sản xuất an toàn vừa phòng, chống dịch có hiệu quả.
Một lượng lớn người từ vùng dịch trở về quê trong thời gian ngắn đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các địa phương trong tỉnh Bạc Liêu.
Dù gặp nhiều khó khăn, với sự chung tay, góp sức của cộng đồng, người lao động xa quê cảm thấy ấm lòng trong những ngày đầu trở về.
Họ càng yên tâm hơn khi biết, cấp ủy chính quyền địa phương và doanh nghiệp không bỏ rơi mà trái lại còn quan tâm tìm giải pháp giúp họ có việc làm, có thu nhập tại địa phương, sau nhiều tháng chống chọi với dịch COVID-19 xa quê.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho rằng, việc các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp nhận, giải quyết việc làm cho người lao động về quê là cách làm sáng tạo, thể hiện nghĩa cử cao đẹp góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo an sinh xã hội.
Đây là cách mà cộng đồng doanh nghiệp tỉnh thể hiện trách nhiệm xã hội, thực hiện tốt mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Thanh Hóa ưu tiên nguồn vốn vay giải quyết việc làm cho lao động về từ vùng dịch
14:25' - 24/10/2021
Thanh Hóa có 1.705 lao động có nhu cầu vay vốn với số tiền 136 tỷ đồng, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân hơn 4 tỷ đồng, giải quyết nhu cầu cho 59 lao động trở về từ vùng dịch.
-
Tài chính
Lao động được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 nhưng đã về quê được chi trả thế nào?
08:09' - 22/10/2021
Tại Đồng Nai, một số người lao động đã có quyết định hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, nhưng đã rời khỏi nơi cư trú về quê nên chưa nhận được tiền hỗ trợ.
-
Kinh tế Việt Nam
Số người trong độ tuổi thiếu việc làm quý III/2021 cao nhất trong 10 năm qua
12:09' - 12/10/2021
Trong quý III/2021, số người thiếu việc làm trong độ tuổi là hơn 1,8 triệu người, tăng 700 nghìn người so với quý trước.
-
Chuyển động DN
Yến sào Khánh Hòa đảm bảo việc làm ổn định cho hơn 5.400 nhân viên
16:48' - 11/10/2021
Theo Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Yến Sào Khánh Hoà, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, doanh nghiệp vẫn thực hiện mục tiêu kép vừa ứng phó với dịch bệnh, vừa ổn định sản xuất kinh doanh.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành mục tiêu chất lượng năm 2025
18:58' - 22/05/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1392/QĐ-BCT về mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2025.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương triển khai kế hoạch đào tạo công nghệ 4.0
15:00' - 22/05/2025
Bộ Công Thương thực hiện Quyết định số 374/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030.
-
DN cần biết
Công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
13:17' - 22/05/2025
Bộ Công Thương vừa công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
-
DN cần biết
Liên kết chuỗi giá trị ngành gia cầm còn quá ít
13:08' - 22/05/2025
Ngày 22/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam phối hợp cùng với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị với chủ đề “Phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững”.
-
DN cần biết
Thêm 960 mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc
11:07' - 22/05/2025
Đến nay, Việt Nam đang có 1.396 mã số vùng trồng và 188 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc.
-
DN cần biết
Mở rộng thị phần cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại
16:02' - 21/05/2025
Các chuyên gia chia sẻ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ năm 2018 không chỉ là vấn đề song phương, mà đã lan rộng và ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
DN cần biết
Từ ngày 2/9, Hà Nội triển khai thẻ vé điện tử liên thông các phương tiện công cộng
17:12' - 20/05/2025
Dự kiến từ ngày 2/9, hệ thống vé liên thông tự động sẽ chính thức khai trương, không chỉ áp dụng cho các tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội mà mở rộng liên kết trên phạm vi toàn quốc.
-
DN cần biết
Nhật Bản đẩy sớm kế hoạch thử nghiệm nhiên liệu sinh học pha trộn vào xăng
13:21' - 20/05/2025
Nhật Bản sẽ thử nghiệm loại nhiên liệu pha trộn tối đa 10% nhiên liệu sinh học (chủ yếu được sản xuất từ ngô) với xăng tại một số địa phương vào tài khóa 2028, sớm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lấy ý kiến về nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia
19:27' - 19/05/2025
Đây là bước triển khai quan trọng nhằm thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia ký kết ngày 28/4/2025.