Bài toán rác thải nhựa ở Nhật Bản-Bài 1: Thu phí túi ni lông chưa phải là lời giải
Nhật Bản là một trong hai nước có lượng rác thải nhựa cao nhất thế giới. Trong nỗ lực cắt giảm lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường này, tháng 5/2019, Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói giải pháp tổng thể, trong đó có quy định việc yêu cầu các cửa hàng bán lẻ thu phí túi ni lông. Quy định này đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. Tuy nhiên, đây có phải là giải pháp căn cơ cho bài toàn rác thải nhựa ở Nhật Bản?
Bài 1: Thu phí túi ni lông chưa phải là lời giảiKể từ ngày 1/7, tất cả các cửa hàng bán lẻ trên khắp Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện quy định thu phí túi ni lông phát cho khách hàng. Tuy nhiên, với việc túi ni lông chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số gần 9 triệu tấn rác nhựa/năm, đây chưa phải là lời giải cho bài toán rác thải nhựa ở Nhật Bản. Mặc dù vậy, chính sách này vẫn mang một ý nghĩa nhất định.
*Chính sách nhỏ…Dù là một trong những nước có lượng rác thải nhựa cao nhất thế giới nhưng tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 tháng 6/2018, Nhật Bản đã từ chối ký kết Hiến chương về không thải rác nhựa ra đại dương do Canada khởi xướng và được Liên minh châu Âu (EU), Pháp, Đức, Italy và Vương quốc Anh hậu thuẫn. Chính vì vậy, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 6/2019 ở Osaka (Nhật Bản), Tokyo đã phải đối mặt với áp lực rất lớn từ cộng đồng quốc tế đòi giảm lượng rác thải nhựa.
Trong bối cảnh đó, vào cuối tháng 5/2019, Thủ tướng Shinzo Abe đã công bố gói chính sách tổng thể về giảm lượng rác thải nhựa ra đại dương, thúc đẩy tái chế chai nhựa và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường biển do hạt nhựa siêu nhỏ, trong đó có quy định yêu cầu tất cả các cửa hàng bán lẻ phải thu phí túi ni lông kể từ ngày 1/4/2020.Để thực hiện chính sách trên, tháng 12/2019, Chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi các quy định liên quan tới luật về khuyến khích thu gom, phân loại và tái chế vật chứa và bao bì. Theo các văn bản hướng dẫn liên quan, các cửa hàng bán lẻ phải thu phí ít nhất 1 yen/túi ni lông phát cho khách hàng. Các cửa hàng bán lẻ có thể tự quyết định mức phí thu của khách hàng.
Tuy nhiên, Tokyo đã phải lùi thời gian triển khai kế hoạch này tới đầu tháng 7/2020 do sức ép từ phía các doanh nghiệp. Sau khi chính sách này có hiệu lực, tất cả các cửa hàng bán lẻ đều đã đồng loạt thu phí túi ni lông phát cho khách hàng, với mức giá dao động từ 1 đến 5 yen/chiếc, tùy thuộc vào kích cỡ và tùy vào cửa hàng.Mặc dù vậy, các cửa hàng vẫn được phép phát miễn phí các túi nhựa có thể sử dụng nhiều lần với độ dày ít nhất 0,05ml, các túi ni lông có thể phân hủy sinh học bởi các vi sinh vật trên biển, hay các túi ni lông có chứa ít nhất 25% vật liệu sinh khối. Bên cạnh đó, các túi ni lông mỏng sử dụng để gói thực phẩm tươi sống cũng không thuộc diện bị tính phí.
*Nhưng ý nghĩa lớn Trên thực tế, khối lượng rác thải từ túi ni lông sử dụng một lần chỉ khoảng 200.000 tấn/năm, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng rác nhựa thải ra mỗi năm ở Nhật Bản. Bên cạnh đó, nếu không được phát túi ni lông khi mua hàng, người dân vẫn phải mua túi ni lông để đựng rác thải thực phẩm và nhiều loại rác thải khác. Vì vậy, không ít người cho rằng chính sách này sẽ không giúp ích nhiều cho việc giảm rác thải nhựa ở nước này. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, điều đó không có nghĩa chính sách này không mang lại hiệu quả gì. Trong một bài báo đăng trên trang web “Diamond Online” hôm 1/7, ông Tatsuya Kakita, nhà nghiên cứu về vấn đề tiêu dùng, cho biết Chính phủ Nhật Bản hiểu rõ quy định mới sẽ không giúp giảm đáng kể khối lượng rác thải nhựa. Nếu mục tiêu là giảm rác thải nhựa, Chính phủ sẽ cấm sử dụng túi ni lông sử dụng một lần. Theo giới chức Nhật Bản, mục tiêu của chính sách này là giúp người dân nâng cao nhận thức về vấn đề rác thải nhựa. Phát biểu với các phóng viên ở Tokyo hồi tháng 1/2020, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Shinjiro Koizumi nói: “Điều tôi muốn mọi người ở Nhật Bản hiểu đó là Nhật Bản đang tụt hậu so với các quốc gia khác (trong việc thu phí túi ni lông). Chúng tôi muốn làm những gì tích cực để giảm, cho dù một lượng khá nhỏ, lượng rác thải nhựa ra đại dương”. Mặt khác, theo Giáo sư Hideshige Takada của Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo, nhựa sử dụng để làm túi ni lông độc hại hơn so với các sản phẩm nhựa khác. Vì vậy, việc giảm thiểu loại rác thải nhựa này sẽ góp phần hạn chế tác động tới môi trường. *Thách thức vẫn rất lớnTrong gói chính sách tổng thể mà Thủ tướng Abe công bố hồi tháng 5/2019 trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G20, Chính phủ Nhật Bản đã đặt mục tiêu giảm 25% lượng rác thải nhựa ở nước này vào năm 2030, và tái chế hoặc tái sử dụng toàn bộ rác thải nhựa, trong đó có các sản phẩm nhựa sử dụng trong các đồ điện gia dụng và linh kiện ô tô không còn sử dụng, vào năm 2035. Tuy nhiên, với việc túi ni lông chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lượng rác thải nhựa, chắc chắn Tokyo sẽ cần có thêm nhiều giải pháp khác để hiện thực hóa các mục tiêu này. Trong chiến lược về giảm rác thải nhựa thuộc gói chính sách trên, Chính phủ Nhật Bản cho biết họ sẽ đạt mục tiêu trên bằng cách quy định tất cả các bao bì và vật chứa phải được thiết kế để tái sử dụng hoặc tái chế vào năm 2025. Tokyo đặt mục tiêu nâng tỷ lệ tái chế bao bì và vật chứa lên 60% vào năm 2030 và sử dụng 100% nhựa tái chế vào năm 2035. Do đó, theo giới phân tích, sau túi ni lông, chai nhựa có thể sẽ là mục tiêu tiếp theo của các cơ quan chức năng Nhật Bản. Theo ước tính của Hội đồng Tái chế Chai nhựa PET, trong tài khóa 2017, có khoảng 22,7 tỷ chai nhựa, tương đương 180 chai/người, được thải ra ở nước này, trong đó khoảng 85% đã được tái chế. Hồi tháng 11/2018, Hiệp hội Đồ uống không cồn Nhật Bản thông báo tổ chức này sẽ nỗ lực nâng tỷ lệ tái chế lên 100% vào năm 2030. Trong nỗ lực khuyến khích người dân hạn chế sử dụng chai nhựa, Bộ trưởng Koizumi đã đưa ra “giải pháp chai của tôi”, theo đó kêu gọi người dân mang theo các bình giữ nhiệt hoặc bình nước sử dụng nhiều lần, thay vì mua nước đóng chai tại các cửa hàng tiện lợi hoặc máy bán nước. Cùng việc thu phí túi ni lông và giảm chai nhựa, nhiều cửa hàng ăn uống cũng được khuyến khích sử dụng các loại ống hút có thể tự phân hủy thay vì sử dụng ống hút làm từ nhựa. Mặc dù vậy, hầu hết các giải pháp trên chủ yếu hướng vào rác nhựa sinh hoạt, trong khi rác nhựa sinh hoạt từ các hộ gia đình ở Nhật Bản chỉ vào khoảng 2 triệu tấn/năm. Phần còn lại (gần 7 triệu tấn) là rác nhựa công nghiệp. Do đó, không ít chuyên gia tỏ ra hoài nghi về khả năng Chính phủ Nhật Bản có thể hiện thực hóa mục tiêu giảm 25% rác nhựa.Xem tiếp, Bài 2:Đâu là giải pháp căn cơ?
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Central Retail tại Việt Nam nhân rộng mô hình giảm thiểu rác thải nhựa
17:43' - 12/08/2020
Trong năm nay, Central Retail tại Việt Nam tiến hành trao tặng tổng cộng 35 mô hình “Cá voi ăn rác thải nhựa” với tổng kinh phí 380 triệu đồng cho 7 tỉnh thành ven biển.
-
Kinh tế & Xã hội
Rác thải nhựa từ thiết bị bảo hộ cá nhân - nguy cơ một “đợt dịch” mới
09:54' - 08/06/2020
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khẩu trang đã trở thành vật dụng phổ biến trong cộng đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Các Khu dự trữ sinh quyển thế giới tiên phong giảm thiểu rác thải nhựa
08:16' - 12/03/2020
Các Khu dự trữ sinh quyển thể giới, Khu bảo tồn biển tại Việt Nam là những khu vực tiên phong thực hiện phong trào sống xanh, nói không với rác thải nhựa.
-
Kinh tế Thế giới
WWF công bố báo cáo về nạn xả rác thải nhựa ra biển tại châu Á
17:50' - 17/02/2020
Malaysia là một trong những nước gây ô nhiễm đại dương nhất châu Á. Đây là một phần trong nội dung nghiên cứu của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), công bố ngày 17/2.
-
DN cần biết
Australia khó đạt mục tiêu xử lý 70% rác thải nhựa
10:06' - 28/01/2020
Australia cần tăng gấp 4 lần số cơ sở xử lý và tái chế rác thải nhựa để đáp ứng các mục tiêu quốc gia khi hoạt động xuất khẩu rác thải tái chế đang bị hạn chế trên toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc phản ứng sau khi Nhà Trắng thông báo tăng thuế lên 245%
22:45' - 16/04/2025
Ngày 16/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lâm Kiếm đã phản ứng chính thức trước việc Nhà Trắng tuyên bố hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ phải chịu thuế quan tổng cộng 245%.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Anh giảm so với dự kiến
16:20' - 16/04/2025
Lạm phát tại Anh tháng 3 đã giảm xuống còn 2,6%, phần nào giúp giảm áp lực cho Ngân hàng trung ương Anh (BoE) khi chuẩn bị ứng phó với tác động kinh tế từ thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc bổ nhiệm trưởng đoàn đàm phán thương mại mới
15:20' - 16/04/2025
Chính phủ Trung Quốc ngày 16/4 đã bổ nhiệm ông Lý Thành Cương (Li Chenggang) làm trưởng đoàn đàm phán thương mại, thay Thứ trưởng Thương mại Vương Thụ Văn (Wang Shouwen).
-
Kinh tế Thế giới
4 trụ đỡ giúp kinh tế Mỹ tránh được suy thoái
14:23' - 16/04/2025
Theo các chiến lược gia Wells Fargo, có bốn yếu tố mang lại tia hy vọng cho kinh tế Mỹ trong bối cảnh bất ổn gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc đàm phán thương mại
13:06' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Trung Quốc đàm phán về vấn đề thương mại sau khi Trung Quốc được cho là đã từ chối một thỏa thuận lớn với tập đoàn sản xuất máy bay Boeing.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản khởi động “ngoại giao Expo”
11:01' - 16/04/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã gặp Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdymukhamedov nhân dịp tham dự lễ khai trương gian hàng tại Triển lãm quốc tế Osaka Kansai 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump siết chặt chính sách nhập cư
11:01' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/4 đã ký một bản ghi nhớ về việc ngăn chặn người nhập cư trái phép và những người không đủ điều kiện nhận trợ cấp theo Đạo luật An sinh xã hội của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc
11:00' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc vốn đang ở mức rất cao.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tìm kiếm "lá bài chủ chốt" để đàm phán thuế quan với Mỹ
10:21' - 16/04/2025
Chính phủ Hàn Quốc đang có kế hoạch đánh giá tính khả thi của dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Alaska của Mỹ.