Bàn giải pháp đưa nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh, việc chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch là cuộc cách mạnh cần có sự kiên trì, sẵn lòng và sẵn sàng của cả hệ thống sản xuất, thương mại.
Do đó, phải có lộ trình để tổ chức lại sản xuất, thị trường, ngành hàng và cả hiệp hội ngành hàng. Nếu không tổ chức sản xuất thì sẽ không chuẩn hóa được vùng nguyên liệu, không truy xuất được nguồn gốc sản phẩm… và không có sản phẩm để đưa vào xuất khẩu chính ngạch.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, việc chuyển đổi hình thức xuất khẩu này đặt ra nhiều vấn đề giữa mong muốn và thực trạng. Bởi, thời gian vừa qua ngành vẫn còn sản xuất để xuất khẩu tiểu ngạch chứ chưa phải sản xuất để xuất khẩu chính ngạch.Do vậy, vấn đề đặt ra là cần chuẩn hóa từ đầu cung, điều kiện doanh nghiệp khi tiếp cận ở các vùng nguyên liệu chứ không chỉ là chuyển cách thức thương mại ở cửa khẩu mà quan trọng có hệ thống từ đầu cung đến đầu cầu, từ tổ chức sản xuất đến tổ chức thị trường.
Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản cho biết, thách thức đối với hình thức xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc hiện nay là thị trường ngày giám sát chặt chẽ các mặt hàng không được phép xuất khẩu chính ngạch.Thời gian qua, một số mặt hàng như: sầu riêng, chanh leo… vẫn xuất qua các đường mòn, lối mở theo phương thức trao đổi cư dân biên giới, nhưng nay cũng không thể nhập khẩu vào Trung Quốc.
Trung Quốc tiếp tục quản lý chặt chẽ về truy xuất nguồn gốc, tăng cường và siết chặt quản lý xuất nhập khẩu biên mậu đối với các mặt hàng nông sản, hoa quả của Việt Nam.Đặc biệt, một số loại nông sản của Việt Nam như: bưởi, dừa, chanh leo, roi, sầu riêng, sắn lát, thạch đen… khó xuất khẩu được theo hình thức biên mậu tại các cửa khẩu phụ trước đây Trung Quốc đã cho phép nhập khẩu.
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, chính sách quản lý hoạt động biên mậu của Trung Quốc thay đổi linh hoạt tùy theo từng thời điểm với mục đích hạn chế và duy trì lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam theo hướng có lợi nhất. Chẳng hạn như Trung Quốc chỉ định hoặc cấp phép nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc chỉ thông quan một loại hàng hóa tại một cửa khẩu... khiến các doanh nghiệp Việt Nam thường bị động. Đặc biệt, Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách “Zero COVID”, thặt chặt kiểm soát, phòng chống dịch COVID-19 trên cả bao bì hàng nông sản…, gây ùn tắc cục bộ tại khu vực cửa khẩu biên giới với Trung Quốc. Có thời điểm ngừng thông quan tại một số cửa khẩu do phát hiện virus SARS-CoV-2 đối với người và hàng hóa khi thông quan. Ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An cho rằng, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị sớm để chuyển nhập khẩu từ tiểu ngạch sang chính ngạch. Thị trường này cũng ngày càng chuẩn hóa tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt dường như chưa có sự sẵn sàng. Mặc dù Việt Nam có nhiều sản phẩm thị trường Trung Quốc có nhu cầu cao, nhưng để xuất khẩu được đòi hỏi doanh nghiệp phải kiện toàn cách kinh doanh, đáp ứng được điều kiện nhập khẩu. Nhìn từ quả chanh leo, ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thực phẩm Đồng Giao (DOVECO) cho biết, năm 2020, xuất khẩu tiểu ngạch quả này chiếm 75%, nhưng năm 2021 chỉ còn 25%. Nhờ tăng chế biến nên giá chanh leo đã lên 20.000 đồng/kg so với trước đây chỉ từ 7.000 -10.000 đồng/kg. Cùng với đó, sản phẩm chế biến cũng được tiêu thụ tốt. Đối với quả thanh long thì xuất khẩu tươi quá nhiều, trong khi chế biến quá ít. Diện tích trồng thanh long cũng tăng nhanh và rất cần chuyển đổi một phần diện tích sang các loại cây trồng khác. Nhiều sản phẩm như: chuối, xoài, dứa, chanh leo… có thể xuất khẩu, nhưng phải thực hiện đúng quy trình, nếu xuất khẩu tươi khó thì chuyển sang chế biến. “Cần chuyển sang chính ngạch càng sớm càng tốt, mọi vấn đề trong thương mại sẽ minh bạch. Để xuất khẩu chính ngạch, trước tiên phải xuất phát từ chính mình và làm phải chuẩn. Một số doanh nghiệp Trung Quốc chỉ thích đi chính ngạch với doanh nghiệp lớn”, ông Đinh Cao Khuê chỉ rõ. Ông Đinh Cao Khuê cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Nội vụ củng cố các hiệp hội ngành hàng để hiệp hội thực sự hoạt động hiệu quả. Bởi, hiện nay một số hiệp hội hoạt động không hiệu quả, còn xa rời thông tin thị trường... Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, Trung Quốc là thị trường lớn, yêu cầu nghiêm ngặt. Những chính sách, cách tiếp cận đang làm tốt để xuất khẩu sang các thị trường như: EU, Nhật Bản… là tính hệ thống. Do đó, việc quản lý chất lượng sản phẩm sang Trung Quốc cũng phải theo hệ thống. Đồng thời, huy động sự tham gia của cả chuỗi ngành hàng và xác định vai trò cụ thể của các bộ, doanh nghiệp, địa phương. Với cách làm này thì doanh nghiệp mới có cơ hội tiếp cận thông tin để thực hiện. Bên cạnh đó, nông sản phải có sự đầu tư kho bảo quản, kể cả kho khô và kho lạnh. Để thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, nhà nước cần có chính sách đất đai và vốn. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc năm 2021 đạt 12,6 tỷ USD, tăng 18,39% so với năm 2020.Trong 2 tháng đầu năm 2022, đạt hơn 1,83 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong số đó, xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ 2021; nhập khẩu đạt 515 triệu USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ 2021/.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Pháp: Dư địa lớn nhưng tiếp cận thế nào?
16:26' - 08/03/2022
Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho biết, mặc dù các mặt hàng thực phẩm, nông sản của Việt Nam có tính bổ trợ cho thị trường Pháp nhưng hiện chỉ có 50/500 mã hàng có giá trị xuất khẩu cao.
-
Hàng hoá
Tuân thủ đúng quy định về kiểm dịch thực vật để xuất khẩu ớt sang Trung Quốc trở lại
14:34' - 08/03/2022
Lô hàng ớt xuất khẩu sang Trung Quốc phải thực hiện việc xử lý kiểm dịch thực vật bao gồm cả 2 biện pháp xử lý bằng Methyl Bromide và xử lý lạnh.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraine không tác động đến lượng gạo xuất khẩu của Campuchia
09:03' - 08/03/2022
Theo nhận định trong tuần này của Liên đoàn Lúa gạo Campuchia (CRF), cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện tại không gây tác động đáng kể tới lượng gạo xuất khẩu của Campuchia.
-
DN cần biết
Khuyến cáo doanh nghiệp cẩn trọng khi xuất khẩu sang Maroc
17:24' - 07/03/2022
Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc vừa đưa ra cảnh báo khẩn với các doanh nghiệp Việt Nam về việc tuyệt đối tránh giao dịch với một số đối tượng có địa chỉ tại Maroc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật
09:34'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến xây dựng 2 Dự án luật và 4 Đề nghị xây dựng Luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ mầm non, học sinh phổ thông
08:12'
Dự thảo Nghị quyết bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí là: Trẻ em mầm non dưới 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục; học sinh trung học phổ thông...
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
21:14' - 21/05/2025
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
20:21' - 21/05/2025
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trịnh Mạnh Linh làm thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý nghiêm các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp
19:51' - 21/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát toàn diện từ vùng trồng đến đóng gói sầu riêng xuất khẩu
19:41' - 21/05/2025
Trước thực trạng này, Cục đã làm việc trực tiếp với tỉnh để thống nhất giải pháp đồng bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Tăng công suất khai thác các mỏ đá phục vụ sân bay Long Thành
19:21' - 21/05/2025
Các đơn vị cần tập trung, nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tiến độ dự án, hoàn thành toàn bộ các hạng mục tại sân bay Long Thành vào cuối năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng
19:11' - 21/05/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu đồng tình giảm thuế VAT với tất cả hàng hóa
18:23' - 21/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.