Ban hành phương án Tổng điều tra kinh tế năm 2021
Theo quyết định, mục đích của cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021 nhằm đáp ứng đánh giá sự phát triển về số lượng, quy mô và lao động của các cơ sở kinh tế; kết quả sản xuất kinh doanh; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; cơ cấu, sự phân bố của các cơ sở và của lao động theo địa phương, theo ngành kinh tế và theo hình thức sở hữu nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Đảng, nhà nước, các Bộ, ngành và địa phương.
Bên cạnh đó nhằm tính toán chỉ tiêu thống kê chính thức của các chuyên ngành thống kê, chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP) năm 2020 theo Đề án "Đổi mới quy trình biên soạn số liệu Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" và các chỉ tiêu thống kê khác thuộc Hệ thống tài khoản quốc gia. Đồng thời, cập nhật thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ chuyển đổi năm gốc so sánh phục vụ biên soạn các chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội; làm dàn mẫu tổng thể về cơ sở kinh tế cho các cuộc điều tra chọn mẫu trong giai đoạn tiếp theo của ngành Thống kê, các Bộ, ngành và địa phương. Đối tượng điều tra là tổ chức, cá nhân chứa đựng thông tin cần thu thập. Trong cuộc điều tra này, đối tượng điều tra được xác định là đơn vị cơ sở hay còn được gọi là đơn vị ngành kinh tế theo địa bàn, gồm các loại cơ sở sau: cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp/hợp tác xã là đơn vị cơ sở chỉ thực hiện 1 loại hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi 1 ngành kinh tế cấp 3 và chỉ đóng trên địa bàn 1 xã. Trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thường là địa điểm sản xuất kinh doanh. Cùng với đó là cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản (viết gọn là cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể) là đơn vị cơ sở của hộ gia đình, chỉ thực hiện 1 loại hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn của 1 xã; cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp là các đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh trực thuộc các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Tổng điều tra cũng sẽ tiến hành điều tra cả các tổ chức phi chính phủ của nước ngoài tại Việt Nam là các tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ xã hội, quỹ tư nhân, hoặc các hình thức tổ chức xã hội, phi lợi nhuận khác, được thành lập theo luật pháp nước ngoài, các hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác tại Việt Nam. Đối tượng điều tra không bao gồm: các cơ quan hành chính, Đảng đoàn thể; cơ sở sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của hộ; cơ sở hoạt động thuộc lĩnh vực ngoại giao (các đoàn ngoại giao, Đại sứ quán, Lãnh sự quán của nước ngoài). Cuộc Tổng điều tra thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất các đơn vị điều tra thuộc các loại hình kinh tế, ngành kinh tế từ ngành A đến ngành U (trừ ngành O) theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2018). Nội dung điều tra bao gồm các nhóm thông tin định danh của cơ sở; ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh; các loại hình doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, cơ sở trực thuộc của các tổ chức trên; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam; thông tin về lao động và thu nhập của người lao động: thông tin về người đứng đầu; lao động của cơ sở; thu nhập của người lao động. Tiếp đến là thông tin về kết quả, chi phí sản xuất kinh doanh: tài sản, nguồn vốn; kết quả hoạt động, chi phí sản xuất kinh doanh; thuế và các khoản nộp ngân sách; vốn đầu tư; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D), đổi mới sáng tạo; các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phân tổ theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam; tiêu dùng năng lượng; Cùng với đó là thông tin về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin: sử dụng phần mềm quản lý, tự động hóa cho sản xuất kinh doanh; sử dụng hình thức thương mại điện tử qua hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trực tuyến; năng lực tiếp cận cách mạng Công nghiệp lần thứ 4; thông tin về tình hình tiếp cận tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế và thông tin chuyên đề về đơn vị điều tra. Quyết định cũng nêu rõ, thời điểm điều tra tiến hành vào ngày 01/3/2021. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, cơ sở tôn giáo: thời điểm điều tra tiến hành vào ngày 01/7/2021.Công bố kết quả sơ bộ sẽ đưa lên cổng thông tin và trang điều hành của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) vào tháng 12/2021; công bố kết quả chính thức Tổng điều tra: Biên soạn sách trắng doanh nghiệp, sách trắng Hợp tác xã vào tháng 01/2022; tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả chính thức Tổng điều tra Quý 1/2022./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Kinh tế Trung ương năm 2021
21:43' - 03/06/2020
Ngày 3/6, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 752/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Kinh tế Trung ương năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ chức Tổng điều tra kinh tế năm 2021
07:00' - 29/02/2020
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 307/QĐ-TTg về tổ chức Tổng điều tra kinh tế năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố kết quả chính thức tổng điều tra kinh tế năm 2017
11:26' - 19/09/2018
Tổng điều tra kinh tế năm 2017 phác họa đầy đủ sự biến động, phân bố các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, cơ cấu ngành, vùng... cho sự phát triển của cả nước, từng địa phương qua 5 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09'
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34'
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38' - 02/07/2025
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19' - 02/07/2025
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18' - 02/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.
-
DN cần biết
HanoiPrintPack 2025: Trình diễn các công nghệ, in ấn và đóng gói thông minh
13:13' - 02/07/2025
HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.