Băn khoăn việc giảm số Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, huyện
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 4 điều của Luật Tổ chức Chính phủ và 23 điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương trong đó tập trung vào vấn đề tinh gọn bộ máy, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các thiết chế hành chính nhà nước.
* Đánh giá kỹ tác động Tờ trình của Chính phủ đề nghị sửa đổi 23 điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Nội dung sửa đổi tập trung vào việc phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa các cơ quan của chính quyền địa phương các cấp; cơ cấu tổ chức của HĐND; phương thức hoạt động của chính quyền địa phương; tổ chức chính quyền địa phương ở hải đảo, ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và cụ thể hóa chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.Vấn đề giảm số Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, số Phó Trưởng Ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh và tăng số Phó Chủ tịch UBND cấp xã loại II là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến. Theo đó, dự thảo Luật quy định giảm số Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, số Phó Trưởng Ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh từ 2 người xuống còn 1 người; tăng số Phó Chủ tịch UBND cấp xã loại II từ 1 người lên 2 người.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định - đại diện cơ quan thẩm tra dự án Luật - nêu rõ: Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định HĐND cấp tỉnh, cấp huyện có 2 Phó Chủ tịch nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả cho hoạt động của HĐND với tính chất là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương.Quy định này không làm tăng thêm biên chế ở địa phương vì thực chất được nâng từ chức danh “Ủy viên Thường trực” của HĐND theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003.
Vì vậy, Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ cần có đánh giá tác động thật kỹ đối với các vấn nêu trên để vừa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Việc đánh giá tác động cần làm rõ nếu giảm số Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, số Phó Trưởng Ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh thì trên toàn quốc sẽ giảm được bao nhiêu và sẽ sắp xếp, bố trí vào vị trí công việc nào cho phù hợp.Nếu tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp xã loại II, toàn quốc sẽ tăng bao nhiêu, có phù hợp với chủ trương tinh giản biên chế không, điều này cần được làm rõ...
Cho ý kiến về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh, cấp phó HĐND các cấp rất nhiều việc, nếu giảm đi sẽ rất khó khăn. Do vậy cần xin ý kiến các tỉnh, thành phố về vấn đề này. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến nêu quan điểm, cần giữ nguyên 2 Phó Chủ tịch HĐND tại các cấp vì hiện nay đang thực hiện quy định nhất thể hóa Bí thư tỉnh ủy kiêm Chủ tịch HĐND. Như vậy, chỉ còn 1 Phó Chủ tịch HĐND điều hành công việc sẽ rất khó khăn. “Bí thư rất bận nên công việc của HĐND trông vào Phó Chủ tịch điều hành hàng ngày là chính. Cần giữ nguyên 2 Phó Chủ tịch HĐND tại các cấp để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND”, ông Hà Ngọc Chiến phân tích. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình nhìn nhận, vấn đề quan trọng nhất không phải là giảm được bao nhiêu biên chế mà là hiệu quả quản lý nhà nước phải tốt hơn. Với cơ cấu như hiện nay, HĐND đã làm không xuể, nay giảm nữa là không hợp lý.Bên cạnh đó, theo Chủ nhiệm Phan Thanh Bình, nếu thực hiện quy định mới, chắc chắn hiệu quả giám sát quyền lực sẽ giảm, nhất là tại các tỉnh đang giảm các sở, quyền lực tập trung về UBND mà số đại biểu HĐND và lãnh đạo HĐND lại cũng giảm tiếp thì ai sẽ giám sát quyền lực.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, việc giảm số Phó Chủ tịch ở cơ quan dân cử, tăng ở khối chính quyền là không hợp lý. “Trên thực tế, sau 10 năm thí điểm không tổ chức HĐND tại một số địa phương, nay đã khôi phục lại là có HĐND, vì thấy việc đó chưa ổn. Chính phủ cần đánh giá tác động thật kỹ đối với các vấn nêu trên để vừa phù hợp với kết luận của Bộ Chính trị và Trung ương, vừa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn”, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ. * Đẩy mạnh phân cấp cho địa phương Tờ trình của Chính phủ đề nghị sửa đổi 4 điều (Điều 23, Điều 28 và Điều 34, Điều 40) của Luật Tổ chức Chính phủ. Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với các nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết: Nhiều ý kiến trong Ủy ban tán thành việc sửa đổi, bổ sung Điều 23 của Luật Tổ chức Chính phủ theo hướng Chính phủ quy định khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và quy định về tiêu chí thành lập, số lượng biên chế tối thiểu, số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa của một tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, ngành, chính quyền địa phương.Quy định như vậy đã quán triệt tinh thần của Trung ương là đẩy mạnh phân cấp và tạo sự chủ động, linh hoạt cho địa phương.
Có ý kiến cho rằng, khoản 4a Điều 28 quy định việc hình thành tổ chức hành chính căn cứ vào số lượng biên chế tối thiểu là chưa thực sự phù hợp. Về nguyên tắc, việc hình thành tổ chức mới phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức và do đó, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức sẽ quyết định quy mô của tổ chức đó, chứ không phải xuất phát từ biên chế.Việc dự thảo Luật tiếp cận cách hình thành tổ chức dựa vào biên chế rất khó để thực hiện được chủ trương tinh giản biên chế của Đảng.
Liên quan đến cơ cấu tổ chức bên trong của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, có ý kiến đề nghị dự thảo Luật cần làm rõ nội hàm và thống nhất việc sử dụng các thuật ngữ “cơ quan hành chính”, “cơ quan hành chính nhà nước”, “tổ chức bộ máy hành chính nhà nước”, “tổ chức khác thuộc cơ quan thuộc Chính phủ”, “tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện”./. Xem thêm:>>Điểm mới trong dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
>>Băn khoăn việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Nhiều ý kiến về mô hình tổ chức Ủy ban Chứng khoán
18:08' - 16/04/2019
Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 33, chiều 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công tham dự phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
18:08' - 10/04/2019
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phân công 2 Phó Thủ tướng và một số Bộ trưởng tham dự, trình bày và tiếp thu ý kiến đối với một số dự án Luật tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
18:51' - 13/03/2019
Chiều 13/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.