Bảo đảm an sinh xã hội trong "trận chiến" với dịch COVID-19: * Bài 1: Xóa "vùng lõm'"
Ngay khi Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện đợt giãn cách xã hội lần thứ 3 kéo dài 1 tháng, các sở, ngành, đoàn thể Thành phố Hồ Chí Minh cùng lúc đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý các gói chính sách an sinh xã hội; chăm lo từ vật chất, tinh thần và cả chỗ ăn, chỗ nghỉ của người dân, nhất là người dân nghèo, người lao động tự do, công nhân ngoại tỉnh, sinh viên, học sinh đang ở trọ, học tập, sinh sống trên địa bàn Thành phố, để đảm bảo việc thực hiện “ai ở đâu ở yên đó”, "nhà cách ly với nhà", "tổ dân phố cách ly tổ dân phố", "khu phố/ấp cách ly khu phố/ấp", "phường, xã, thị trấn cách ly phường, xã, thị trấn”.
Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 3 bài viết : "Bảo đảm an sinh xã hội trong "trận chiến" với dịch COVID-19"
Bài 1: Xóa “vùng lõm”Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội với nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt hơn 1 tháng qua thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg và tiếp tục triển khai đến ngày 15/9 để kiểm soát dịch COVID-19, khiến cuộc sống, việc làm của người dân ngày càng trở nên khó khăn, nhất là các các đối tượng yếu thế, sinh viên và những người đến thành phố mưu sinh, lập nghiệp.* Khó khăn kéo dài
Anh Dương Trọng Huỳnh quê ở Đắk Lắk cùng gia đình vào ở trọ tại ấp Đông 1, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, lập nghiệp gần 3 năm nay bằng nghề chạy xe công nghệ.Trước đây, trung bình mỗi ngày, anh Trọng kiếm được khoảng 250.000 đồng để lo cho vợ cùng hai con nhỏ. Từ khi dịch bùng phát đến lúc Thành phố thực hiện giãn cách xã hội, công việc hàng ngày của anh đi dần vào ngõ cụt và kết thúc bằng thời gian phong tỏa 21 ngày khi nơi ở của anh có ca mắc COVID-19.
Tắt ứng dụng, ở nhà trong thời gian phong tỏa, anh được các "mạnh thường quân" và chính quyền địa phương hỗ trợ. Đến khi kết thúc phong tỏa cũng là lúc kết thúc hỗ trợ, cả nhà chẳng biết làm gì dù có sức lao động, có xe, khiến cuộc sống càng thêm khó khăn.
Do chạy kiếm bữa ăn hàng ngày, gia đình không có tiền tích lũy, đã thế vợ vừa mới sinh nên cuộc sống rơi vào cảnh túng thiếu.Trong hoàn cảnh về quê không được, ở cũng không xong, anh đành chấp nhận mượn 5 triệu đồng với lãi suất 10% tháng để giải quyết tình trạng trước mắt với hy vọng dịch bệnh sớm kết thúc đi làm trả nợ.
Cùng cảnh ngộ, hai vợ chồng chị Trương Hồng Ngọc, quê ở tỉnh Bạc Liêu hiện ở trọ tại khu vực kênh 19/5 (quận Tân Phú), làm công nhân ở Khu công nghiệp Tân Tạo gần 6 năm nay cũng ở nhà suốt gần hai tháng nay do nhà máy đóng cửa.Khoản dành dụm ít ỏi lâu nay của gia đình chị Ngọc cạn dần theo thời gian giãn cách bởi tiền ăn uống, tiền nhà trọ, điện, nước, sinh hoạt. “Nếu tiếp tục ở lại, không biết khi nào dịch bệnh kết thúc.
Ngược lại, nếu về quê trong lúc này, thủ tục cũng nhiều khó khăn cùng với khoản chi phí tiền xe, xét nghiệm COVID-19, cách ly tập trung ở quê, tốn kém gấp bội phần”, chị Ngọc chần chừ tính những khoản chi phí cho phải lo cho tương lại phía trước.
Em Đoàn Ngọc Phương Thảo, quê ở Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang lên Thành phố Hồ Chí Minh ở trọ gần 4 năm nay để vừa đi làm, vừa đi học tìm tấm bằng cử nhân với hy vọng cuộc sống ổn định hơn.Năm học cuối vừa kết thúc, chưa kịp nhận bằng, dịch COVID-19 lần 4 bùng phát trở lại. Thảo đành chấp nhận “bó gối” ở nhà hơn 3 tháng nay.
“Công việc tập sự tạm dừng, nhưng em may vẫn được hỗ trợ 50% tiền thuê trọ. Còn ăn uống, sinh hoạt phí, gia đình ở quê, bà con lối xóm ở xóm trọ hỗ trợ nên tạm ổn. Trong thời điểm dịch bệnh khó khăn này, có gì dùng đấy, ai ở đâu ở yên nơi ấy có lẽ là tốt nhất”, Thảo chia sẻ.
Thực tế trên khiến cho nhiều người dân vô cùng lo lắng, nhất là công nhân, người lao động đã không có việc làm từ nhiều tháng qua. Những gánh nặng về chi phí sinh hoạt hàng ngày, tiền trọ, tiền nước, tiền điện đến những lo lắng về tương lai.Đặc biệt, khi Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội với nhiều mức độ khác nhau để kiểm soát dịch COVID-19, chắc chắc đời sống của người dân sẽ còn nhiều khó khăn.
* Không để sót đối tượng khó khăn
Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đảm bảo an sinh xã hội, cuộc sống người dân, nhất là những đối tượng khó khăn, yếu thế trong xã hội bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn những “vùng lõm”, nhiều người dân khó khăn vẫn chưa được hỗ trợ kịp thời.
Ghi nhận ở khu nhà trọ 3C/9 tổ 2, ấp 3, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh có nhiều trường hợp thật sự khó khăn, nhưng rất ít nhận được sự hỗ trợ, trong đó có gói hỗ trợ nhóm ngành nghề lao động tự do theo Nghị quyết 09 của Hội đồng nhân dân Thành phố.Khu vực Phường 9, Quận 8 nhiều người buôn bán tự do đã phản ánh về việc không nhận được tiền hỗ trợ mà cũng không nhận được bất cứ sự giải thích rõ ràng nào từ Tổ dân phố, khu phố vì sao những trường hợp này lại không được xét duyệt như lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố đã công bố.
Nhiều người cho biết, đa phần cư dân ở đây là người nhập cư, lao động tự do, có đăng ký tạm trú tạm vắng nhưng không thấy Tổ trưởng tổ dân phố thông báo, khảo sát hoàn cảnh hay công khai lập danh sách mà chỉ thông báo riêng từng cá nhân.“Chúng tôi có gọi lên Ủy ban phường để trình bày. Đại diện Ủy ban phường nói Tổ trưởng tổ dân phố sẽ giải quyết, làm hồ sơ giấy tờ nộp cho Tổ trưởng rồi nhưng tới nay không thấy phản hồi gì”, đại diện người dân ở khu vực Phường 9, Quận 8 chia sẻ.
Tương tự, tại nhiều nơi có các khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, lao động tự do hoặc mất việc từ nhiều tháng nay bởi cửa hàng phải đóng cửa thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg nhưng vẫn không nhận được hỗ trợ.Ghi nhận tại một số tổ dân phố ở phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức, sau khi phản ánh, họ được Tổ trưởng lập danh sách nhưng rồi sau đó cũng “bặt vô âm tín”.
Chị Huỳnh Thị Gọi, thuê trọ tại 74 đường 3, phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức cho biết, từ lúc dịch tới giờ không lao động để kiếm tiền được. Lúc đầu, chị tự lên Khu phố để hỏi, sau đó Tổ trưởng khu phố có đến hỏi thông tin cá nhân, nhưng rồi cũng không thấy tiền hỗ trợ.
Hiện chỉ mong được nhận hỗ trợ để đóng trọ vì chị đã nợ tiền trọ hơn 2 tháng qua, còn ăn uống hàng ngày cùng mọi người chia qua, sớt lại...
Tương tự, trường hợp ông Nguyễn Văn Bảy, nhà ở khu phố 2, phường Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức đã được một phóng viên hỗ trợ 3 lần khai báo điền vào mẫu để xin được hỗ trợ nhưng cho đến hiện tại vẫn chưa được nhận.Ông Bảy cho biết, ông làm nghề chạy xe ôm đã mất việc nhiều tháng nay, có cung cấp thông tin với khu phố nhưng chờ mãi không thấy kêu đi nhận tiền hỗ trợ, trong khi các nơi khác đã chi cho dân xong rồi.
Vợ ông làm nghề phụ quán cơm ở mặt tiền quốc lộ 13 nhưng quán đóng cửa. Vợ ông mất việc, hỏi phường được trả lời công việc của vợ ông không thuộc diện nhận hỗ trợ của Thành phố quy định…
Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã liên tục đưa ra các gói cứu trợ, cắt giảm bớt các quy trình thủ tục để người dân được nhận nhanh hơn. Nhưng thực tiễn, vẫn còn khá nhiều người chưa tiếp cận được gói hỗ trợ.Nhiều người cho rằng, việc giao cho các Trưởng khu phố, Tổ trưởng tổ dân phố lập danh sách là một phương án tốt vì được xem là nắm rõ tình trạng cư, giúp người nghèo kê khai hoàn thành các thủ tục hỗ trợ.
Tuy nhiên, vẫn có những bất cập xảy ra như: Ban điều hành khu phố, Tổ dân phố đang bị cách ly, phong tỏa. Phương pháp làm việc chưa minh bạch, công khai, tính hiệu quả chưa cao.
Nhiều tổ trưởng tổ dân phố chưa nắm rõ các tiêu chí chính sách nên thông tin cho dân bị sai lệch, không rõ ràng hoặc áp lực quá tải ở địa phương nên thiếu sót cả việc cung cấp, hỗ trợ lương thực, thực phẩm hộ nghèo, khu vực phong tỏa, cách ly…
Trước tình hình trên, lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các địa phương thống kê đầy đủ danh sách, rà soát từng tổ dân phố để không bỏ sót một trường hợp nào, để kịp thời hỗ trợ, không được bỏ sót ai. Giãn cách xã hội thời gian dài, nhiều người sẽ gặp khó khăn.Thành phố sẽ có gói hỗ trợ tiền nhà trọ cho người dân, đồng thời, giúp đỡ cả lương thực, thực phẩm và tiêm vaccine.
Vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các lực lượng Công an tham gia việc rà soát, tiếp nhận thông tin của các đối tượng khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cần hỗ trợ.
Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội Thành phố, thống kê bước đầu từ các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, toàn thành phố hiện có hơn 2,5 triệu người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Với nỗ lực không bỏ sót, không để người dân cơ cực, Thành phố sẽ hỗ trợ tất cả những trường hợp này.>>> Bảo đảm an sinh xã hội trong 'trận chiến' với dịch COVID-19: * Bài 2: Cộng đồng chung tay>>>Bảo đảm an sinh xã hội trong 'trận chiến' với dịch COVID-19 * Bài cuối: Hỗ trợ đúng và đủ
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Tp Hồ Chí Minh: Siêu thị đã sẵn sàng hàng hóa nhưng vướng khâu vận chuyển
15:43' - 24/08/2021
Sau 2 ngày Tp Hồ Chí Minh áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội tăng cường, tình hình cung cấp thực phẩm cho người dân tại các hệ thống bán lẻ vẫn gặp nhiều vướng mắc trong khâu vận chuyển.
-
Thị trường
Giải quyết khó khăn cho khâu lưu thông hàng hóa tại Tp. Hồ Chí Minh
13:38' - 24/08/2021
Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương khuyến cáo chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các hệ thống phân phối, thông báo nhu cầu đặt hàng để hệ thống phân phối có kế hoạch nhập hàng đầy đủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Phan Văn Mãi được bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh
13:35' - 24/08/2021
Ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh giữ chức Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021 – 2026 với 97,75% đại biểu có mặt đồng ý.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Không có mối liên quan giữa điện thoại di động và ung thư
10:42'
Không có mối liên hệ nào giữa việc sử dụng điện thoại di động và các loại ung thư khác nhau. Đây là kết quả nghiên cứu do Cơ quan an toàn hạt nhân và phóng xạ của Australia vừa công bố.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 5/2
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 5/2 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 5/2, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 2, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Mâm cúng vía Thần Tài 2025 chuẩn phong thủy: Gợi ý chi tiết để cầu tài lộc, may mắn
15:04' - 04/02/2025
Mâm cúng Thần Tài 2025 được chuẩn bị chu đáo không chỉ giúp gia chủ thể hiện sự tôn kính mà còn góp phần mang lại vận khí tốt, tài lộc dồi dào trong cả năm.
-
Đời sống
Bến Tre gắn kết kiều bào, góp sức xây dựng quê hương
14:19' - 04/02/2025
Kiều bào Bến Tre hiện đang sinh sống ở 37 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dù ở đâu, họ vẫn luôn hướng về quê hương và có đóng góp vào việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, an sinh.
-
Đời sống
Ngày vía Thần Tài 2025: Ý nghĩa, cách cúng và những lưu ý quan trọng
09:42' - 04/02/2025
Ngày vía Thần Tài năm 2025 (Thứ Sáu ngày 07 tháng 2 dương lịch) không chỉ là dịp để mọi người cầu tài lộc mà còn là một dịp quan trọng để thể hiện lòng thành kính với các vị thần linh.
-
Đời sống
Báo động rác nhựa xâm nhập não người
09:06' - 04/02/2025
Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Medicine về vi nhựa và nano nhựa trong não người cho thấy sự gia tăng đáng kinh ngạc theo thời gian.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 4/2
05:00' - 04/02/2025
Xem ngay lịch âm hôm nay 4/2 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 4/2, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 2, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Đặc sắc hội thi vẽ trang trí trâu Đọi Sơn
17:37' - 03/02/2025
Trong khuôn khổ Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2025, ngày 15/2, tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, Hà Nam diễn ra hội thi vẽ trang trí trâu với sự tham gia của 20 hoạ sỹ đến từ các tỉnh, thành.
-
Đời sống
Bài văn khấn ngày Vía Thần Tài 2025 chuẩn nhất
16:00' - 03/02/2025
Bài cúng ngày Vía Thần Tài cần phải thể hiện được lòng thành của gia chủ. Đồng thời bài cúng cũng là mong ước, cầu mong vị thần phù hộ cho gia đình năm mới làm ăn gặp nhiều may mắn, phát tài lộc.