Báo động nạn khai thác cát quá mức trên toàn cầu
Nhật báo Les Echos của Pháp dẫn cảnh báo của Liên hợp quốc về việc khai thác quá mức tài nguyên cát sẽ gây hại cho môi trường.
Lần đầu tiên cho ra mắt một nền tảng đánh giá quy mô khai thác cát từ đáy biển và đại dương có tên tiếng Anh là "Marine Sand Watch", Liên hợp quốc đã lên án tình trạng khai thác cát quá mức ở cấp độ toàn cầu, trong đó đứng đầu là một số quốc gia như Bỉ, Trung Quốc, Hà Lan... Theo tổ chức này, với tốc độ khai thác cát như hiện nay, Bỉ sẽ không còn cát trong 80 năm nữa.Ông Pascal Peduzzi, thành viên Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) với tư cách là giám đốc Cơ sở dữ liệu tài nguyên toàn cầu, trong buổi họp báo hôm 5/9 tại Geneve (Thụy Sỹ), đã công bố kết quả quan sát khai thác cát ở biển và đại dương bằng nền tảng Marine Sand Watch.
Chuyên gia này cho biết, theo quan sát và thống kê của nền tảng Marine Sand Watch, mỗi năm, toàn thế giới khai thác khoảng 50 tỷ tấn cát, "tương đương với một bức tường cao 10 mét và rộng 10 mét được xây dựng xung quanh đường xích đạo". Trong tổng số này, khoảng từ 10-16 tỷ tấn cát lấy lên từ đáy sông. Quy mô nạo vét cát từ đại dương và biển bằng tàu chuyên dụng, dù cho đến nay vẫn chưa được biết đến, nhưng cũng ước đạt từ 4-8 tỷ tấn. Nền tảng Marine Sand Watch của Liên hợp quốc có thể kiểm kê các tàu thuyền trên toàn cầu nhờ hệ thống nhận dạng tự động (AIS) và đặc điểm quỹ đạo của chúng trong hoạt động nạo vét. Ông Arnaud Vander Velpen, một trong những nhà thiết kế chương trình, giải thích: “Căn cứ này cũng cho phép chúng tôi biết vị trí các cơ sở cảng biển tiếp nhận cát khai thác, và cung cấp cả những thông tin về các bãi biển nhân tạo đang được tạo ra”. Các khu vực ven biển của Trung Quốc, Biển Bắc, vùng biển của các nước vùng Vịnh và bờ biển phía Đông của Mỹ là những nơi đang được nạo vét mạnh mẽ. Cũng theo các nhà khoa học UNEP, hiện nền tảng Marine Sand Watch chưa thể phát hiện hoạt động khai thác thủ công và quy mô rất nhỏ dọc theo bờ biển nông. Do đó các hoạt động bất hợp pháp của các thuyền nhỏ không có AIS hoặc các thuyền tự nguyện tắt AIS có thể khiến con số thống kê thấp hơn thực tế. Tuy nhiên, UNEP đã có kế hoạch tinh chỉnh thêm dữ liệu của mình, thậm chí còn có tham vọng đánh giá việc khai thác cát được thực hiện ở các con sông và mỏ đá. Hiện nay, quy mô nạo vét đang có xu hướng ngày càng tăng. UNEP cho biết: “Thế giới đang có nhu cầu phục hồi tự nhiên tương đương với 10-16 tỷ tấn cát mỗi năm, mức mà các con sông cần để duy trì cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái biển và ven biển”.Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với một số khu vực nơi hoạt động nạo vét diễn ra mạnh mẽ hơn và hoạt động khai thác đã vượt quá sự cân bằng trầm tích từ đất liền ra biển. Pascal Peduzzi đã đưa ra ví dụ thực tế ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nơi đang chìm dần do thiếu trầm tích, kéo theo nhiều vấn đề trong việc bảo vệ đa dạng sinh học của khu vực.
Với nền tảng theo dõi việc khai thác cát toàn cầu của mình, UNEP dự định giúp đỡ các quốc gia không phải lúc nào cũng có khung pháp lý và luật pháp đầy đủ để quản lý việc khai thác và sử dụng đúng mức tài nguyên cát của họ.
Cát, nguồn tài nguyên thiên nhiên được khai thác nhiều thứ hai trên thế giới, không còn có thể chỉ là một loại vật liệu thông thường nữa. Ông Pascal Peduzzi khẳng định : “Chúng ta phải coi cát như một nguồn tài nguyên chiến lược.Điều này càng đúng hơn khi xét đến biến đổi khí hậu và các hậu quả của nó. Cát sẽ rất cần thiết để đối phó với mực nước biển dâng cao, bão và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng như tua-bin gió, hoặc tấm pin Mặt Trời".
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ khai thác cát trái phép ở An Giang: Khởi tố Giám đốc Công ty xây dựng thương mại Văn Anh
07:00' - 02/09/2023
Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với Phạm Quốc Văn, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên xây dựng thương mại Văn Anh.
-
Kinh tế và pháp luật
Đồng Tháp cấp mới, gia hạn nhiều giấy phép khai thác cát không đúng quy định
07:00' - 26/08/2023
Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận thanh tra về việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại một số tỉnh phía Nam cung cấp cho các dự án giao thông quan trọng quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Canada công bố gói biện pháp bảo vệ ngành thép trong nước
09:18'
Thủ tướng Canada Mark Carney đã công bố các biện pháp mới mà ông cho là nhằm bảo vệ ngành công nghiệp thép của Canada bao gồm việc hạn chế và giảm lượng thép nhập khẩu nước ngoài.
-
Ý kiến và Bình luận
Gỡ điểm nghẽn môi trường – Hãy bàn làm, không bàn lùi
19:21' - 16/07/2025
Chỉ thị số 20/CT-TTg (ngày 12/7/2025) của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có thể được coi là một cuộc cách mạng nhận thức về lĩnh vực bảo vệ sự trong lành cho mặt đất và bầu trời của Tổ quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
OPEC lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới trong nửa cuối năm 2025
09:43' - 16/07/2025
Trong báo cáo hàng tháng, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhận định nền kinh tế toàn cầu có thể hoạt động tốt hơn dự kiến trong nửa cuối năm 2025, bất chấp xung đột thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
Cấm xe máy chạy xăng trên Vành đai 1 Hà Nội: Không chỉ giải bài toán môi trường
17:02' - 15/07/2025
Hà Nội sẽ thực hiện các giải pháp, biện pháp để không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1 từ ngày 1/7/2026.
-
Ý kiến và Bình luận
EU cam kết đối thoại với Mỹ về thuế quan
08:03' - 15/07/2025
Hội đồng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp tại Brussels nhằm thảo luận về tình hình và triển vọng quan hệ thương mại giữa EU và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam tiếp cận góc nhìn chuyên gia WTO ứng phó rủi ro với hàng xuất khẩu
10:53' - 14/07/2025
Tham tán Công sứ Phạm Quang Huy – Phó Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva – vừa tham dự hội thảo về “Mức độ rủi ro và phản ứng thương mại của các nước đối với việc thuế quan gia tăng”.
-
Ý kiến và Bình luận
Vì sao Việt Nam là điểm đến ưa thích hàng đầu của người Australia?
09:43' - 14/07/2025
Theo trang tin Sky News (Australia), khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi nhiều lý do.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Trung Quốc và Nga thảo luận nhiều vấn đề quan trọng
09:11' - 14/07/2025
Ngày 13/7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp người đồng cấp Nga Sergey Lavrov tại thủ đô Bắc Kinh.
-
Ý kiến và Bình luận
Financial Times: Châu Âu sẽ siết thuế với doanh nghiệp lớn
17:12' - 12/07/2025
Theo Financial Times, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch đánh thuế đối với các công ty lớn hoạt động tại châu Âu, trong nỗ lực tạo ra các nguồn thu mới cho ngân sách chung của khối.