Báo động về tình trạng mất an toàn nhà phố cổ
Sau vụ việc sập biệt thự cổ tại 107 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) ngày 22/9, công tác bảo tồn những căn nhà biệt thự cổ trở thành tiêu điểm và thu hút sự quan tâm đặc biệt.
Để cải tạo và bảo tồn các công trình này không chỉ cần đến kinh phí lớn mà còn cần sự hợp tác của người dân và cả sự quan tâm của chính quyền địa phương. Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Kiến trúc sư Ngô Doãn Đức – Hội Kiến trúc sư Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Phóng viên: Tại nhiều kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, việc bảo tồn, quy hoạch và quản lý các biệt thự cổ đã được bàn đến. Tuy nhiên, dù đã được “báo động” nhưng sự cố vừa xảy ra tại 107 Trần Hưng Đạo là rất nghiêm trọng. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?KTS Ngô Doãn Đức: Điều này đã được đề cập đến tại quy hoạch Hà Nội và lần gần đây nhất là khi Hà Nội mở rộng địa giới. Thực tế hiện nay thì các khu mà bảo tồn phát triển phát huy giá trị đã được quy định thậm chí thành pháp lệnh nhưng triển khai trên thực tế lại gặp nhiều vấn đề bất cập. Có những phần phải hoàn thiện thêm.
Ví dụ, khi chúng ta đánh giá quỹ di sản nhưng lại vướng về sự quản lý để thực hiện việc này. Chưa thực hiện được cũng một phần do thiếu kinh phí, nhưng bên cạnh đó phải thẳng thắn thừa nhận khâu quản lý cũng chưa tốt.
Phóng viên: Thực tế thì Hà Nội đã ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cũ Hà Nội, nhưng từ quy chế đến thực hiện theo ông còn những bất cập gì? KTS Ngô Doãn Đức: Chúng ta luôn luôn nói về khâu yếu của quản lý nhưng nếu cứ để yếu như thế này thì di sản sẽ mất, nó mất đi không bao giờ trở lại, còn xây mới thì có thể dễ nhưng khâu bảo tồn và duy tu những quỹ kiến trúc thuộc di sản của Hà Nội thì quả là một điều cực kỳ đáng tiếc và trở thành báo động.Chúng ta thấy hiện tượng nhiều ngôi nhà xuống cấp nghiêm trọng, chúng ta thực hiện nghiên cứu đánh giá thì rất nhiều ngành nghề tham gia cho nên Hà Nội có cơ sở tốt để thực hiện bảo tồn phát huy giá trị những quỹ di sản kiến trúc nói chung. Chúng ta tiến hành được nhưng trên thực tế nó không được như quy hoạch.
Phóng viên: Muốn vừa đảm bảo được an toàn cho người dân mà vẫn bảo tồn được biệt thự và nhà cổ thì cần có giải pháp gì thưa ông?
KTS Ngô Doãn Đức: Biệt thự được xây dựng từ Pháp tại các khu vực Ba Đình, Hai Bà Trung thì tương đối dày đặc và chúng ta phải rà soát lại một cách nghiêm túc. Không chỉ có các khu biệt thự cũ mà còn phải tính luôn cả khu vực người dân đang ở trong phố cổ cũng có tình trạng sập xệ không kém. Hiện các khu nhà trong phố cổ nhìn chung đang rơi vao tình trạng leo thang, cao lên dần, chèn vào nhau. Khoảng trống đang mất dần, các công trình cơi nới bám, tựa vào nhau và chứa đầy tiền ẩn về sự không an toàn. Tuy nhiên giải quyết vấn đề này là cả thách thức lớn. Việc thực hiện bảo tồn thì không phải chúng ta muốn là dàn đội ngũ bảo tồn là làm được. Trước mắt cần xây dựng một chương trình cụ thể, tuyên truyền cho người dân hiểu và thu hút họ nhập cuộc.Phải làm rõ các vấn đề như tuổi thọ của ngôi nhà không thể tồn tại muôn đời mà nó chỉ có thời gian nhất định. Đến một thời điểm cần thiết thì phải duy tu, tôn tạo.
Nếu cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt được các thông tin này thì cần có trách nhiệm xử lý, giúp đỡ người dân và cộng tác với họ để giữ gìn quỹ nhà này để nó vừa an toàn mà vẫn đảm bảo tiêu chí của di sản.
Muốn vậy, cần có phương án cụ thể hơn trong công tác bảo vệ di sản khỏi xuống cấp, hoặc hư hỏng, hoặc gây nguy cơ sụp đổ trong quá trình bảo tồn và giữ gìn nó.
Phóng viên: Xin chân thành cảm ơn ông! Thu Hằng- Từ khóa :
- biệt thự cũ
- nhà phố cổ
- xuống cấp
- cơi nới
- sập xệ
- Ngỗ Doãn Đức
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Dự án nhà ở được cấp phép mới tăng gần 30%
18:26'
Số lượng dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và đất nền tăng gần 30%. Đây là thông tin trong Báo cáo công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý II được Bộ Xây dựng phát hành ngày 28/7.
-
Bất động sản
Giá chung cư tại 2 thành phố lớn đạt cao nhất trong vòng 10 năm
17:17'
Dù giá bất động sản không còn tăng trưởng nóng so với cuối năm 2024 nhưng mức giá phân khúc chung cư tại 2 đô thị lớn, cụ thể là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã đạt ngưỡng cao nhất trong 1 thập kỷ qua.
-
Bất động sản
Thuế chuyển nhượng bất động sản: Tác động hai mặt và kỳ vọng dài hạn
16:15'
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản lành mạnh không phải là bị kiểm soát bằng thuế nặng, mà có thanh khoản tốt, vận hành minh bạch, công bằng cho cả nhà đầu tư lẫn người dân có nhu cầu thực.
-
Bất động sản
Bộ Xây dựng: Giá bất động sản không còn tăng nóng
15:31'
Với các chỉ đạo cụ thể quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành địa phương, tình hình giá bất động sản đã ổn định không còn hiện tượng tăng nóng như cuối năm 2024.
-
Bất động sản
Khách sạn và căn hộ dịch vụ hưởng lợi nhờ du lịch phục hồi mạnh
15:59' - 27/07/2025
Sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch đã tạo ra những tác động đáng kể đối với lĩnh vực bất động sản.
-
Bất động sản
Triển vọng tích cực về thị trường bất động sản miền Trung
12:35' - 27/07/2025
Thị trường bất động sản Đà Nẵng được đánh giá đang có triển vọng tích cực, được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự phục hồi kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài và sự bùng nổ của ngành du lịch.
-
Bất động sản
Chung cư cao 34 tầng tại TP. Hồ Chí Minh xuất hiện vết nứt gãy lớn
20:10' - 26/07/2025
UBND phường Tam Thắng (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, ngày 25/7, phường đã có văn bản báo cáo Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh về vết nứt gãy tại chung cư PVC-IC Diamond.
-
Bất động sản
Số dự án nhà ở xã hội hoàn thành, khởi công đạt gần 60% chỉ tiêu
19:26' - 26/07/2025
Tính đến thời điểm cuối tháng 7, số lượng dự án đã hoàn thành, khởi công, chấp thuận chủ trương đầu tư đến năm 2025 trong cả nước đạt 59,6%.
-
Bất động sản
Cảnh báo đào tạo “chui” ảnh hưởng đến chất lượng môi giới bất động sản
17:50' - 26/07/2025
Tình trạng đào tạo “chui”, thu tiền thật – học giả trong cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nhân lực của ngành.