Báo Nhật Bản: Việt Nam đầu tư sáng suốt cho lĩnh vực y tế
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, báo Japan Times số ra ngày 26/7 đã đăng bài phân tích của tác giả Kishore Mahbubani, nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, về những khác biệt trong cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở khu vực Đông Á và phương Tây, trong đó đánh giá cao thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, cho rằng một trong những lý do Việt Nam có được thành công này là nhờ đầu tư sáng suốt cho lĩnh vực y tế.
Theo tác giả Mahbubani, sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa các quốc gia Đông Á và đa số các nước phương Tây là số tử vong vì dịch bệnh.
Theo đó, tỷ lệ tử vong vì dịch COVID-19 ở Nhật Bản hiện tại là 7,8 người trên 1 triệu dân, Hàn Quốc (5,8), Singapore (4,6) và Trung Quốc (3,2).
Đáng chú ý nhất trong số các quốc gia Đông Á là Việt Nam chưa có trường hợp nào tử vong vì dịch COVID-19. Trong khi đó, con số này ở Bỉ là 846, Vương quốc Anh là 669, Tây Ban Nha 608, Italy 580 và Mỹ 429.
Lý giải về thành công của Việt Nam, tác giả Mahbubani cho rằng công tác ứng phó dịch bệnh tại Việt Nam phát huy hiệu quả không chỉ nhờ nước này có “một trong những chính phủ có kỷ luật nhất trên thế giới” mà còn do “các khoản đầu tư sáng suốt cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe”.
Tác giả viết dẫn số liệu trong giai đoạn 2000-2016, chi tiêu cho y tế bình quân đầu người của Nhà nước Việt Nam tăng bình quân 9%/năm, điều này cho phép Việt Nam thiết lập một trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng quốc gia và một hệ thống giám sát dịch bệnh sau khi đại dịch SARS bùng phát trong giai đoạn 2002-2003.
Bài viết nhấn mạnh “thành tích của Việt Nam đáng ngạc nhiên hơn khi mà nước này có xuất phát điểm thấp". Tác giả nhận định dù phải trải qua chiến tranh kéo dài gần như liên tục trong khoảng 45 năm và từng là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, bằng việc mở cửa cho hoạt động ngoại thương và đầu tư, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Tác giả dẫn nhận định của cựu Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim năm 2016 rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm gần 7% trong vòng 25 năm trước đó đã đưa Việt Nam lọt vào hàng ngũ các quốc gia có thu nhập trung bình "chỉ trong một thế hệ”.
Cựu chủ tịch WB nhấn mạnh trong giai đoạn này, Việt Nam đã đạt được “thành tựu đặc biệt nổi bật là giảm tỷ lệ người cực nghèo từ 50% dân số xuống chỉ còn 3%”.
Trong bài viết, tác giả Mahbubani cũng đánh giá cao chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Bài viết có đoạn nhấn mạnh Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức khu vực ở Đông Á, trong đó có Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và nhanh chóng học hỏi các nước láng giềng.
Gần đây nhất, Việt Nam đã gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)./.
- Từ khóa :
- Nhật Bản
- Japan Times
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyên gia Malaysia đánh giá cao Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN
11:32' - 22/07/2020
Việt Nam gia nhập ASEAN không chỉ là bước thay đổi quan trọng đối với Việt Nam mà cũng góp phần vào "phép màu" của ASEAN.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Đức đánh giá cao triển vọng kinh tế của Việt Nam hậu COVID-19
21:51' - 07/07/2020
Việt Nam được ví như thước đo của tất cả trong cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25'
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.