Bất bình đẳng kinh tế ở châu Âu thêm trầm trọng do COVID-19
Đây là kết luận chính được rút ra từ phân tích mới nhất của bộ phận nghiên cứu kinh tế thuộc Tập đoàn ING (Hà Lan) về sự khác biệt trong diễn biến thị trường lao động giữa các nước châu Âu.
Theo nghiên cứu, số giờ làm việc giảm 17% trong quý II/2020 so với cùng kỳ năm 2019. Tác động kinh tế tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực bị đình trệ do các biện pháp phong tỏa như ngành giao thông hoặc các ngành nghề có tiếp xúc với con người.Cụ thể là ngành sản xuất các phương tiện và thiết bị vận tải; thương mại bán buôn và bán lẻ; khách sạn, nhà hàng và du lịch hàng không; dịch vụ bất động sản; nghệ thuật và giải trí. Mức độ ảnh hưởng khác nhau giữa các quốc gia tùy thuộc vào tỷ trọng của các lĩnh vực này trong nền kinh tế.
Như vậy, so với trước khủng hoảng (cuối năm 2019), tỷ lệ giảm số giờ làm việc được giới hạn ở mức 7,5% ở Hà Lan. Trong khi con số này lên tới 26% ở Hy Lạp. Với mức giảm 15%, Bỉ gần với mức trung bình của châu Âu. Khi bắt đầu cuộc khủng hoảng y tế, tình trạng mất việc làm đặc biệt rõ rệt ở những người lao động trẻ tuổi.Tuy nhiên, những lĩnh vực nói trên có một số đặc điểm chung ở tất cả các quốc gia, đó là sử dụng nhiều lao động tạm thời hoặc lao động tự do, bao gồm lao động trẻ và lao động phổ thông hoặc các công việc có mức lương thấp.Các lĩnh vực dễ bị tổn thương có thể khác nhau giữa các quốc gia. Chẳng hạn các hợp đồng phi tiêu chuẩn rất phổ biến trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Trong khi đó, giống như Pháp và Vương quốc Anh, Bỉ nằm trong số các quốc gia có nguy cơ thấp vì số lao động dễ bị tổn thương tương đối thấp so với các nước khác. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tình trạng trì trệ trong các ngành nghề dễ bị tổn thương này sẽ cần nhiều thời gian mới có thể cải thiện, trong bối cảnh nhiều quốc gia vẫn duy trì các biện pháp hạn chế và phong tỏa.Các nhà hàng, khách sạn, rạp hát sẽ không hoạt động hết công suất trong nhiều tháng. Một số nhà máy có liên quan đến các hoạt động này cũng hoạt động cầm chừng. Dữ liệu gần nhất cho thấy trong quý IV/2020, các lĩnh vực dễ bị tổn thương ở nhiều quốc gia vẫn chưa phục hồi, trái ngược hoàn toàn với những lĩnh vực khác của nền kinh tế.Do đó, câu hỏi đặt ra là đã có các biện pháp thích hợp được thực hiện để giúp đỡ những người lao động dễ bị tổn thương nhất hay chưa? Theo các chuyên gia, điều quan trọng là làm sao để những người này không rơi vào cảnh nghèo đói và họ không nên quá phụ thuộc vào trợ cấp xã hội và coi đó như một cứu cánh. Các tác giả của nghiên cứu đề xuất, các biện pháp được thực hiện khi đại dịch bùng phát không phải lúc nào cũng phù hợp. Để tránh cho những người lao động trong các ngành chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng rơi vào cảnh nghèo đói, các kế hoạch phục hồi sắp tới cần bao hàm các biện pháp cụ thể và có mục tiêu, đặc biệt là để phục hồi thị trường lao động.Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc hoạch định các lĩnh vực cần mang tính toàn diện. Hiện nay hàng chục tỷ USD được bơm vào một số lĩnh vực nhất định như cơ sở hạ tầng hoặc cải tạo các tòa nhà. Do đó, phải chú trọng hơn đến việc đào tạo và tái đào tạo, giúp tăng cơ hội tìm được việc làm cho giới trẻ./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Khoảng 22% doanh nghiệp Nhật Bản cắt giảm tuyển dụng lao động mới
13:13' - 19/04/2021
Kết quả khảo sát của hãng tin Kyodo News vừa công bố cho thấy khoảng 22% doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản có kế hoạch cắt giảm hoạt động tuyển dụng mới trong tài khóa 2022 (bắt đầu từ tháng 4/2022).
-
Kinh tế Việt Nam
Có bao nhiêu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19?
11:08' - 16/04/2021
Lao động khu vực thành thị chịu tác động nhiều hơn khu vực nông thôn với 15,6% lao động khu vực thành thị còn bị ảnh hưởng, trong khi đó con số này ở nông thôn là 10,4%.
-
Kinh tế Thế giới
Lao động nhập cư - Vấn đề của kinh tế Trung Quốc
06:30' - 15/04/2021
Không khó để nhìn ra con đường cải cách mà kinh tế Trung Quốc nên theo đuổi. Tuy nhiên, vấn đề là Trung Quốc không sẵn sàng thực hiện các biện pháp cần thiết.
-
DN cần biết
Hàn Quốc: Lao động Việt Nam được gia hạn lưu trú thêm 1 năm
10:17' - 13/04/2021
Việc gia hạn này sẽ áp dụng cho các lao động có thị thực E-9 và những người có thị thực lao động thăm thân H-2 hết hạn trong khoảng thời gian từ ngày 13/4 đến ngày 31/12 năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27'
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06' - 01/07/2025
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài lạc quan về thị trường Trung Quốc
14:34' - 01/07/2025
Trung Quốc đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, được hỗ trợ bởi những lợi thế chiến lược rộng rãi trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc.