Bất cập trong thu gom, xử lý chất thải rắn của tỉnh Ninh Bình
Đưa vào hoạt động từ năm 2014, Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình tại xã Đông Sơn (thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) trở thành nơi tập kết và xử lý rác thải lớn nhất của tỉnh. Theo đó, ngoài hoạt động của dây chuyền xử lý rác thành phân bón hữu cơ, việc chôn lấp rác thải tại đây đảm bảo khoảng 30 năm mới đầy khu vực chôn lấp.
Tuy nhiên, sau gần 10 năm đi vào hoạt động, đến nay khu vực chôn lấp chất thải rắn thuộc Dự án đã gần đầy, dự báo đến cuối năm 2023 khu vực này sẽ đầy theo thiết kế. Điều này đặt ra bài toán khó trong công tác thu gom và xử lý chất thải rắn, rác thải sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tại khu vực chôn lấp rác thuộc Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình, theo ghi nhận của phóng viên, khối lượng rác tại đây rất lớn. Tại một số điểm thuộc khu vực chôn lấp, rác thải được chất tầng tầng, lớp lớp. Nhiều nơi, rác thải được chất cao từ 3 - 5 m. Khu vực xung quanh bốc mùi hôi thối nồng nặc, đặc biệt vào những hôm thời tiết ẩm ướt, không khí trở nên nặng nề, khó thở bởi mùi rác.
Cùng với đó, nằm trong khuôn viên của Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình, dây chuyền xử lý rác thành phân bón hữu cơ cũng bốc mùi rất khó chịu. Hai bên dây chuyền vận tải rác để phân loại, hơn chục công nhân miệt mài phân loại rác trong không khí ẩm thấp, nặng mùi.
Ông Lã Phú Dũng, Giám đốc Nhà máy cho biết, đơn vị được bàn giao và sử dụng trên 23 ha, được phân thành 2 phân khu chính gồm: diện tích đất trong nhà máy và diện tích đất hạ tầng ngoài hàng rào (gồm đất giao thông, diện tích đất khu chôn lấp và khu xử lý nước chiết). Hiện Nhà máy xử lý rác cho 8 huyện, thành phố của tỉnh.
Năm 2014, khi đi vào hoạt động chính thức, lượng rác được vận chuyển vào Nhà máy khoảng 150 tấn/ngày, phù hợp với công suất thiết kế xử lý rác thải theo Dự án. Tuy nhiên, những năm gần đây, lượng rác được vận chuyển đến đơn vị tăng dần theo thời gian, hiện là khoảng 380 tấn/ngày, tức là gấp gần 3 lần so với thời điểm mới đưa vào hoạt động.
Điều này kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, ảnh hưởng lớn đến việc chôn lấp và xử lý rác. Theo Dự án, Nhà máy sẽ chôn lấp và xử lý rác trong vòng 30 năm mới đầy khu chôn lấp nhưng chỉ sau gần 10 năm hoạt động, khu chôn lấp rác sắp quá tải.
Ông Lã Phú Dũng cho biết thêm, theo công suất thiết kế, dây chuyền này xử lý khoảng 200 tấn rác/ngày trong điều kiện làm việc 3 ca/ngày. Do điều kiện máy móc làm việc trong môi trường khắc nghiệt, thường xuyên bị rỉ sét những bộ phận quan trọng, hiện Nhà máy chỉ bố trí công nhân làm việc 1 ca/ngày với công suất vừa phải ở mức 50 tấn rác/ngày.
Nếu đẩy công suất lên theo thiết kế sẽ không đảm bảo được quá trình vận hành, dẫn đến hỏng máy móc, mất thời gian sửa chữa. Bên cạnh đó, đơn giá xử lý 90.200 đồng/tấn rác là quá thấp so với kinh phí xử lý thực tế. Nhà máy không bù đắp được chi phí sản xuất, đặc biệt là xử lý rác bằng phương pháp sản xuất phân vi sinh.
Hiện Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình được UBND tỉnh giao cho UBND thành phố Tam Điệp quản lý, chỉ đạo trực tiếp. Đại diện lãnh đạo UBND thành phố Tam Điệp cho biết, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng rác thải chuyển về Nhà máy quá với công suất thiết kế do lượng rác thải sinh hoạt của các huyện, thành phố, đơn vị tăng nhanh qua từng năm.Trong khi đó, phần lớn rác chưa được phân loại tại nguồn. Thực tế hiện nay, Nhà máy chỉ hoạt động 1 ca/ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực xử lý chất thải rắn.
Theo ông Tống Đức Thuận, Phó Chủ tịch UBND thành phố Tam Điệp, lãnh đạo UBND thành phố và các ngành chức năng đã nhiều lần làm việc với lãnh đạo Nhà máy nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết. Nhiều quyết sách để giải quyết vấn đề vượt quá thẩm quyền của UBND thành phố Tam Điệp. Giữa năm 2023, UBND thành phố đã có văn bản gửi UBND tỉnh Ninh Bình nêu thực trạng và đề xuất phương án xử lý.
Cụ thể, theo công suất ban đầu, Nhà máy xử lý khoảng 125.000 tấn rác/năm; trong đó xử lý theo hình thức phân loại sản xuất phân vi sinh 13.000 tấn/năm, chôn lấp hợp vệ sinh 113.000 tấn/năm. Hiện, Nhà máy đang áp dụng đơn giá dịch vụ xử lý rác với mức tạm tính 90.200 đồng/tấn. Dự kiến nguồn thu của Nhà máy năm 2023 khoảng 14,3 tỷ đồng, chi trên 16,5 tỷ đồng. Theo lộ trình tự đảm bảo chi thường xuyên từ năm 2022, Nhà máy không được hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước. Do vậy, không đảm bảo được khả năng cân đối tự thu chi.
Để đảm bảo cho hoạt động của Nhà máy, UBND thành phố Tam Điệp đề xuất, UBND tỉnh xem xét giao đơn vị chuyên môn thuộc tỉnh chủ trì, hướng dẫn Ban Quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình và các đơn vị có liên quan quyết toán, bàn giao toàn bộ giá trị tài sản để Nhà máy ghi chép đầy đủ giá trị tài sản vào sổ sách theo dõi, quản lý tài sản đảm bảo đúng quy định của Luật Quản lý và sử dụng tài sản công.UBND tỉnh giao cho cơ quan chuyên môn tham mưu xây dựng và sớm ban hành giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với thực tế, đảm bảo Nhà máy tự cân đối thu - chi, giảm thiểu việc xử lý rác thải sinh hoạt theo hình thức chôn lấp hợp vệ sinh. UBND tỉnh xem xét hỗ trợ về kinh phí cho Nhà máy để đảm bảo ổn định với mức hụt cân đối khoảng 2,28 tỷ đồng năm 2023.
Dự kiến đến hết năm 2023, hố chôn lấp rác hiện có sẽ đầy, do đó UBND tỉnh xem xét mở rộng thêm hố chôn rác hoặc cải tạo hố rác cũ làm nơi chôn lấp. UBND thành phố Tam Điệp cũng đề nghị UBND tỉnh cùng các ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà máy điện rác để đảm bảo xử lý rác trên địa bàn trong những năm tới.
Trước thực trạng Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình đang hoạt động hết sức khó khăn, đối mặt với việc hố chôn lấp sẽ đầy vào cuối năm 2023, UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các cấp, ngành hữu quan bằng văn bản số 390/UBND-VP4 ngày 5/5/52023, giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn Ban Quản lý và xử lý chất thải rắn Ninh Bình quyết toán dự án, bàn giao tài sản theo quy định của pháp luật; đồng thời xem xét đề xuất hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Nhà máy để đảm bảo hoạt động ổn định.Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND thành phố Tam Điệp và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh phương án ban hành giá dịch vụ xử lý chất thải rắn; đồng thời, căn cứ tình hình thực tế xem xét đề nghị về việc mở rộng hố chôn rác hoặc cải tạo hố rác cũ. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy điện rác Ninh Bình theo yêu cầu đã được phê duyệt.
Để việc thu gom, xử lý chất thải rắn, rác thải sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường, các ngành chức năng tỉnh Ninh Bình cần sớm có giải pháp đồng bộ và kịp thời, khắc phục hiệu quả tình trạng trên./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thi thiết kế ứng dụng quản lý rác thải nhựa trong ngành Du lịch
16:07' - 28/09/2023
Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, Cuộc thi thiết kế ứng dụng (apps) quản lý rác thải nhựa trong ngành Du lịch được phát động từ ngày 28/9.
-
Kinh tế & Xã hội
Tây Ninh: Trên 110.000 tấn rác thải sinh hoạt tồn đọng cần sớm được xử lý
19:50' - 18/09/2023
Lượng rác sinh hoạt lớn tồn đọng gây ra sự cố sập tường bao, rác thải và nước rỉ đổ tràn ra đất người dân gây ô nhiễm môi trường.
-
Phân tích - Dự báo
Giảm rác thải nhựa: Tái chế thôi không đủ
05:30' - 12/09/2023
Năm 2021, Quỹ Thiên nhiên Thế giới (WWF) đã xác nhận rằng những thiệt hại do nhựa gây ra đối với xã hội, môi trường và kinh tế cao "gấp mười lần" so với chi phí sản xuất ra nhựa.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Các công ty Đức đầu tư cho R&D nhiều hơn bao giờ hết
10:27'
Các công ty Đức đã đầu tư 88,7 tỷ euro (93,61 tỷ USD) cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nội bộ công ty, trong năm 2023, tăng 8,4% so với năm 2022, và là mức kỷ lục mới.
-
Doanh nghiệp
Công bố 100 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam 2024
21:24' - 29/11/2024
Cải tiến đáng chú ý nhất trong Bộ chỉ số CSI 2024 là chia hệ thống đánh giá doanh nghiệp theo 3 lĩnh vực: sản xuất, thương mại-dịch vụ và hỗn hợp.
-
Doanh nghiệp
Bảo đảm sự an toàn môi trường kinh doanh thương mại điện tử
16:24' - 29/11/2024
Các nền tảng thương mại điện tử đã kết nối hàng triệu người tiêu dùng và doanh nghiệp, mở ra cơ hội mới nhưng cũng kéo theo không ít thách thức.
-
Doanh nghiệp
Ký kết thỏa thuận phối hợp kết nối cung cầu, quảng bá tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu
13:26' - 29/11/2024
Tại hội nghị kết nối cung – cầu, Liên minh Hợp tác xã 12 tỉnh, thành phố đã ký kết thỏa thuận phối hợp về kết nối cung cầu, quảng bá giới thiệu tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu.
-
Doanh nghiệp
EU thông qua vụ sáp nhập hai hãng hàng không hàng đầu Hàn Quốc
08:54' - 29/11/2024
Hãng hàng không Korean Air Co. của Hàn Quốc ngày 28/11 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn thỏa thuận cho phép hãng này sáp nhập với đối thủ Asian Airlines Inc cũng của Hàn Quốc.
-
Doanh nghiệp
Bắc Giang phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải gần 490 tỷ đồng
08:18' - 29/11/2024
Dự án sau khi hoàn thành đáp ứng nhu cấp cung cấp điện cho các phụ tải tỉnh Bắc Giang nói chung và các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng nói riêng.
-
Doanh nghiệp
SCG mở rộng sản xuất xi măng các bon thấp và công bố nhận diện mới cho STARMAX
15:24' - 28/11/2024
Tập đoàn chuyên về vật liệu xây dựng SCG của Thái Lan đã mở rộng sản xuất dòng xi măng các bon thấp (SCG Low Carbon) tại tỉnh Đồng Nai, đồng thời công bố nhận diện thương hiệu mới của xi măng STARMAX.
-
Doanh nghiệp
Apple gần như dậm chân tại chỗ khi thị trường smartphone toàn cầu phục hồi
15:10' - 28/11/2024
Doanh số điện thoại thông minh (smartphone) toàn cầu đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024 sau hai năm sụt giảm liên tiếp. Tuy nhiên, Apple Inc. lại gần như dậm chân tại chỗ.
-
Doanh nghiệp
Hyundai Motor ra mắt robot đeo hỗ trợ sức mạnh cơ bắp cho công nhân
14:34' - 28/11/2024
Hãng sản xuất ô tô hàng đầu Hàn Quốc Hyundai Motor đã giới thiệu thiết bị robot đeo người, giúp tăng cường hiệu quả làm việc và giảm nguy cơ chấn thương xương khớp cho công nhân nhà máy.