Bật mí các kinh nghiệp khởi nghiệp thành công
Các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng nhau hiến kế và chia sẻ kinh nghiệm cũng như hỗ trợ cho những người khởi nghiệp tại Việt Nam vào chiều ngày 2/3, tại Diễn đàn “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao và Khởi nghiệp - một cuộc gặp gỡ để tìm giải pháp cho hội nhập”, do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh.
Cái khó của con đường khởi nghiệp
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng giám đốc Công ty Vinamit, cho rằng: Bước vào cuộc đời doanh nhân, con đường khởi nghiệp không bao giờ là con đường thằng, thường bước đầu thành công thì phải tìm kiếm cơ hội tiến cao hơn.
Tuy nhiên, những bước tiến tiếp theo sau khởi nghiệp khá quan trọng do có nhiều đối thủ cạnh tranh, do đó đến đỉnh càng cao thì vực thẳm càng sâu. Do đó, con đường khởi nghiệp sáng tạo, kết quả thành công hay không là cách người khởi nghiệp tồn vong như thế nào?
Mặt khác, để đo được doanh nghiệp thành công hay không phải hơn 20 năm, đồng thời con đường khởi nghiệp là luôn nỗ lực phát triển đi lên nên thái độ của người khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng.
Tương tự, bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty đầu tư và tư vấn Retail & Franchise Asia, cho hay: Hiện nay, chúng ta sống trong thời đại hội nhập kinh tế tự do, không chỉ riêng Việt Nam mà quốc gia nào cũng muốn đất nước mình vươn ra tầm quốc tế.
Thương trường là chiến trường, trong đó yếu tố thắng lợi là tư duy, nâng cao năng lực cạnh tranh và chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh trong thị trường hội nhập. Nếu không bắt đầu bằng tầm nhìn khu vực, sẽ không có sự chuẩn bị một cách toàn diện về mọi mặt để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thế giới cũng như tập đoàn mạnh về tài chính, nhân lực đang đổ vào Việt Nam.
Khi đã thay đổi được tư duy về tầm nhìn khi khởi nghiệp là quốc tế, thay vì chỉ giới hạn tại thị trườngViệt Nam, bà Nguyễn Phi Vân, cho rằng: việc tiếp theo của những người khởi nghiệp là vẽ bản đồ sản phẩm thông qua việc xác định thị trường tiềm năng để tạo ra cấu trúc sản phẩm phù hợp, chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc đưa hàng hóa tiếp cận với khách hàng mục tiêu.
“Nếu muốn thành công, nếu muốn không thua kém doanh nghiệp các quốc gia khác, chúng ta cần học hỏi và có chiến lược như họ, chuẩn bị kỹ và biết phát triển bản thân mình hơn họ trên cơn đường khởi nghiệp”, bà Nguyễn Phi Vân nói.
Từ sản phẩm khởi nghiệp đến thương mại hóa sản phẩm là cả một quy trình với xây dựng thương hiệu, xuất xứ hàng hóa, quảng bá xúc tiến thương mại... do đó cần sự hỗ trợ và liên kết của nhiều tổ chức, cá nhân.
Trong đó, các chuyên gia cho rằng: Vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước là làm sao để khơi thông và dẹp bỏ các điểm nghẽn làm nản lòng người khởi nghiệp. Đồng thời, cần có sự cam kết của chính quyền để tạo chỗ dựa, dẹp bỏ mọi rào cản, luôn rộng mở đối với những người khởi nghiệp, hướng đến chính quyền khởi nghiệp.
Với quan niệm đội ngũ lãnh đạo cơ quan quản lý Nhà nước cần có "cái tâm" đối với người khởi nghiệp, ông Lê Minh Hoan, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp, cho biết ông đã tiếp cận tiếp cận với vấn đề khởi nghiệp từ câu chuyện của một bạn trẻ ở miệt Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Cái tâm của người lãnh đạo là luôn đồng hành, truyền cảm hứng cho những ý tưởng khởi nghiệp, để cụ thể hóa cam kết đồng hành bằng những việc làm thiết thực chứ không là những khẩu hiệu sáo rỗng, làm theo kiểu phong trào, theo kiểu người ta có mình cũng có.
Trong đó, cần tiếp cận với các dự án khởi nghiệp từ khâu định hướng, tư vấn, phản biện, đến cụ thể hóa bằng các chính sách hỗ trợ cụ thể, tạo niềm tin cho người khởi nghiệp.
Nắm bắt xu hướng công nghệ
Hiện nay thế giới thay đổi hàng ngày, đặc biệt là công nghệ marketing dễ thay đổi và phức tạp, nên doanh nghiệp kinh doanh trong bối cảnh công nghệ, thị trường đầy biến động và không chắc chắn.
Đồng thời, phải cạnh tranh trong cơn bão "công nghệ", tồn tại thế giới kinh doanh ngầm cũng như thế giới đang nói đến khái niệm "đế chế online". Theo thống kê Việt Nam có khoảng 50 triệu phú đô la là 9X, kiếm 100.000 USD/tháng trên Facebook, tuy nhiên vẫn có hàng triệu bạn trẻ đốt tiền trên Facebook và không đạt được thành công.
Theo các chuyên gia, trước khi phát triển kinh doanh hay doanh nghiệp, các startup cần đầu tư phát triển bản thân. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thành lập mới nhưng không ít doanh nghiệp đang ngắt ngoải bởi sức mạnh thương hiệu đang yếu dần, khó có chiến lược phát triển lâu dài và chỉ kiếm sống tạm thời, mô hình kinh doanh không có lợi thế cạnh tranh...
Đặc biệt, hệ thống phân phối là điểm yếu cốt tử của doanh nghiệp Việt Nam do giới hạn về tài chính; khách hàng đang mất dần do không nắm bắt kịp xu hướng mới, hệ thống quy trình và công cụ quản lý chưa được ứng dụng công nghệ hiện đại.
Lý giải nguyên nhân khách hàng của doanh nghiệp mất dần, bà An Hà, Giám đốc điều hành Công ty AntBudyt, cho rằng: đó là do doanh nghiệp không có phương thức hiệu quả chăm sóc khách hàng; tư vấn xong không giữ liên hệ; không có chính sách giữ khách hàng đã mua.
Ngoài ra, trước thực trạng khách hàng tiếp cận đa kênh, doanh nghiệp chưa nắm bắt hiệu quả xu hướng tiếp cận khách hàng mội lúc mọi nơi, chưa ứng dụng các công nghệ tiếp cận riêng từng khách hàng, thiết kế quy trình trải nghiệm thương hiệu qua nhiều điểm tiếp xúc... do đó, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp truyền thống cần sớm nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ trên để nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và hội nhập thị trường quốc tế.
Trong đó, doanh nghiệp cần có giải pháp gia tăng số lượng khách hàng, số tiền trung bình/giao dịch, số lần giao dịch của khác hàng.
Theo khảo sát, đổi mới định vị thương hiệu tại Việt Nam hiện nay chủ yếu tự phát mà chưa có nghiên cứu và chiến lược hiệu quả. Vì vậy, ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc điều hành Công ty The PathFinder, cho rằng: các doanh nghiệp truyền thống hãy nhìn lại mô hình kinh doanh của mình để ứng dụng ngay các mô hình kinh doanh và công nghệ hiện đại hơn, để tăng giá trị cho khách hàng.
Phát triển doanh nghiệp, nên áp dụng mô hình kinh doanh mới, nhưng không đổi mới tư duy định vị, định nghĩa ý nghĩa ngành hàng hay sản phẩm mới thì khó thành công.
Ngoài ra, cạnh tranh thành công không đến bằng việc làm tốt hơn, mà phải tạo ra sự khác biệt, cách làm khác biệt, hướng đến những ngành hàng và sản phẩm chưa ai từng làm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Gỡ "nút thắt" cho khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao
19:07' - 24/02/2017
Ngày 24/2, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến “Tạo đà cho khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao”.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Nhiều hình thức hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
13:00' - 12/02/2017
Hội Sinh viên thành phố Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác về “Thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong sinh viên giữa Hội Sinh viên thành phố Hà Nội và Công ty cổ phần UP – Giai đoạn 2017-2022”.
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao
14:45' - 02/02/2017
Để giải bài toán nông nghiệp Việt Nam, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cần khuyến khích nhiều hơn nữa khởi nghiệp nông nghiệp, áp dụng điện toán đám mây trong làm nông nghiệp công nghệ cao.
-
Kinh tế tổng hợp
9x khởi nghiệp và những câu chuyện thực
05:30' - 29/01/2017
Để có được thành công, nhiều bạn trẻ 9x khởi nghiệp ngày nay đã phải dũng cảm đối mặt với nhiều thử thách.
-
Kinh tế Việt Nam
Mùa của khởi nghiệp: Bài 2 - Thành công từ sự kết nối và lan tỏa
19:18' - 28/01/2017
Mỗi cá nhân với những quyết tâm và ý tưởng sáng tạo thôi thì chưa đủ, cộng đồng khởi nghiệp cần có sự liên kết để tạo sức mạnh cộng hưởng, cùng nhau vượt qua thách thức để khởi nghiệp thành công.
-
Kinh tế Việt Nam
Mùa của khởi nghiệp: Bài 1 - Thời điểm vàng đã tới
16:00' - 28/01/2017
Chưa bao giờ số lượng doanh nghiệp thành lập mới bùng nổ mạnh mẽ và hoạt động khởi nghiệp có sức lan tỏa mạnh mẽ và có những điều kiện thuận lợi như thời điểm hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025: Kết nối chuỗi giá trị, mở rộng xuất khẩu
16:42'
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025 diễn ra từ ngày 1-3/8 tại Hà Nội với 300 gian hàng của trên 200 đơn vị trưng bày hàng nghìn mặt hàng đạt chứng nhận OCOP đến từ 34 tỉnh, thành phố.
-
DN cần biết
Bệ phóng cho doanh nghiệp trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu
12:38'
Việc chủ động đa dạng hóa xúc tiến thương mại trên môi trường số là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng và phát triển bền vững của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
-
DN cần biết
4G – 5G chờ bứt tốc từ đấu giá băng tần
10:02'
Giá khởi điểm của khối băng tần B1-B1’ và B3-B3’ đều là hơn 1,95 nghìn tỷ đồng; được thực hiện bằng cách bỏ phiếu trực tiếp với bước giá 20 tỷ đồng.
-
DN cần biết
Giám sát chặt thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu
15:42' - 22/07/2025
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, lượng nhập khẩu các loại thép cán nóng khổ từ 1.880mm trở lên từ Trung Quốc về Việt Nam lên gần 650.000 tấn, cao gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
DN cần biết
Bão số 3 không làm gián đoạn cửa khẩu
15:38' - 22/07/2025
Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu diễn ra tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu chính Chi Ma. Các mặt hàng thông quan chủ yếu là nông sản, trái cây tươi, gỗ ván bóc.
-
DN cần biết
EU áp dụng chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu
21:50' - 21/07/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU).
-
DN cần biết
Chuyển đổi số xuất khẩu: Mở đường cho doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế
14:10' - 21/07/2025
Thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thiết thực nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển của thương mại điện tử.
-
DN cần biết
Điều tra chống bán phá giá kính nổi không màu Indonesia và Malaysia
12:58' - 21/07/2025
Ngành sản xuất trong nước cáo buộc các sản phẩm kính nổi không màu xuất xứ từ Indonesia, Malaysia đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
-
DN cần biết
Khẩn trương bồi thường bảo hiểm trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58
12:46' - 21/07/2025
Chương trình bảo hiểm được cung cấp bởi liên danh các doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó Bảo hiểm Bảo Việt là đơn vị đứng đầu triển khai cùng các thành viên gồm BSH, PTI và MIC.