Bất ổn chính trị tại Pháp và những ảnh hưởng
Kể từ khi Quốc hội bị giải tán, vị thế của Pháp đã thay đổi trong mắt các nhà đầu tư. Điều này được thể hiện qua khoảng cách về chi phí đi vay giữa Pháp và Đức. Nền kinh tế lớn thứ hai của châu Âu không còn được xem là một trong những quốc gia ổn định và đáng tin cậy nhất khu vực. Nguyên nhân là tình trạng bất ổn chính trị không hỗ trợ cho việc củng cố tài khóa. Trên thị trường, Pháp hiện bị đẩy xuống "hạng hai".
Những căng thẳng gần đây về chênh lệch lợi suất của trái phiếu Chính phủ Pháp (so với Đức), tăng từ 50 điểm cơ bản vào mùa Xuân năm ngoái lên gần 90 điểm cơ bản ngay trước khi chính phủ sụp đổ, đã gợi nhớ đến khủng hoảng Eurozone trước đây.Trong giai đoạn đó, sự suy giảm tài chính công sau khủng hoảng 2008 và việc các cơ quan xếp hạng tín dụng hạ bậc đã gây bất ổn cho thị trường. Các nhà đầu tư nghi ngờ khả năng trả nợ của Hy Lạp (2009), Ireland (2010), Bồ Đào Nha (2011), CH Cyprus, Italy và Tây Ban Nha (2012). Chỉ đến khi ông Mario Draghi, khi đó là người đứng đầu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), can thiệp thì ngọn lửa mới được dập tắt và đồng euro mới được cứu vãn.Những ngày gần đây, các nhà đầu tư trở nên cảnh giác hơn. Diễn biến của mức chênh lợi suất trên cũng như quyết định từ các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đang được theo dõi sát sao. "Thị trường sẽ cực kỳ chú ý đến các diễn biến tiếp theo", chuyên gia Henry Allen của Deutsche Bank viết trong một báo cáo. Tuy nhiên, ông Allen và hầu hết các chuyên gia về thị trường trái phiếu đều cho rằng việc so sánh với cuộc khủng hoảng nợ công 2010-2012 là không hợp lý, bởi tình hình hiện tại hoàn toàn khác biệt.
Thứ hai là không có hiệu ứng lây lan. Trái ngược với giai đoạn trước, chênh lệch lợi suất của trái phiếu Chính phủ Italy (so với Đức) đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm. Xu hướng tương tự cũng diễn ra tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp.
Thứ ba, các điều kiện tài chính hiện nay đã tốt hơn nhiều. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Pháp đã giảm xuống dưới 3%, thấp hơn so với thời điểm Quốc hội bị giải tán. Đây là yếu tố then chốt quyết định chi phí trả nợ công và nguy cơ dẫn đến "hiệu ứng quả cầu tuyết".Trong bối cảnh kinh tế ảm đạm, lợi suất trái phiếu dài hạn của Pháp nhiều khả năng vẫn duy trì ở mức vừa phải nhờ sự hỗ trợ từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Hội đồng Thống đốc ECB được kỳ vọng sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành vào năm 2025.Cuối cùng, thị trường vẫn lạc quan. Giá cổ phiếu tăng (chỉ số Stoxx 600 tăng gần 9% trong năm 2024, trong khi năm 2011 giảm 11%), và chi phí huy động nợ của doanh nghiệp cũng giảm.Nhà kinh tế trưởng Gilles Moec của tập đoàn AXA cho biết, nền tảng các nhà đầu tư trong nước của Pháp đủ lớn để hấp thụ dòng vốn rút đi từ các nhà đầu tư quốc tế mà không gây xáo trộn quá lớn.Thực tế, mặc dù phần lớn (54%) nợ công của Pháp do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ, nước này vẫn được hưởng lợi từ tỷ lệ tiết kiệm trong nước cao. "Đây là điều mà Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thiếu trong khủng hoảng nợ công: hệ thống ngân hàng yếu kém và các nhà đầu tư tổ chức trong nước không đủ khả năng thay thế nhà đầu tư nước ngoài". Về khía cạnh này, Pháp tương đồng với Italy, ông Moëc cho biết.Tuy nhiên, điều này không phải không có rủi ro trong trung và dài hạn. "Tại Italy, việc các ngân hàng tăng tỷ trọng tài trợ cho nhà nước đã hạn chế khả năng cấp tín dụng cho khu vực tư nhân".- Từ khóa :
- eurozone
- kinh tế pháp
- kinh tế đức
- Deutsche Bank
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Hạ lãi suất không phải là "liều thuốc bách bệnh" cho nền kinh tế Eurozone
12:46' - 11/12/2024
Các quan chức Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đều cho rằng cần giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế đang lung lay của khu vực này nhưng hiệu quả thực sự của biện pháp này đang gây nhiều tranh cãi.
-
Kinh tế Thế giới
"Quả bom hẹn giờ" đối với nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone
17:12' - 10/12/2024
Theo các dữ liệu quốc gia chính thức, hơn 1 triệu người Italy đã rời khỏi quốc gia này trong 10 năm qua, với hơn 30% trong số họ trong độ tuổi từ 25 đến 34.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Eurozone đang phục hồi ổn định
09:25' - 10/12/2024
Với sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên và sự hỗ trợ từ các thể chế quốc tế, Eurozone đang từng bước hướng đến một tương lai kinh tế ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp đang ở “tâm bão” của bóng đen khủng hoảng tài chính đe dọa châu Âu
21:27' - 06/12/2024
Nền kinh tế lớn thứ hai của Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng, khi Chính phủ Pháp sụp đổ ngày 4/12 sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
-
Ý kiến và Bình luận
ECB cảnh báo nguy cơ kinh tế Eurozone tăng trưởng chậm lại
13:45' - 05/12/2024
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde nhận định tăng trưởng kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dự kiến sẽ chậm lại trong ngắn hạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu cho một trật tự tài chính toàn cầu mới?
06:30'
Nhận thức lâu đời về đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ là nơi trú ẩn an toàn có nguy cơ bị thay đổi vĩnh viễn.
-
Phân tích - Dự báo
Nông nghiệp Hàn Quốc: Từ ‘sự cố táo vàng’ đến chiến lược sống còn
05:30'
Tờ “Korea JoongAng Daily” mới đây có bài viết về biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức chưa từng thấy đối với nông nghiệp Hàn Quốc, từ thời tiết khắc nghiệt đến giá lương thực bất ổn.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30' - 06/07/2025
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30' - 06/07/2025
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30' - 05/07/2025
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30' - 05/07/2025
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30' - 04/07/2025
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30' - 04/07/2025
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.