Bầu cử Mỹ 2020: Một kỳ bầu cử khác thường
Mùa bầu cử Mỹ năm nay là một mùa bầu cử khác thường, thiếu hẳn những sự kiện tập trung đông người và những cuộc vận động tranh cử rầm rộ. Cả đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden đều tìm cách thu hút cử tri qua những hình thức phi truyền thống, từ những sự kiện trực tuyến, gửi thư điện tử cho tới các hoạt động trên truyền thông xã hội.
Theo trang mạng "thehill.com", thông thường các ứng cử viên sẽ đi tới nhiều địa điểm trên khắp cả nước để vận động cử tri bỏ phiếu cho mình nhằm giành chiến thắng, song trên thực tế, các ứng cử viên không phải lúc nào cũng dựa vào những bài phát biểu trước đám đông để truyền tải ý tưởng và quan điểm của mình.
Trong thế kỷ đầu của lịch sử nước Mỹ, hầu hết các ứng cử viên tổng thống đều không vận động tranh cử. Trong thời đại của Andrew Jackson (vị Tổng thống thứ 7 của nước Mỹ) với dấu ấn là sự thao túng của cử tri nam giới da trắng và sự hình thành các đảng phái chính trị tại Mỹ, ông chưa bao giờ kêu gọi người dân bỏ phiếu cho mình. Ông tin rằng các cử tri cần phải hiểu lập trường của ông về những vấn đề cấp bách nhất thời bấy giờ.
Năm 1824, ông viết một loạt bức thư công khai cho dư luận với nội dung liên quan tới những quan điểm nổi bật. Là tổng thống, ông Jackson giữ im lặng cho đến tận giai đoạn tranh cử năm 1832, với suy nghĩ rằng trên cương vị này, các nhà lãnh đạo không nên có những hành vi mất tư cách như vận động tranh cử.
Ông được nhớ đến với câu nói nổi tiếng: “Tôi không can thiệp vào các cuộc bầu cử. Tôi để người dân tự lựa chọn tổng thống của mình”.
Vào giữa thế kỷ 19, những kỳ vọng đã thay đổi. Dù các ứng cử viên không trực tiếp thúc đẩy các chiến dịch tranh cử, song họ lại có những hoạt động tiếp xúc và tác động tới cử tri về những vấn đề chính sách liên quan. Năm 1840, ứng cử viên William Henry Harrison đã có 2 cuộc vận động công khai, trong khi đương kim Tổng thống Martin Van Buren viết những bức thư dài để thể hiện lập trường của mình.
Ông Harrison đã đánh bại vị tổng thống thứ 8 của nước Mỹ, song chỉ tại vị được 1 tháng trước khi qua đời vì ốm bệnh. Sau ông Harrison, một số ứng cử viên thất bại trong các cuộc tranh cử giai đoạn thế kỷ 19 - như Stephen Douglas và Horace Greeley - đã kết luận rằng việc trao tiếng nói cho cử tri là một chiến lược sai lầm.
Điều này đã dẫn đến sự thoái trào của phong cách tranh cử theo kiểu “tự thân vận động” trong suốt một thời gian dài.
Có nhiều ý kiến cho rằng các ứng cử viên tổng thống cần thúc đẩy những hoạt động công luận. Các thể chế chính trị từ đó đã không ngừng thay đổi. Tổng thống Mỹ ngày càng có nhiều quyền hạn hơn so với Quốc hội. Hơn thế nữa, cá tính của các ứng cử viên, khác với cả một tổ chức đảng, ngày càng trở thành vấn đề mà các cử tri quan tâm.
Năm 1880, ông James Garfield đã giải quyết những khúc mắc này. Khi vẫn còn ở tại nông trại vùng Mentor, ông Garfield đã dành thời gian trao đổi với những người muốn tới gặp ông và nghe những bài phát biểu ngắn của ông. Ông nhận được sự hưởng ứng của những người nông dân, doanh nhân, sinh viên, và thậm chí là cả phụ nữ, những người không thể bỏ phiếu trong cuộc bầu cử.
Ông Garfield đã tận dụng khoảng không phía sau nhà, biến nơi đây thành trụ sở của một chiến dịch tranh cử thu nhỏ, sắp xếp lịch trình cho các nhóm vận động kêu gọi ủng hộ ông. Hơn 15.000 đã tới đây trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Ông James Garfield sau đó đã trở thành Tổng thống thứ 20 của nước Mỹ.
Hai ứng cử viên Benjamin Harrison và William McKinley đã lần lượt sử dụng chiến thuật này vào những năm 1888 và 1896. Ông Warren Harding tiếp tục vận dụng các kinh nghiệm này trong cuộc bầu cử năm 1920, và thậm chí còn đưa cả vợ mình vào chiến dịch tranh cử. Trước khi trào lưu “chụp ảnh selfie” trở nên phổ biến, cựu Đệ nhất Phu nhân Mỹ Florence Harding, được cho là đã chụp tới 10.000 bức ảnh trước cửa nhà.
Năm 1932 là lần đầu tiên một tổng thống đương nhiệm, Herbert Hoover, tham gia chiến dịch tranh cử trên toàn quốc trước đối thủ Franklin Roosevelt. Từ đó, người ta bắt đầu quen với việc các ứng cử viên tổng thống tham gia các hoạt động gây tiếng vang lớn để kêu gọi cử tri, quyên tiền cho chiến dịch tranh cử và thu hút sự chú ý về mình.
Các hoạt động tranh cử năm nay, với sự tham gia của những công nghệ mới như Zoom hay các công cụ số, khiến người ta không khỏi liên tưởng tới ngày đầu của những chiến dịch tranh cử quy mô.
Năm 1912, ông Woodrow Wilson đã không tổ chức các cuộc vận động trực tiếp tại nhiều địa điểm, mà thay vào đó sử dụng hình thức điện tín để kết nối cử tri. Năm 1924, đương kim Tổng thống Calvin Coolidge đã dùng phát thanh làm công cụ hiệu quả để chia sẻ quan điểm của mình thay vì các bài phát biểu trực tiếp trước đám đông.
Chiến dịch tranh cử 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp COVID-19 có thể sẽ làm thay đổi các nguyên tắc hiện hành, bởi nhiều diễn biến chưa từng có tiền lệ.
Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy qua các chiến dịch tranh cử trong quá khứ chính là mọi ứng cử viên tổng thống đều tìm cách điều chỉnh các chiến lược tiếp cận cử tri để phản ánh những kỳ vọng của họ về cách điều hành, về những chuẩn mực và về bối cảnh văn hóa-xã hội. Xét từ góc độ đó, năm nay có lẽ cũng không là ngoại lệ./.
>>Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Mỹ sẵn sàng tự chi cho chiến dịch tranh cử
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Các ứng cử viên bước vào giai đoạn "nước rút"
13:02' - 08/09/2020
Ngày 7/9, hai cặp liên danh tranh cử Tổng thống và Phó Tổng thống của đảng Cộng hòa và Dân chủ đã khởi động chặng cuối cùng của cuộc đua vào Nhà Trắng nhằm thu hút sự ủng hộ của cử tri.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống D. Trump kêu gọi cử tri đảm bảo phiếu bầu của mình được tính
08:19' - 04/09/2020
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố các cử tri cần bỏ phiếu qua đường bưu điện sớm nhất có thể trước cuộc bầu cử ngày 3/11, sau đó tới các điểm bỏ phiếu để đảm bảo phiếu bầu của mình được tính.
-
Kinh tế & Xã hội
Bầu cử Mỹ 2020: Ứng cử viên Joe Biden thay đổi chiến lược vận động tranh cử
08:06' - 28/08/2020
Cựu Phó Tổng thống Joe Biden, cho biết ông sẽ sớm tổ chức các chiến dịch vận động tranh cử trực tiếp tại các bang chiến địa, vốn được coi là có ảnh hưởng quyết định tới kết quả bầu cử.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.